Phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt nam singapore (Trang 56 - 65)

9. Kết cấu của luận văn

1.9.4 Phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí

chế tạo

Phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo được dựa trên các phương pháp giáo dục đạo đức nói chung.

Từ các phương pháp trên, trong đề tài nghiên cứu này thì phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore được thực hiện dưới tác động của nhà giáo dục đến người học nhằm giúp người học tiếp thu những giá trị đạo đức tốt đẹp, có lối sống lành mạnh và hình thành cho người lao động trong tương lai có chuẩn mực nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp tốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

45

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Từ các cơ sở lý luận và các công trình nghiên cứu của những người đi trước về vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp sinh viên, những nghiên cứu ở chương 1 trên là nguồn tài liệu quý giá để tôi kế thừa và tiếp tục đi sâu nghiên cứu về vấn đề “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore” theo hướng tiếp cận là sinh viên tại trường. Ở chương 1 tôi đã đưa ra những cơ sở lý luận sau:

- Nghiên cứu một số khái niệm cơ bản về: giáo dục, đạo đức, giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh.

- Vai trò của đạo đức nghề nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên, nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo, các con đường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, các tiêu chí để đánh giá đao đức nghề nghiệp.

Qua chương 1, có thể hiểu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là quá trình xây dựng và điều chỉnh hành vi hoạt động của cá nhân phù hợp với mục tiêu đã xác định. Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm mục đích tạo ra một đội ngũ những người lao động có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của xã hội hiện nay.

Qua phân tích, tổng hợp lý luận, đề tài đi sâu vào nghiên cứu nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành cơ khí chế tạo gồm các yếu tố:

- Giáo dục lòng đam mê với công việc, với ngành nghề đã lựa chọn, luôn đi đầu và chủ động trong việc tìm kiếm các công nghệ và kỹ thuật mới hiện đại.

- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kiên trì trong công việc

- Giáo dục khả năng tự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp và học tập suốt đời; có khả năng làm việc độc lập và hoạt động hiệu quả trong nhóm.

- Giáo dục các phẩm chất chính trị: Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Giáo dục ý thức trách nhiệm trong học tập và lao động

- Giáo dục ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp

46

- Giáo dục cho sinh viên có thái độ sống tích cực, biết cảm thông và biết chia sẻ công việc với người khác.

Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, mỗi thành viên của xã hội nên lấy các tiêu chí để đánh giá đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Đó là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung mà tất cả các ngành nghề tuân theo. Các tiêu chí để đánh giá đạo đức nghề nghiệp đó là:

1. Trình độ học vấn của một cá nhân. 2. Kỹ năng nghề nghiệp của một cá nhân. 3. Nhân cách của một cá nhân.

4. Yêu nghề, có trách nhiệm cao trong công việc, coi trọng các giá trị đạo đức nghề nghiệp.

5. Có ý thức tự giác, cần cù và sáng tạo trong lao động

Phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore gồm có:

1. Phương pháp giảng giải 2. Phương pháp đàm thoại 3. Phương pháp nêu gương 4. Phương pháp đòi hỏi sư phạm 5. Phương pháp tập thói quen 6. Phương pháp khen thưởng 7. Phương pháp trách phạt

Con đường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non gồm có 2 con đường cơ bản:

1. Thông qua hoạt động dạy học

2. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp, con đường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. Phân tích các mối quan hệ trên chính là cơ sở để xác định các giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore.

47

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM- SINGAPORE

2.1 Tổng quan về trường Cao Đẳng nghề Việt Nam- Singapore

Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của trường

Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore (tên giao dịch quốc tế: Vietnam – Singapore Vocational College) có tiền thân là Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật Việt Nam – Singapore, được thành lập từ năm 1997 theo Dự án hợp tác đào tạo giữa hai Chính phủ Việt Nam và Singapore với sự phân công hợp tác như sau:

Hình 2.1: Trường cao đẳng nghề Việt Nam Singapore

- Chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm về hạ tầng cơ sở, tuyển dụng đội ngũ nhân sự, cung cấp kinh phí hoạt động thường xuyên,…

- Chính phủ Singapore: Cung cấp Chương trình đào tạo và máy móc thiết bị, tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ GV tại Singapore, cử các chuyên gia có kinh nghiệm cùng quản lý điều hành hoạt động.

- Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore: Hỗ trợ các chi phí phục vụ công tác quản lý của các chuyên gia hạn, trang bị văn phòng, bố trí học sinh tốt nghiệp.

Trong quá trình thực hiện dự án, Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật Việt Nam – Singapore đã khẳng định được nhiều uy tín trong lĩnh vực đào tạo nghề, được các doanh nghiệp quốc tế đánh giá rất cao về chất lượng chuyên môn cũng như tác

48

phong làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Đến khi dự án kết thúc vào cuối năm 2005, Trung tâm đã đào tạo được trên 2.000 lao động có tay nghề kỹ thuật cao cung cấp cho các khu công nghiệp phía Nam.

Sau khi được bàn giao hoàn toàn vào đầu năm 2006, Trung tâm được mở rộng về lĩnh vực chuyên môn cũng như cơ sở vật chất trên cơ sở sáp nhập với Trường Kỹ nghệ Bình Dương (hiện nay là Trụ sở chính của trường) và đổ tên thành Trường Kỹ thuật Việt Nam - Singapore. Nhà trường tiếp tục được đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị giảng dạy hiện đại để nâng cao năng lực đào tạo với khả năng tiếp nhận khoảng 1.700 học sinh, sinh viên chính quy hàng năm. Đến tháng 01 năm 2008, trường được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore theo Quyết định số 257/QĐ-BLĐTBXH, trường trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và được Sở Lao động – TBXH trực tiếp quản lý về chuyên môn đào tạo nghề theo đúng quy định.

Về cơ sở vật chất

Trường gồm 02 cơ sở:

- Cơ sở 1: Nằm trên địa bàn phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (xây dựng năm 2004 với diện tích khuôn viên là 61.821 m2)

- Cơ sở 2: Nằm trên địa bàn phường An Thạnh, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (xây dựng năm 1997 với diện tích khuôn viên là 36.689 m2)

Nhiệm vụ chuyên môn của trường gồm:

Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho người học tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với các ngành nghề được phép đào tạo. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

49

Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề. Tổ chức cho người học tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Ngành nghề đào tạo

Các chương trình đạo tạo chính quy hiện nay của trường gồm:

- Hệ cao đẳng: thời gian đào tạo 03 năm (đối với học sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông). Gồm các ngành: Điện công nghiệp, Cơ điện tử, Điện tử công nghiệp, Cắt gọt kim loại, Nguội sửa chữa máy công cụ, Công nghệ ô tô, Quản trị mạng máy tính.

- Hệ trung cấp:

 Thời gian đào tạo 02 năm (đối với học sinh đã học xong Trung học phổ thông); Gồm các ngành: Công nghệ ô tô, Cơ điện tử, Cơ khí chế tạo, Điện công nghiệp, Điện dân dụng, Điện tử công nghiệp, Nguội sửa chữa máy công cụ, Sửa chữa máy tính

 Thời gian đào tạo 03 năm (đối với học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở). Gồm các ngành: Công nghệ ô tô, Cơ khí chế tạo, Điện công nghiệp, Điện dân dụng, Nguội sửa chữa máy công cụ

- Hệ sơ cấp: Thời gian đào tạo 06 tháng (theo Chương trình Singapore) dành cho học sinh đã học xong Trung học phổ thông. Gồm các ngành: Điện tử, Bảo trì điện, Cơ khí chế tạo, Bảo trì cơ khí, Cơ điện tử, Sửa chữa Điện thoại di động (liên kết đào tạo).

Ngoài việc đào tạo các hệ trên, nhà trường còn tổ chức thêm các Chương trình đào tạo khác nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người học như:

- Đào tạo liên thông giữa các bậc học: Từ hệ Sơ cấp nghề lên Hệ Trung cấp nghề; từ hệ Công nhân kỹ thuật lên hệ Trung cấp nghề; từ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề đối với những học sinh đã tốt nghiệp hệ chính quy.

50

- Đào tạo chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao (Tiện, Phay, Bảo trì máy điện, Lắp đặt điện công nghiệp, Khí nén - Điện khí nén, Điều khiển lập trình logic PLC, Công nghệ vi xử lý, Tiện CNC, Phay CNC, Cắt dây CNC,….) theo nhu cầu của cá nhân và tổ chức.

- Tổ chức dạy Bổ túc văn hóa bậc THPT (song song chương trình đào tạo nghề).

- Tổ chức giảng dạy ngoại ngữ ngắn hạn ban đêm (chứng chỉ A, B, C).

- Triển khai các hoạt động sản xuất, dịch vụ theo nhu cầu của các doanh nghiệp.

Với quy mô cơ sở vật chất khá lớn và đội ngũ GV hùng hậu nhiều kinh nghiệm được đào tạo trong và ngoài nước, trường được đánh giá là một trong những trường dạy nghề có uy tín của Việt Nam hiện nay. Trong quá trình học tập, sinh viên luôn được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu phục vụ cho học tập, nghiên cứu và vui chơi giải trí lành mạnh như: Thư viện (trên 10.000 đầu sách), Ký túc xá (sức chứa 800 người), Nhà thi đấu thể thao đa năng (trên 2.000 m2), Nhà ăn, Phòng Y tế, Hội trường dành cho giao lưu văn nghệ, Sân bóng ngoài trời,…

Bên cạnh đó, nhà trường còn đặc biệt chú trọng công tác giữ gìn an ninh trật tự trong phạm vi quản lý, luôn phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, thường xuyên giữ liên lạc thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình học sinh, sinh viên.

51

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường

HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ HIỆU TRƯỞNG, CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA SƯ PHẠM NGHỀ

KHOA BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO CHẾ TẠO KHOA ĐIỆN - TỰ ĐỘNG HÓA KHOA ĐIỆN TỬ BỘ MÔN TIN HỌC - NGOẠI NGỮ

BỘ MÔN VĂN HÓA

PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG CÔNG TÁC HS- SV PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI VỤ

BỘ MÔN ĐÀO TẠO LÁI XE KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG ĐỐI NGỌAI - NG.CỨU ỨNG DỤNG CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

52

Giới thiệu khoa Cơ khí chế tạo

Khoa Cơ khí chế tạo là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tổ chức các hoạt động đào tạo nghề Cắt gọt kim loại với các công việc được Ban Giám hiệu phân công cụ thể như sau:

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của trường.

- Biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề khi được phân công; tổ chức đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

- Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy nghề.

- Quản lý giáo viên, nhân viên, người học thuộc đơn vị mình.

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc phạm vi theo quy định của Hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy nghề.

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng.

- Các công việc khác được phân công hay đề xuất các dịch vụ gia công sản xuất khác trong phạm vi trang thiết bị được giao quản lý.

Cơ sở vật chất của khoa gồm có:

- 1 xưởng tiện với 27 máy tiện.

- 1 xưởng phay với 24 máy phay.

- 1 xưởng bào mài với 2 máy bào, 2 máy xọc, 2 máy mài trụ và 5 máy mài phẳng.

- 1 phòng thí nghiệm đo lường.

- 1 phòng thí nghiệm vật liệu.

- 2 phòng Cad/cam.

1 xưởng CNC với các 1 máy tiện CNC, 1 máy phay CNC, 1 máy cắt dây CNC, 2 máy bắn điện ZNC, 1 máy ép nhựa.

53

2.2 Nội dung thực hiện khảo sát giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt nam singapore (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)