Tính hiệu quả các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt nam singapore (Trang 96 - 102)

9. Kết cấu của luận văn

2.5.2 Tính hiệu quả các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Để tìm hiểu ý kiến của GV, CBQL về tính hiệu quả các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore, người nghiên cứu đã thực hiện khảo sát thu được kết quả thống kê như bảng 2.13:

85

Bảng 2.13: Tính hiệu quả các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp

S T T

Nội dung

Sinh viên Giảng viên

Kém Không tốt lắm Trung bình Tốt Rất tốt Kém Không tốt lắm Trung bình Tốt Rất tốt SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ S L Tỷ lệ S L Tỷ lệ S L Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ S L Tỷ lệ S L Tỷ lệ 1

Thông qua dạy các môn chuyên ngành trong lớp học và thực hành

ở phân xưởng. 0 0% 4 4% 30 33% 48 53% 8 9% 0 0% 1 3% 8 27% 17 57% 4 13%

2

Thông qua hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của từng

ngành học. 0 0% 5 6% 30 33% 49 54% 6 7% 0 0% 0 0% 15 50% 12 40% 3 10% 3 Thông qua dạy học môn chính trị 1 1% 9 10% 56 62% 20 22% 4 4% 1 3% 2 7% 14 47% 11 37% 2 7%

4 Thông qua hoạt động thực tập.

1 1% 7 8% 26 29% 47 52% 9 10 % 0 0% 3 10 % 18 60% 8 27% 1 3% 5

Thông qua hoạt động công tác Đoàn thanh niên được tổ chức ở

trường. 4 4% 10 11% 46 51% 24 27% 6 7% 0 0% 0 0% 11 37% 18 60% 1 3%

6

Các buổi Hội thảo, Gặp gỡ giao lưu với các nhà doanh nghiệp 11

12

% 13 14% 39 43% 21 23% 6 7% 0 0% 0 0% 13 43% 14 47% 3 10%

7

Giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng, các văn bản

86

Qua kết quả trên cho thấy sinh viên ngành Cơ khí chế tạo, GV, CBQL cho rằng tính hiệu quả các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp được đưa ra với lựa chọn là “Trung bình” và “Tốt”. Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động dạy các môn chuyên ngành trong lớp học và thực hành ở phân xưởng, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của từng ngành học, hoạt động công tác Đoàn và thực tập được GV, CBQL và sinh viên đánh giá là có tính hiệu quả cao. Cho thấy thực tế các biện pháp được đưa ra để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong nhà trường được quan tâm khá toàn diện.

Nhưng vẫn còn có một số ý kiến của GV, CBQL và sinh viên cho rằng có một số phương pháp để giáo dục đạo đức nghề nghiệp được đánh giá là không hiệu quả với lựa chọn là “kém” và “không tốt lắm”. Với biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp được đánh giá là “không tốt lắm” được lựa chọn ở các nội dung là: thông qua dạy các môn chuyên ngành trong lớp học và thực hành ở phân xưởng (sinh viên: 4%, GV: 3%); thông qua dạy học môn chính trị (sinh viên: 10%, GV: 7%); thông qua hoạt động thực tập (sinh viên: 8%, GV: 10%); giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng, các văn bản pháp luật về lao động hiện nay (sinh viên: 15%, GV 7%). Qua đây cho thấy các biện pháp chưa đảm bảo tính thống nhất cao, chưa đồng bộ về các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Việc chỉ đạo các bộ phận phối hợp thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo còn rất hạn chế về tổ chức chỉ đạo, các mối quan hệ công việc của cá nhân, bộ phận thiếu sự thống nhất, nhiệm vụ trách nhiệm của các cá nhân và bộ phận chưa rõ ràng.

Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao có một số ý kiến của GV, CBQL và sinh viên ngành Cơ khí chế tạo cho rằng các biện pháp trên được đánh giá là không hiệu quả với lựa chọn là “kém” và “không tốt lắm”, người nghiên cứu đã tiến hành trò chuyện với sinh viên và một số GV. Thầy L.N.H, GV khoa Cơ khí cho biết: “Giờ học thực hành của các em có giới hạn, để chạy kịp chương trình, GV tập trung cho các em hoàn thành các kỹ năng nghề trước, thường là rất ít thời gian để trao đổi để các em hiểu hơn về các tác phong công nghiệp, phẩm chất của một người thợ cơ khí cần thiết sau khi hành nghề”. Em Nguyễn Triều Đăng, sinh viên năm cuối khoa cơ khí cũng có ý kiến: “Em thực tập tại một công ty TNHH MTV Cơ khí Thương Mại

87

Tuấn Nam Phát tại tỉnh Bình Dương, nhưng khi vào công ty thì quản lý bảo em quan sát, đọc bản vẽ kỹ thuật, khi có nhiều đơn hàng thì chỉ làm những việc lặt vặt mà thôi chứ không trực tiếp làm và quan sát từ đầu quy trình sản xuất, nên học hỏi kinh nghiệm cũng rất ít”. Thầy T.N.M, phòng công tác học sinh, sinh viên cũng cho biết: “Giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng, các văn bản pháp luật về lao động hiện nay khó áp dụng, nội dung giáo dục pháp luật nặng về lý thuyết, thiếu tính thực hiễn, chưa hấp dẫn các em. Việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật qua các hoạt động ngoại khóa, phương tiện thông tin còn gặp nhiều khó khăn, chưa tiến hành thường xuyên, chưa có tính hệ thống, chất lượng và hiệu quả chưa cao”. (Phụ lục 05)

Qua ý kiến của GV, CBQL và sinh viên cho thấy tính hiệu quả trong sử dụng các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo còn chưa đồng đều, do đó CBQL, GV cần phải tiếp tục cải thiện và nâng cao để lồng ghép giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường thông qua các hình thức giáo dục. GV chuyên ngành vừa giảng dạy vừa hướng dẫn thực hành đồng thời cần phải đưa ra các quy định nguyên tắc kỷ luật của nghề nghiệp để sinh viên ngành Cơ khí chế tạo được ứng dụng ngay đối với nghề nghiệp của mình, để sinh viên thấy được tầm quan trọng và tác dụng của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đó.

88

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở điều tra khảo sát, phân tích dữ liệu cùng với trao đổi, trò chuyện CBQL, GV và sinh viên ngành Cơ khí chế tạo để tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore cho thấy:

- Động cơ chọn ngành Cơ khí chế tạo của sinh viên do nhiều yếu tố tác động, cho thấy sinh viên tự nguyện lựa chọn ngành nghề và có định hướng chọn nghề phù hợp với năng lực cá nhân. Thái độ học tập tại trường của sinh viên với nghề đã chọn cũng tích cực hơn.

- GV, CBQL nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp tại trường cho sinh viên. Tuy nhiên một số bộ phận GV, CBQL thì chưa thực sự quan tâm, còn bàng quang trước các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp được nhà trường và sinh viên đánh giá cao, có tầm quan trọng để hình thành đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Tuy nhiên, một số sinh viên cũng chưa chú trọng rèn luyện các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp như các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đoàn thể sinh viên ngành Cơ khí chế tạo không được thực hiện khá cao. Nhà trường cần phải đưa ra các biện pháp giáo dục và cải thiện phù hợp để mang lại hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

- Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo tại trường đang triển khai thực hiện và một số nội dung được nhà trường quan tâm chú trọng. Nhưng các nội dung giáo dục chưa thống nhất chặt chẽ với nhau nên kế hoạch triển khai cho sinh viên không đồng đều, có nội dung thì khá rời rạc không được chú trọng. Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp được lồng ghép vào các hoạt động dạy và ngoài giờ cho sinh viên còn bị hạn chế.

- Hoạt động thực tập của sinh viên ngành Cơ khí chế tạo được đánh giá cao, mang lại cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng làm việc thực tế.

89

Quá trình thực tập giúp sinh viên hình thành những mối quan hệ khi làm việc và tác phong công nghiệp, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường làm việc với môi trường thực tế.

- Mức độ thực hiện giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo tại trường chưa tích cực còn hạn chế. Một số nội dung giáo dục nhà trường thiếu sự quan tâm, định hướng để nâng cao các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

- Quá trình tu dưỡng và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành Cơ khí chế tạo được đánh giá là thực hiện nghiêm túc những quy định nhà trường. Nhưng một số hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đoàn thể thì sinh viên không có hứng thú tham gia và quan tâm đến. Vì vậy, nhà trường cần phải đưa ra các biện pháp để cải thiện, nâng cao công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, để sinh viên hình thành tốt phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

- Các tiêu chí để đánh giá đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên được GV, CBQL và sinh viên cho rằng phù hợp để triển khai đánh giá đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, một số quan điểm của GV, CBQL và sinh viên còn chưa nhận thức đúng về tiêu chí đánh giá.

- Các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp mang lại hiệu quả tương đối tốt, được chú trọng. Nhưng còn một số phương pháp giáo dục không mang lại hiệu quả cao, còn hạn chế, thiếu sự thống nhất với nhau.

Căn cứ vào kết quả điều tra thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore, người nghiên cứu sẽ tiến hành đề xuất các tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp, các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp phù hợp với công tác giáo dục trong nhà trường.

Qua kết quả khảo sát thực trạng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore còn nhiều hạn chế và sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp để rèn luyện những kỹ năng, chuẩn mực nghề nghiệp cần phải trang bị cho bản thân. Vì vậy, thực trạng này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đã đề ra, cần phải đưa ra những giải pháp phù hợp và có tính khả thi nhằm nâng cao công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

90

Chương 3: GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

VIỆT NAM – SINGAPORE.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt nam singapore (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)