9. Kết cấu của luận văn
1.7. Các con đường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí
khí chế tạo
Trong giáo trình giáo dục học nghề nghiệp của tác giả Nguyễn Đức Trí [47, tr.102] thì quan điểm của tác giả về các con đường giáo dục gồm:
- Con đường dạy - học
- Con đường tổ chức lao động
- Con đường tổ chức hoạt động xã hội
- Con đường tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể dục thể thao
- Con đường tổ chức hoạt động tập thể
Trong giáo trình giáo dục học đại cương thì các con đường giáo dục thông qua chủ yếu là hoạt động dạy học các học phần trên lớp và thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp [26, tr 40].
Thông qua hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường nào và dạy học chính là một con đường giáo dục. Dạy học được xem là con đường cơ bản nhất, thuận lợi nhất và có hiệu quả nhất giúp cho thế hệ trẻ chiếm lĩnh được nội dung học vấn, tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách,thể hiện:
- Dạy học là con đường thuận lợi nhất giúp sinh viên với tư cách là chủ thể nhận thức chiếm lĩnh được hệ thống tri thức khoa học, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn về tự nhiên, xã hội, tư duy, đồng thời rèn luyện được hệ thống kỹ năng và kỹ xảo tương ứng.
- Dạy học là con đường cơ bản hình thành và phát triển ở sinh viên năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo. Thông qua con đường dạy học, sinh viên không những tiếp thu hệ thống các giá trị mà còn “góp phần sáng tạo ra hệ thống các giá trị mới”.
- Dạy học là một trong những con đường chủ yếu góp phần giáo dục cho sinh viên thế giới quan khoa học, nhân sinh quan và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp nói riêng, phát triển nhân cách nói chung.
32
Qua đó, hoạt động dạy học trên lớp nhằm cung cấp cho sinh viên hệ thống tri thức khoa học và những tri thức đạo đức nhằm rèn luyện cho các em kỹ năng đặc thù của nghề tương ứng. Từ đó hình thành được năng lực nghề nghiệp nhất định. Việc dạy học trên lớp là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để hình thành niềm tin, tình cảm đạo đức cho mỗi sinh viên. Thông qua con đường này, sinh viên có thể nhận thức, phân biệt được những biểu hiện có đạo đức và vô đạo đức. Từ đó giúp các em điều chỉnh và hoàn thiện bản thân mình.
Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự kết nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của sinh viên. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm các mục tiêu sau:
- Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho sinh viên về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của sinh viên.
- Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cơ bản phù hợp với từng lứa tuổi như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiểm tra đánh giá... Củng cố, phát triển các hành vi thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội.
- Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương, đất nước, có thái độ đúng đắn với tự nhiên, xã hội.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú bao gồm các hoạt động như:
Hoạt động lao động
Lao động là hình thức đặc biệt của con người. Lao động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con người và chính trong lao động con người cũng cải tạo cơ bản bản thân mình. Hoạt động lao động được đưa vào nhà trường với tư cách là một con đường giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
33
Hoạt động chính trị - xã hội
Là hình thức hoạt động của cá nhân với các mối quan hệ giao tiếp đa dạng trong cộng đồng, trong một môi trường xã hội nhất định. Nội dung và hình thức của hoạt động xã hội rất đa dạng. Đó là những hoạt động có liên quan đến những dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị- xã hội, các hoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương, dân tộc, các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện.
Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao
Hoạt động văn hóa, nghệ thuật có tác dụng giáo dục rất tích cực đối với sinh viên. Đây được xem là “món ăn tinh thần” không thể thiếu được trong đời sống tập thể hàng ngày. Hoạt động này giúp cho tinh thần sinh viên sảng khoái hơn, bớt được những căng thẳng trong học tập. Hoạt động này còn giáo dục học sinh biết cảm thụ nghệ thuật, cảm thụ cái hay, cái đẹp của con người. Đồng thời còn giáo dục sinh viên những phẩm chất đạo đức như tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người.
Hoạt động vui chơi tham quan du lịch
Vui chơi là dạng hoạt động có ý nghĩa giáo dục quan trọng nhằm:
- Giúp sinh viên phát triển nhiều phẩm chất đạo đức như: thân ái, đoàn kết, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm, khắc phục những nét xấu như tính ích kỷ, giả dối.
- Giúp sinh viên có cơ hội nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội...
- Giúp sinh viên thoải mái dễ chịu, phục hồi sức khỏe sau những giờ học tập, lao động...
- Giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng hoạt động như: tổ chức, điều khiển, giao tiếp, hợp tác...
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ yếu được Đoàn trường tổ chức là con đường mang lại giá trị giáo dục đạo đức to lớn, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện nhân cách người lao động trong thời đại mới.
Vì vậy, con đường dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc giảng dạy trên lớp là định hướng, phát triển nhận thức, động cơ rèn luyện đạo đức thì hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ bổ sung, khuyến khích và củng cố những kiến thức đã học trên lớp. Trong đề tài này, “Con đường
34
giáo dục đạo đức nghề nghiệp được hiểu là cách thức hoạt động giáo dục một cách có mục đích, thông qua đó góp phần phát triển nhân cách người được giáo dục”. Với đặc trưng là giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường, đề tài này sẽ đi sâu tìm hiểu các con đường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo.