9. Kết cấu của luận văn
1.8.3. Nhân cách của một cá nhân
Nhân cách hình thành ở mỗi cá nhân và do cá nhân đó biểu hiện như một trình độ phát triển của con người. Đây là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá đạo đức nói chung của một cá nhân. “Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người”
[49, tr.197].
Từ cách tiếp cận hệ thống về con người và văn hóa, tác giả Hoàng Chí Bảo quan niệm: “Nhân cách là một giá trị văn hóa” [18, tr.3-5]. Theo ông, “nhân cách của một người như thế nào, điều đó phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận những tác động văn hóa xã hội, thông qua sự tập luyện văn hóa của cá nhân trong lao động, học tập và giao tiếp”[19, tr. 11-13].
Nhân cách của một cá nhân trong đạo đức nghề nghiệp thể hiện qua cấu trúc: đức – tài (phẩm chất và năng lực); cấu trúc phẩm chất – năng lực; cấu trúc đức – trí – thể - mỹ; cấu trúc đức – trí – thể - mỹ - lao (lao động); các trạng thái, thuộc tính tâm lý của cá nhân; nhận thức (bao gồm cả tri thức và năng lực trí tuệ) – tình cảm (rung cảm, thái độ) và ý thức (phẩm chất ý chí, kỹ năng, kỹ xảo). Nhưng đức và tài là “Thước đo sự tự do chủ quan của nhân cách và bằng chứng nói lên trình độ phát triển của bản thân nhân cách”[14, tr.29].
Đức và tài trong đạo đức nghề nghiệp thể hiện rõ qua những phẩm chất chủ yếu mà một cá nhân cần phải có. Thứ nhất, mặt “đức” là “Cái biểu hiện tốt đẹp của
38
đạo lý trong tính nết, tư cách, hành động của con người”[13, tr.354], biểu hiện cụ thể qua:
- Phẩm chất xã hội: Bao gồm thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, lập trường, nhân sinh quan, thái độ chính trị - xã hội, thái độ trong lao động.
- Phẩm chất cá nhân (đạo đức, tư cách): Hệ thống kinh nghiệm xã hội, chuẩn mực, lý tưởng, tư tưởng đánh giá đạo đức được hình thành trong quá trình hoạt động của cá nhân.
- Phẩm chất ý chí (tính kỷ luật, tính mục đích, tính quả quyết, kiên trì) và cách ứng xử, phong cách, tác phong, khí chất, những phẩm chất quan trọng của một con người mang nhân cách.
- Ý thức thẩm mỹ: “Sự độc đáo diệu kỳ của ý thức thẩm mỹ chính là ở chỗ vừa giữ được những ấn tượng cảm tính phong phú, nó vừa đồng thời khái quát hóa, thâm nhập vào những mối liên hệ và quan hệ bản chất ẩn kín của các hiện tượng” [29, tr.110-111]. Chính vì vậy, cá nhân có ý thức thẩm mỹ cao sẽ khơi dậy tiềm năng sáng tạo, ý thức luôn vươn tới cái đẹp, phân biệt được cái đep – xấu trong cuộc sống.
Hai là mặt “tài” là “Khả năng đặc biệt làm một việc nào đó”[13, tr.884], là năng lực hoàn thành các công việc được giao với chất lượng và hiệu quả cao. Về mặt “tài” thì có những khả năng sau:
- Khả năng chuyên môn: là học vấn chuyên ngành ở một trình độ nhất định và khả năng tác nghiệp ứng với nhiệm vụ đảm đương, có uy tín và hoàn thành được nhiệm vụ trong lao động.
- Khả năng hành động: thể hiện qua tinh thần chủ động, tích cực, sang tạo với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất của một cá nhân.
- Khả năng giao lưu, giao tiếp xã hội: thể hiện khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác và với xã hội.
Vì vậy, sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức – tài mà mỗi cá nhân cần phải đạt được trong quá trình học tâp và lao động sản xuất sẽ là cơ sở nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của người hành nghề nói chung và người hành nghề Cơ khí chế tạo nói riêng.
39