9. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, hiểu rõ hơn về thực tiễn các công việc theo ngành nghề được đào tạo. Từ đó sẽ hình thành cho sinh viên niềm tin vào nghề nghiệp, chủ động học hỏi, mạnh dạn, tự tin hơn, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng vào các công việc cụ thể, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Cần có sự chỉ đạo sát sao của GV hướng dẫn, sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các doanh nghiệp, để sinh viên hoàn thành tốt kỳ thực tập một cách nghiêm túc.
Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các cuộc thi tay nghề để sinh viên cùng nhau giao lưu, nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, phát huy năng lực sáng tạo và cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh so với trường khác, thúc đẩy thi đua học tập của sinh viên.
Các cấp lãnh đạo của nhà trường phải tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kinh phí cho Đoàn trường, Hội sinh viên của trường hoạt động nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore. Để nâng cao hiệu quả hoạt động Đoàn, tổ chức Đoàn cần phối hợp với nhà trường có chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho các cán bộ phụ trách Đoàn trường và các chi đoàn sinh viên.
3.1.4. Xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viênngành Cơ khí chế tạo viênngành Cơ khí chế tạo
Mục tiêu:
Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp này nhằm xây dựng các tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore, với nội dung bảm sát với đặc thù nghề nghiệp, có tính thiết thực phù hợp với đối tượng người học.
Tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp thể hiện những quy định chuẩn về kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc của nội dung giáo dục với những chuẩn
96
mực nghề nghiệp đối với người lao động, có phương pháp tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Nội dung:
Xây dựng các tiêu chí để đánh giá việc rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành Cơ khí chế tạo về ý thức học tập, về phẩm chất đạo đức; ý thức và việc chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường, đánh giá về ý thức và việc tham gia các hoạt động công tác Đoàn, rèn luyện đạo đức cá nhân, phòng chống các tệ nạn xã hội, tham gia công tác xã hội và các hoạt động khác do trường tổ chức.
Xây dựng quy trình đánh giá việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của sinh viên có nội dung, hình thức tổ chức rõ ràng với kế hoạch kiểm tra đánh giá theo một trình tự nhất định. Ngoài ra phải theo dõi thường xuyên những yếu tố nảy sinh, những lệch lạc trong quá trình thực hiện và điều chỉnh kịp thời.
Cách thực hiện:
Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên ngành Cơ khí chế tạo một cách thiết thực, thường xuyên thông qua các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp đã nêu ở trên để nâng cao các tiêu chí đánh giá để sinh viên rèn luyện, phấn đấu. Ngoài ra, tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp kết hợp với các tiêu chí của Phong trào “Sinh viên 5 tốt” và các phong trào thi đua khác trong nhà trường để phát huy chuyên môn, thực hiện các hoạt động tình nguyện, chú trọng công tác xây dựng Đoàn, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động sáng tạo, giao lưu để cùng nhau học tập, phát triển.
Cần triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau đây về các tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo:
- Trình độ học vấn tốt: Có điểm trung bình năm học đạt Khá, chuyên cần trong học tập, trung thực trong thi cử, thực hiện tốt các nội quy nhà trường, nội quy phân xưởng thực hành.
- Có kỹ năng nghề nghiệp tốt: Có chuẩn mực nghề nghiệp tốt; kỹ năng thực hành, sáng tạo khi tham gia và đạt giải trong các cuộc thi do công tác Hội và phong trào sinh viên tỉnh Bình Dương tổ chức với chủ đề “sinh viên Bình Dương sáng tạo – hội nhập”, “Sáng tạo tên lửa nước”,
97
“Sinh viên sáng tạo” thể hiện sự sáng tạo, tinh thần học hỏi của sinh viên.
- Có nhân cách đạo đức tốt: là Đoàn viên khá trở lên; không vi phạm pháp luật, các quy chế, nội quy trường lớp; trân trọng các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; có phẩm chất như tương thân tương ái giúp đỡ nhau, sống có nghĩa tình; tham gia tích cực vào các Câu lạc bộ do Đoàn trường tổ chức, hoạt động tập thể, các phong trào, tình nguyện vì cộng đồng (Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, Xuân tình nguyện, Hiến máu tình nguyện,…).
- Có trách nhiệm cao trong công việc, coi trọng các giá trị đạo đức nghề nghiệp: Đảm bảo sự an toàn, lợi ích chung của cộng đồng; có ý thức tự kiểm soát bản thân có trách nhiệm, đúng đạo đức, và đúng pháp luật để nâng cao danh dự, uy tín nghề nghiệp.
- Có ý thức tự giác, cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động: Thể hiện tinh thần lao động và trong học tập cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có hiệu quả cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng.
Thường xuyên đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, quá trình đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, công bằng, công khai và dân chủ. Đưa ra được những định hướng, nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp với ngành Cơ khí chế tạo, tạo điều kiện cho sinh viên có môi trường rèn luyện tốt hơn.
Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể trong quá trình đào tạo ngành Cơ khí chế tạo các tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp được quy định chi tiết phải phù hợp với các nội dung đánh giá rèn luyện của sinh viên tại trường.
Tuyên truyền cho toàn thể sinh viên trong trường về tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp là nhiệm vụ chung của toàn trường. Xây dựng kế hoạch, tài liệu và phối hợp tổ chức truyền thông về các bài học kinh nghiệm, gương điển hình người tốt, việc tốt cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo hiểu được và nắm được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp để nâng cao khả năng đạt được các tiêu chí.
98
Đưa công tác đánh giá giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường thành tiêu chí thi đua. Sinh viên có kết quả rèn luyện đạo đức nghề nghiệp xuất sắc được nhà trường xem xét biểu dương, khen thưởng.