Đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt nam singapore (Trang 27 - 28)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.4Đạo đức nghề nghiệp

Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn “Đạo đức nghề nghiệp là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình với kết quả cao nhất”[48, tr 27].

Theo hiệp hội Kế toán Quốc tế (IFAC) thì: “Đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực hay quy tắc hành vi có tác dụng hướng dẫn các quyết định, quy trình và hệ thống của tổ chức theo cách (a) có thể đóng góp phúc lợi cho những người hữu quan chính và (b) tôn trọng quyền của tất cả các cử tri hữu quan đối với hoạt động của thành viên hiệp hội”[45, tr.82].

Theo giáo trình đạo đức và giáo dục đạo đức cho rằng: “Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực đạo đức đặc trưng thể hiện trong hoạt động lao động nghề nghiệp cụ thể. Do những đặc điểm của hoạt động lao động nghề nghiệp cụ thể. Do những đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp riêng biệt đòi hỏi con người với con người cần có những giá trị đạo đức nhằm đảm bảo cho hoạt động nghề nghiệp ấy có hiệu quả, có chất lượng”[42, tr.74].

Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp được hiểu là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghề đối với người làm việc trong lĩnh vực nghề đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình với kết quả cao nhất. Đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp nâng cao chất lượng lao động sản xuất, tăng năng suất chất lượng hiệu quả của công viêc, là một phương thức để nâng cao sự tín nhiệm, lòng tin của xã hội vào các ngành nghề, các sản phẩm hàng hóa dịch vụ được cung cấp ra thị trường.

16

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt nam singapore (Trang 27 - 28)