9. Kết cấu của luận văn
1.2.5 Giáo dục đạo đức
Theo giáo sư Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục” [32].
Theo ông Phạm Viết Lượng cho rằng:“Giáo dục đạo đức về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”[50].
Ngoài ra, giáo dục đạo đức còn định nghĩa là: “Giáo dục đạo đức là quá trình tác động từ nhiều con đường khác nhau làm cho nhân cách của học sinh phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để học sinh có hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ của các cá nhân với bản thân, với người khác và xã hội. Kết quả của quá trình giáo dục đạo đức là học sinh có được các phẩm chất đạo đức tốt đẹp, bền vững, có bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ xã hội” [2, tr.42].
Theo Giáo trình Đạo đức học (Nhà xuất bản Sư phạm) đưa ra khái niệm giáo dục đạo đức như sau: “Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa đạo đức cá nhân. Đó là quá trình chuyển những tri thức, những kinh nghiệm, những chuẩn mực và lý tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã hội”[39, tr.164].
Nhìn chung, Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành những quan điểm cơ bản, những nguyên tắc chuẩn mực của xã hội, mà con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức trong cộng đồng cũng như tự đánh giá các hành vi của cá nhân. Giáo dục đạo đức góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách con người phù hợp với đối tượng giáo dục trong môi trường kinh tế - xã hội.