9. Kết cấu của luận văn
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
Đặc điểm lứa tuổi thanh niên sinh viên:
Vũ Thị Nho đã sử dụng Thuật ngữ "thanh niên sinh viên" với cách hiểu là thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường đại học, cao đẳng, dạy nghề… và tác giả thống nhất lứa tuổi của thanh niên sinh viên kéo dài từ 18 đến 25 tuổi [34, tr.137]. Do những công trình nghiên cứu về lứa tuổi này còn ít nên thuật ngữ cũng như giới hạn độ tuổi ở đối tượng này còn chưa được thống nhất. Theo Tâm lý học phương tây, lứa tuổi này là trung gian giữa trẻ vị thành niên (adolessence) và người trưởng
20
thành (adulthood), cho nên gọi giai đoạn này là giai đoạn đầu của người trưởng thành trẻ tuổi.
Ở Việt Nam, một số nhà Tâm lý học lứa tuổi gọi đây là giai đoạn dậy thì chính thức trở đi hay còn gọi là giai đoạn hai của tuổi thanh niên, tức là từ sau dậy thì (17, 18 tuổi - tốt nghiệp trung học phổ thông) đến tốt nghiệp đại học, cao đẳng, dạy nghề (25 tuổi) [24, tr.56].
Sinh viên Việt Nam hiện nay, bên cạnh những đặc điểm của sinh viên nói chung như đã phân tích ở trên, so với sinh viên thời kỳ trước đổi mới, đã và đang có những thay đổi nhất định, được quy định bởi hoàn cảnh xã hội hiện nay. “Xét trên nhiều phương diện, sinh viên ngày nay có những đặc điểm mới so với các thế hệ sinh viên trước đây”[21, tr. 7]. Những thay đổi này ở sinh viên hiện nay biểu hiện ở chỗ thực tế hơn, năng động hơn, ngày càng gắn bó mật thiết hơn với đời sống chính trị xã hội, tự ý thức cá nhân ngày càng cao, sự đa dạng hóa ngày càng sâu sắc. Nhìn chung, mỗi tác giả đều theo những quan điểm khác nhau khi nhìn nhận về thanh niên sinh viên. Nhưng ta có thể nhận thấy sinh viên, trước hết, vẫn là thanh niên với tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, nhạy bén trước mọi vấn đề, thích khẳng định cái "tôi" của mình, thích khám phá và có pha chút bồng bột, sốc nổi. Mặt khác, họ đã là những công dân thực thụ với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật, khả năng tự ý thức cao, thể hiện người trưởng thành trẻ tuổi. Do đó, lứa tuổi thanh niên sinh viên có những đặc trưng riêng thể hiện ở các hoạt động cơ bản của mình.
Đặc điểm về hoạt động học tập và nhận thức:
Sinh viên là những người có đầy đủ các điều kiện về sinh lý, tâm lý để thực hiện hoạt động học tập hướng đến nghề nghiệp và còn mang tính chất nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, tâm lý của người sinh viên đã có sự thay đổi [68]:
- Sự phát triển nhận thức của sinh viên: Nếu như trong môi trường học tập phổ thông, sinh viên được trang bị kiến thức chung trong sự giám sát chặt chẽ của gia đình, thầy cô giáo thì trong môi trường học tập ở bậc, sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên ngành để có thể trở thành người lao động, người chuyên gia trong lĩnh vực mình được đào tạo. Hoạt động nhận thức của sinh viên luôn phải đi liền với tính tự giác, chủ động cao. Nếu như trước kia, các em được các thầy cô hướng dẫn,
21
giảng giải kỹ càng các kiến thức phổ thông thì trong môi trường, phương pháp truyền thụ theo kiểu “đọc – chép” không còn phổ biến nữa mà chủ yếu là trang bị cho các em những kỹ năng tự học tập, tự trau dồi tri thức thông qua hệ thống thư viện, phòng thực hành nghề… Đây là một đặc điểm quan trọng trong nhận thức và hoạt động học tập của sinh viên và có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển về mặt chuyên môn, nhân cách nghề nghiệp của sinh viên sau này.
- Tự ý thức của sinh viên: Cùng với hoạt động học tập, sự tự ý thức của sinh viên cũng phát triển hoàn thiện hơn. Thông qua mối quan hệ với những người khác cũng như những tri thức lĩnh hội được, các em sẽ có những đánh giá phù hợp về bản thân mình hơn. Đây là cơ sở thuận lợi để các em có thể rèn luyện, khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân mình. Trong tự đánh giá của sinh viên, cần tránh hai xu hướng hoặc đánh giá quá cao bản thân mình gây ra sự tự tin thái quá, kiêu ngạo, như vậy các em dễ gặp những “cú sốc” khi công việc diễn ra không như mong muốn; hoặc đánh giá quá thấp bản thân gây nên tình trạng tự ti, không phát huy hết được năng lực, sở trường của bản thân.
- Động cơ và định hướng giá trị của sinh viên: Động cơ và định hướng giá trị của sinh viên cũng có sự phát triển phong phú đa dạng. Điều đó phản ánh trong mục đích học tập, phấn đấu của các em có thể là những yếu tố tâm lý chủ quan như hứng thú, lý tưởng sống, tình yêu với môn học… cũng có thể là những yếu tố nằm ngoài bản thân như học tập vì gia đình, vì thành tích… Ngoài ra động cơ học tập của sinh viên được hình thành phụ thuộc vào một số yếu tố như ý thức về mục đích gần xa của việc học tập, nắm vững ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tri thức sinh viên lĩnh hội, tính mới lạ, hấp dẫn, tính nghề nghiệp thể hiện rõ trong tài liệu được trình bày, gây được các hoàn cảnh có vấn đề... Động cơ học tập bị chi phối khá mạnh bởi chính vai trò của GV trong việc tổ chức hoạt động dạy học.
22
Có thể nói, sinh viên là lứa tuổi có sức khỏe dồi dào, nhiều ước mơ hoài bão, tuổi trẻ và cả quãng đời dài đang ở phía trước. Điều cần nhấn mạnh là việc sinh viên có phát triển hết các khả năng, điều kiện của mình hay không phụ thuộc nhiều vào định hướng đúng đắn cũng như tính tích cực hoạt động, học tập rèn luyện. Nếu có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và có chí hướng vươn lên trong rèn luyện, học tập thì sinh viên sẽ trở thành những trí thức có đạo đức trong tương lai.
Đặc điểm về đời sống tình cảm và giao tiếp:
Về mặt tình cảm theo một số nhà Tâm lý học tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của tình cảm đạo đức. Loại tình cảm này mang tính hệ thống và tính bền vững so với các thời kỳ trước. Các chuẩn mực đạo đức lúc này đã có được những ý nghĩa riêng tư, nhờ đó, các hành vi tương ứng với các chuẩn mực đạo đức nhất định có thể khơi dậy ở họ những xúc cảm đặc biệt. Niềm tin đạo đức đã bắt đầu hình thành. Sự hình thành niềm tin đạo đức chuyển sinh viên từ chỗ là người chấp nhận, phục tùng các chuẩn mực đạo đức trở thành chủ thể tích cực [25, tr.5].
Hoạt động giao tiếp của sinh viên hướng vào tập thể và thể hiện nhu cầu thiết lập các mối quan hệ với người lớn. Xu hướng này nhằm khẳng định vị trí trưởng thành của sinh viên, bên cạnh đó là việc tìm kiếm cơ hội phát triển trong học tập và nghề nghiệp. Trong quá trình thiết lập các mối quan hệ này, sinh viên thường tỏ thái độ nhận xét, đánh giá những cá nhân và tập thể mà mình tiếp xúc, tán đồng hay phê phán những hành vi lối sống của những người gần gũi mình.
1.4.2 Yếu tố bên ngoài
Yếu tố môi trường gia đình
Gia đình là một môi trường tác động trực tiếp và thường xuyên đối với mỗi sinh viên, có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con người. Ảnh hưởng tác động của gia đình đối với việc hình thành nhân cách đạo đức sinh viên. Đó là sự truyền thụ giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương, gia đình, là sự giáo dục không có trường lớp, không có chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm hình thành cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Giáo dục gia đình rất quan trọng đối với mỗi con người, khi con người chưa có hiểu biết về mình, về xã hội, thì đã định hướng và chỉ dạy từ chính gia đình của mình. Bởi vì:
23
Gia đình được coi là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra, nuôi dưỡng và trưởng thành. Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên. Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng đã nhận định: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”[7 tr.77].
Trong văn kiện Hội nghị 4 cũng đưa ra: “Đạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống của dân tộc mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội” [3, tr.112].
Có thể nói, việc giáo dục gia đình đóng vai trò làm nền tảng, cơ sở của việc hình thành đạo đức sinh viên. Đạo đức gia đình luôn luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến con em mình. Gia đình còn có sự định hướng, điều chỉnh và phát triển cho con em mình noi theo đúng các chuẩn mực giá trị xã hội, góp phần định hướng đúng nhân cách cho con em mình. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc là cơ sở để xây dựng xã hội tốt đẹp. Như Bác Hồ đã từng nói: “Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”[9, tr.523].
Vì vậy, gia đình là tế bào, là đơn vị cơ sở xã hội đầu tiên trong đó con người sinh ra và lớn lên. Gia đình là môi trường có tác dụng to lớn đến sự hình thành và phát triển con người. Đồng thời gia đình cũng là nơi nuôi dưỡng giáo dục con người, giúp con người hội nhập vào đời sống cộng đồng.
Yếu tố giáo dục của nhà trường
Hiện nay, có nhiều nghề trung gian thích ứng với sự năng động của nền kinh tế thị trường. Do đó, đạo đức nghề nghiệp ngày càng được chú trọng trong giáo dục và được quan tâm của nhà trường. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay việc đầu tư cho hoạt động dạy nghề càng được chú trọng trong quá trình đào tạo. Nhưng vai trò chính yếu nhất là nhà trường. Trong trường các em học sinh, sinh viên được đào
24
tạo, huấn luyện tốt, thì ra môi trường xã hội sẽ có nhân cách tốt và làm việc hiệu quả. Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm mục đích tạo ra một đội ngũ những người lao động có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của xã hội trong giai đoạn mới.
Khi bàn về các xu thế của giáo dục trên thế giới hiện nay cho học sinh sinh viên, Trần Trọng Thủy đã đề cập xu thế giáo dục hướng đến việc đào tạo ra con người có phẩm chất lao động độc lập trên cơ sở phát triển đạo đức, trí tuệ, trình độ văn hóa của bản thân [43, tr. 52]. Còn Nguyễn Văn Huyên thì đề cao yếu tố thích nghi, sáng tạo như là những phẩm chất quan trọng nhất của con người hiện nay [28, tr. 128].
Tại hội nghị lần thứ V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nhận định: “Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng cho sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng hoài bão, ăn chơi, nghiện hút... ở một bộ phận học sinh, sinh viên; việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn”[4, tr.47].
Vì vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là một hoạt động mang tính xã hội phức tạp, được thực hiện đồng bộ trên các mặt (giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục hành vi, lối sống, nếp sống, truyền thống, ý thức tổ chức kỷ luật lao động…). Kết quả đều phục vụ mục tiêu chung là hình thành ở họ những tri thức đạo đức, tình cảm, hành vi đạo đức lành mạnh. Từ nhận thức về các giá trị và chuẩn mực đạo đức dần hình thành các nhu cầu, động cơ bên trong thúc đẩy các em có hành vi, hành động thể nghiệm chúng trong cuộc sống hàng ngày. Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore, nơi đào tạo người lao động ngành Cơ khí chế tạo trong tương lai có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề vững vàng cần phải kết hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp để sinh viên ngành Cơ khí chế tạo khi hành nghề có những phẩm chất đạo đức tốt, có tổ chức kỷ luật trong lao động... để đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.
Yếu tố môi trường xã hội
Xã hội cũng ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng giáo dục đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. Khoa học công nghệ phát triển, sự gia nhập của Việt Nam vào
25
các tổ chức thế giới đặt sinh viên trước những thách thức rất lớn về kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp. Sự hội nhập và giao lưu giữa nền văn hoá các nước trên thế giới cũng làm cho thanh niên lúng túng, có khi đảo lộn các giá trị đạo đức căn bản, truyền thống của ông cha từ ngàn xưa. Nếu không thích nghi với cuộc sống xã hội đang ngày càng thay đổi một cách chóng mặt như vậy thì họ sẽ tự bị xã hội đào thải. Một số tác động của xã hội hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc rèn luyện đạo đức và đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp của sinh viên đó là: Mặt trái của cơ chế thị trường, tiêu cực trên thị trường lao động đã tác động mạnh và làm xuống cấp đáng báo động của một bộ phận người lao động về đạo đức nghề nghiệp và lối sống hưởng thụ, thực dụng, chủ nghĩa cá nhân của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Tại nghị quyết Đại hội XI của Đảng nhận định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp”. Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội tại kỳ họp lần thứ năm khóa XI khẳng định: “Bộ máy nhà nước làm việc kém hiệu lực và tình trạng tha hóa ngày càng nghiêm trọng, gây bất bình trong nhân dân, nhiều chủ trương chính sách bị biến dạng qua các tầng nấc hành chính, cơ quan nhà nước vẫn “hành dân là chính”, sự tha hóa trong bộ máy và đội ngũ cán bộ không giảm. Điều đó lại càng nguy hiểm khi bộ máy hành chính của nước ta vừa quan liêu vừa tham nhũng, tạo kẽ hở cho sự hình thành các mối quan hệ theo kiểu đường dây”[7].
Sự tha hóa đạo đức của cán bộ công nhân viên chức không chỉ diễn ra trong các cơ quan công quyền, hành chính mà nhìn rộng ra trong một số ngành nghề khác như y tế, giáo dục, kinh doanh, luật,… vẫn còn những hiện tượng, những người vì danh lợi, địa vị tiền tài, tự hủy hoại nhân cách, lương tâm của bản thân, gây ảnh hưởng xấu đến ngành nghề, nơi công tác, làm giảm lòng tin của nhân dân. Tất cả đang báo động khẩn cấp về đạo đức nghề nghiệp hiện nay ở nước ta. Vì vậy, đạo