Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt nam singapore (Trang 34 - 38)

9. Kết cấu của luận văn

1.4.2 Yếu tố bên ngoài

Yếu tố môi trường gia đình

Gia đình là một môi trường tác động trực tiếp và thường xuyên đối với mỗi sinh viên, có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con người. Ảnh hưởng tác động của gia đình đối với việc hình thành nhân cách đạo đức sinh viên. Đó là sự truyền thụ giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương, gia đình, là sự giáo dục không có trường lớp, không có chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm hình thành cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Giáo dục gia đình rất quan trọng đối với mỗi con người, khi con người chưa có hiểu biết về mình, về xã hội, thì đã định hướng và chỉ dạy từ chính gia đình của mình. Bởi vì:

23

Gia đình được coi là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra, nuôi dưỡng và trưởng thành. Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên. Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng đã nhận định: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”[7 tr.77].

Trong văn kiện Hội nghị 4 cũng đưa ra: “Đạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống của dân tộc mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội” [3, tr.112].

Có thể nói, việc giáo dục gia đình đóng vai trò làm nền tảng, cơ sở của việc hình thành đạo đức sinh viên. Đạo đức gia đình luôn luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến con em mình. Gia đình còn có sự định hướng, điều chỉnh và phát triển cho con em mình noi theo đúng các chuẩn mực giá trị xã hội, góp phần định hướng đúng nhân cách cho con em mình. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc là cơ sở để xây dựng xã hội tốt đẹp. Như Bác Hồ đã từng nói: “Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”[9, tr.523].

Vì vậy, gia đình là tế bào, là đơn vị cơ sở xã hội đầu tiên trong đó con người sinh ra và lớn lên. Gia đình là môi trường có tác dụng to lớn đến sự hình thành và phát triển con người. Đồng thời gia đình cũng là nơi nuôi dưỡng giáo dục con người, giúp con người hội nhập vào đời sống cộng đồng.

Yếu tố giáo dục của nhà trường

Hiện nay, có nhiều nghề trung gian thích ứng với sự năng động của nền kinh tế thị trường. Do đó, đạo đức nghề nghiệp ngày càng được chú trọng trong giáo dục và được quan tâm của nhà trường. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay việc đầu tư cho hoạt động dạy nghề càng được chú trọng trong quá trình đào tạo. Nhưng vai trò chính yếu nhất là nhà trường. Trong trường các em học sinh, sinh viên được đào

24

tạo, huấn luyện tốt, thì ra môi trường xã hội sẽ có nhân cách tốt và làm việc hiệu quả. Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm mục đích tạo ra một đội ngũ những người lao động có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của xã hội trong giai đoạn mới.

Khi bàn về các xu thế của giáo dục trên thế giới hiện nay cho học sinh sinh viên, Trần Trọng Thủy đã đề cập xu thế giáo dục hướng đến việc đào tạo ra con người có phẩm chất lao động độc lập trên cơ sở phát triển đạo đức, trí tuệ, trình độ văn hóa của bản thân [43, tr. 52]. Còn Nguyễn Văn Huyên thì đề cao yếu tố thích nghi, sáng tạo như là những phẩm chất quan trọng nhất của con người hiện nay [28, tr. 128].

Tại hội nghị lần thứ V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nhận định: “Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng cho sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng hoài bão, ăn chơi, nghiện hút... ở một bộ phận học sinh, sinh viên; việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn”[4, tr.47].

Vì vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là một hoạt động mang tính xã hội phức tạp, được thực hiện đồng bộ trên các mặt (giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục hành vi, lối sống, nếp sống, truyền thống, ý thức tổ chức kỷ luật lao động…). Kết quả đều phục vụ mục tiêu chung là hình thành ở họ những tri thức đạo đức, tình cảm, hành vi đạo đức lành mạnh. Từ nhận thức về các giá trị và chuẩn mực đạo đức dần hình thành các nhu cầu, động cơ bên trong thúc đẩy các em có hành vi, hành động thể nghiệm chúng trong cuộc sống hàng ngày. Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore, nơi đào tạo người lao động ngành Cơ khí chế tạo trong tương lai có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề vững vàng cần phải kết hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp để sinh viên ngành Cơ khí chế tạo khi hành nghề có những phẩm chất đạo đức tốt, có tổ chức kỷ luật trong lao động... để đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.

Yếu tố môi trường xã hội

Xã hội cũng ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng giáo dục đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. Khoa học công nghệ phát triển, sự gia nhập của Việt Nam vào

25

các tổ chức thế giới đặt sinh viên trước những thách thức rất lớn về kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp. Sự hội nhập và giao lưu giữa nền văn hoá các nước trên thế giới cũng làm cho thanh niên lúng túng, có khi đảo lộn các giá trị đạo đức căn bản, truyền thống của ông cha từ ngàn xưa. Nếu không thích nghi với cuộc sống xã hội đang ngày càng thay đổi một cách chóng mặt như vậy thì họ sẽ tự bị xã hội đào thải. Một số tác động của xã hội hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc rèn luyện đạo đức và đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp của sinh viên đó là: Mặt trái của cơ chế thị trường, tiêu cực trên thị trường lao động đã tác động mạnh và làm xuống cấp đáng báo động của một bộ phận người lao động về đạo đức nghề nghiệp và lối sống hưởng thụ, thực dụng, chủ nghĩa cá nhân của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Tại nghị quyết Đại hội XI của Đảng nhận định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp”. Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội tại kỳ họp lần thứ năm khóa XI khẳng định: “Bộ máy nhà nước làm việc kém hiệu lực và tình trạng tha hóa ngày càng nghiêm trọng, gây bất bình trong nhân dân, nhiều chủ trương chính sách bị biến dạng qua các tầng nấc hành chính, cơ quan nhà nước vẫn “hành dân là chính”, sự tha hóa trong bộ máy và đội ngũ cán bộ không giảm. Điều đó lại càng nguy hiểm khi bộ máy hành chính của nước ta vừa quan liêu vừa tham nhũng, tạo kẽ hở cho sự hình thành các mối quan hệ theo kiểu đường dây”[7].

Sự tha hóa đạo đức của cán bộ công nhân viên chức không chỉ diễn ra trong các cơ quan công quyền, hành chính mà nhìn rộng ra trong một số ngành nghề khác như y tế, giáo dục, kinh doanh, luật,… vẫn còn những hiện tượng, những người vì danh lợi, địa vị tiền tài, tự hủy hoại nhân cách, lương tâm của bản thân, gây ảnh hưởng xấu đến ngành nghề, nơi công tác, làm giảm lòng tin của nhân dân. Tất cả đang báo động khẩn cấp về đạo đức nghề nghiệp hiện nay ở nước ta. Vì vậy, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp hiện nay cần được thức tỉnh, như vậy mới mang lại sự tin dùng, uy tín cho khách hàng và thu lại nguồn lợi nhuận chính đáng. Những tác nhân trên đôi khi đã đẩy sinh viên đến chỗ lúng túng, thậm chí bế tắc trong việc

26

định hướng nghề nghiệp, cần phải tác động vào các yếu tố bên ngoài để chúng tác động tích cực đến thanh niên giúp họ tự tin lựa chọn các giá trị đạo đức đúng đắn.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt nam singapore (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)