9. Kết cấu của luận văn
1.9. Phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
1.9.1 Khái niệm về phương pháp giáo dục đạo đức
Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức hoạt động chung và giao lưu giữa giáo viên, tập thể học sinh và từng cá nhân học sinh nhằm làm cho mỗi học sinh lĩnh hội được nền văn hóa đạo đức của loài người và của dân tộc để trở thành một nhân cách toàn vẹn về mặt đạo đức. Hiểu theo nghĩa rộng, phương pháp giáo dục đạo đức bao gồm các con đường, các phương tiện, các hình thức tổ chức, các biện pháp tác động sư phạm của người giáo viên đến mặt đạo đức trong nhân cách người học, và hoạt động của người học, dưới tác động sư phạm đó, nhằm lĩnh hội những chuẩn mực và những giá trị đạo đức của xã hội [33, tr.249].
1.9.2 Các phương pháp giáo dục đạo đức
Nhóm các phương pháp thuyết phục
Theo giáo trình giáo dục học cho rằng: “Thuyết phục là nhóm các phương pháp tác động vào mặt nhận thức, tình cảm của con người để hình thành cho họ ý thức và thái độ tốt đẹp đối với cuộc sống. Thuyết phục là phương pháp thu phục nhân tâm, giúp con người nhận ra cái chân, thiện, mỹ để sống và hành động theo lẽ phải.” [50, tr. 142]:
42
Thuyết phục gồm các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp giảng giải
Giảng giải là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục dùng lời nói để thông báo, phân tích, giải thích, chứng minh tính đúng đắn của các chuẩn mực đã được xã hội quy định [35, tr.99].
Phương pháp giáo dục này người học có cơ hội nắm được một cách tự giác và có hệ thống chuẩn mực, hình thành niềm tin, hạn chế những hành vi lệch lạc, sai trái.
- Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại là phương pháp giáo dục được thực hiện chủ yếu bằng cách trao đổi ý kiến và quan điểm giữa nhà giáo dục với học sinh và giữa học sinh với nhau về một chủ đề nào đó [35, tr.95].
Phương pháp này giúp học sinh hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức. Từ đó học sinh được củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ, xúc tích.
- Phương pháp nêu gương
Nêu gương là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục dùng những tấm gương sáng của cá nhân hoặc tập thể hoặc bằng hành động của chính bản thân mình như là một mẫu mực để kích thích người được giáo dục cảm phục, noi theo và làm theo những gương đó nhằm đạt được mục đích giáo dục đã đề ra [35, tr.101].
Phương pháp nêu gương kích thích tính tích cực, tự giác của người học. Nhà giáo dục cần phải khách quan, công bằng và đúng mực khi dùng phương pháp nêu gương để tránh gây phản ứng đối lập giữa tập thể và cá nhân được nêu gương.
Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng
xử xã hội
- Phương pháp đòi hỏi sư phạm
Đòi hỏi sư phạm là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục nêu lên những yêu cầu, những đòi hỏi đối với tập thể và cá nhân học sinh, tổ chức và giám
43
sát việc thực hiện các yêu cầu đó ở học sinh nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra [35, tr.104].
- Phương pháp tập thói quen
Là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại có tổ chức, thường xuyên những hành động cử chỉ dưới dạng khác nhau trong các tình huống tương tự, làm cho hành động đó trở thành nhu cầu và thói quen tốt của học sinh [35, tr.107].
- Phương pháp rèn luyện
Phương pháp tập thói quen và phương pháp rèn luyện có điểm giống nhau là đều hình thành những hành vi thói quen của người được giáo dục thông qua hoạt động và bằng hoạt động nên giữa chúng chỉ có sự phân biệt tương đối. Phương pháp tập thói quen chú ý đến việc hình thành các hành vi thói quen còn phương pháp rèn luyện lại quan tâm nhiều đến các phẩm chất nhân cách và ý chí của người được giáo dục [35, tr.108].
Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của người được giáo dục
- Phương pháp khen thưởng
Trong công tác giáo dục, khen thưởng có tác dụng củng cố và phát huy những phẩm chất tích cực trong nhân cách của học sinh cũng như những truyền thống tốt đẹp trong tập thể, giúp cho cá nhân và tập thể khẳng định được mình, phấn khởi vươn lên trong tu dưỡng và phấn đấu. Khen thưởng không những có tác dụng thúc đẩy người học mà còn thúc đẩy những học sinh khác noi theo và phấn đấu vươn lên. Tác dụng kích thích của khen thưởng là ở chỗ nó thể hiện sự công nhận của nhà giáo dục, của tập thể và xã hội đối với kiểu hành vi mà học sinh đã lựa chọn và thực hiện [35, tr.111].
- Phương pháp trách phạt
Trách phạt là phương pháp giáo dục thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhà giáo dục đối với những hành vi sai trái của người được giáo dục, tạo cơ hội cho người được giáo dục nhận thấy lỗi lầm về hành vi sai trái của mình, hối hận và quyết tâm không tái phạm nữa. Tác dụng của trách phạt, của kỉ luật là làm nảy sinh
44
ở học sinh tâm trạng xấu hổ, sự ân hận trước tập thể và nhà giáo dục về hành vi của mình.
Trách phạt cần mang tính giáo dục, đảm bảo sự công bằng, công khai và tôn trọng nhân cách của người được giáo dục [35, tr.112].
Các phương pháp giáo dục đã được đúc kết từ thực tiễn giáo dục đạo đức của nhà trường, trên cơ sở đúc kết các biện pháp giáo dục thành từng loại phương pháp giáo dục.
1.9.3 Phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Phương pháp là con đường đi tới mục đích, là sự vận động của nội dung, là sự ý thức của chủ thể về quy luật vận động của đối tượng và vận dụng chúng để biến đổi đối tượng theo mục đích đã xác định [51].
Trong đề tài này, phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp là cách thức tác động của nhà giáo dục đến người học nhằm giúp họ chuyển hóa những giá trị, chuẩn mực đạo đức thành ý thức, niềm tin, thói quen - hành vi đạo đức nghề nghiệp của bản thân.
1.9.4 Phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo chế tạo
Phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo được dựa trên các phương pháp giáo dục đạo đức nói chung.
Từ các phương pháp trên, trong đề tài nghiên cứu này thì phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore được thực hiện dưới tác động của nhà giáo dục đến người học nhằm giúp người học tiếp thu những giá trị đạo đức tốt đẹp, có lối sống lành mạnh và hình thành cho người lao động trong tương lai có chuẩn mực nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp tốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
45
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Từ các cơ sở lý luận và các công trình nghiên cứu của những người đi trước về vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp sinh viên, những nghiên cứu ở chương 1 trên là nguồn tài liệu quý giá để tôi kế thừa và tiếp tục đi sâu nghiên cứu về vấn đề “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore” theo hướng tiếp cận là sinh viên tại trường. Ở chương 1 tôi đã đưa ra những cơ sở lý luận sau:
- Nghiên cứu một số khái niệm cơ bản về: giáo dục, đạo đức, giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh.
- Vai trò của đạo đức nghề nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên, nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo, các con đường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, các tiêu chí để đánh giá đao đức nghề nghiệp.
Qua chương 1, có thể hiểu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là quá trình xây dựng và điều chỉnh hành vi hoạt động của cá nhân phù hợp với mục tiêu đã xác định. Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm mục đích tạo ra một đội ngũ những người lao động có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của xã hội hiện nay.
Qua phân tích, tổng hợp lý luận, đề tài đi sâu vào nghiên cứu nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành cơ khí chế tạo gồm các yếu tố:
- Giáo dục lòng đam mê với công việc, với ngành nghề đã lựa chọn, luôn đi đầu và chủ động trong việc tìm kiếm các công nghệ và kỹ thuật mới hiện đại.
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kiên trì trong công việc
- Giáo dục khả năng tự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp và học tập suốt đời; có khả năng làm việc độc lập và hoạt động hiệu quả trong nhóm.
- Giáo dục các phẩm chất chính trị: Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
- Giáo dục ý thức trách nhiệm trong học tập và lao động
- Giáo dục ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp
46
- Giáo dục cho sinh viên có thái độ sống tích cực, biết cảm thông và biết chia sẻ công việc với người khác.
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, mỗi thành viên của xã hội nên lấy các tiêu chí để đánh giá đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Đó là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung mà tất cả các ngành nghề tuân theo. Các tiêu chí để đánh giá đạo đức nghề nghiệp đó là:
1. Trình độ học vấn của một cá nhân. 2. Kỹ năng nghề nghiệp của một cá nhân. 3. Nhân cách của một cá nhân.
4. Yêu nghề, có trách nhiệm cao trong công việc, coi trọng các giá trị đạo đức nghề nghiệp.
5. Có ý thức tự giác, cần cù và sáng tạo trong lao động
Phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore gồm có:
1. Phương pháp giảng giải 2. Phương pháp đàm thoại 3. Phương pháp nêu gương 4. Phương pháp đòi hỏi sư phạm 5. Phương pháp tập thói quen 6. Phương pháp khen thưởng 7. Phương pháp trách phạt
Con đường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non gồm có 2 con đường cơ bản:
1. Thông qua hoạt động dạy học
2. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp, con đường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. Phân tích các mối quan hệ trên chính là cơ sở để xác định các giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore.
47
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM- SINGAPORE
2.1 Tổng quan về trường Cao Đẳng nghề Việt Nam- Singapore
Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của trường
Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore (tên giao dịch quốc tế: Vietnam – Singapore Vocational College) có tiền thân là Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật Việt Nam – Singapore, được thành lập từ năm 1997 theo Dự án hợp tác đào tạo giữa hai Chính phủ Việt Nam và Singapore với sự phân công hợp tác như sau:
Hình 2.1: Trường cao đẳng nghề Việt Nam Singapore
- Chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm về hạ tầng cơ sở, tuyển dụng đội ngũ nhân sự, cung cấp kinh phí hoạt động thường xuyên,…
- Chính phủ Singapore: Cung cấp Chương trình đào tạo và máy móc thiết bị, tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ GV tại Singapore, cử các chuyên gia có kinh nghiệm cùng quản lý điều hành hoạt động.
- Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore: Hỗ trợ các chi phí phục vụ công tác quản lý của các chuyên gia hạn, trang bị văn phòng, bố trí học sinh tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện dự án, Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật Việt Nam – Singapore đã khẳng định được nhiều uy tín trong lĩnh vực đào tạo nghề, được các doanh nghiệp quốc tế đánh giá rất cao về chất lượng chuyên môn cũng như tác
48
phong làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Đến khi dự án kết thúc vào cuối năm 2005, Trung tâm đã đào tạo được trên 2.000 lao động có tay nghề kỹ thuật cao cung cấp cho các khu công nghiệp phía Nam.
Sau khi được bàn giao hoàn toàn vào đầu năm 2006, Trung tâm được mở rộng về lĩnh vực chuyên môn cũng như cơ sở vật chất trên cơ sở sáp nhập với Trường Kỹ nghệ Bình Dương (hiện nay là Trụ sở chính của trường) và đổ tên thành Trường Kỹ thuật Việt Nam - Singapore. Nhà trường tiếp tục được đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị giảng dạy hiện đại để nâng cao năng lực đào tạo với khả năng tiếp nhận khoảng 1.700 học sinh, sinh viên chính quy hàng năm. Đến tháng 01 năm 2008, trường được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore theo Quyết định số 257/QĐ-BLĐTBXH, trường trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và được Sở Lao động – TBXH trực tiếp quản lý về chuyên môn đào tạo nghề theo đúng quy định.
Về cơ sở vật chất
Trường gồm 02 cơ sở:
- Cơ sở 1: Nằm trên địa bàn phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (xây dựng năm 2004 với diện tích khuôn viên là 61.821 m2)
- Cơ sở 2: Nằm trên địa bàn phường An Thạnh, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (xây dựng năm 1997 với diện tích khuôn viên là 36.689 m2)
Nhiệm vụ chuyên môn của trường gồm:
Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho người học tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với các ngành nghề được phép đào tạo. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
49
Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề. Tổ chức cho người học tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Ngành nghề đào tạo
Các chương trình đạo tạo chính quy hiện nay của trường gồm:
- Hệ cao đẳng: thời gian đào tạo 03 năm (đối với học sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông). Gồm các ngành: Điện công nghiệp, Cơ điện tử, Điện tử công nghiệp, Cắt gọt kim loại, Nguội sửa chữa máy công cụ,