Đánh giá những giải pháp đề xuất qua ý kiến các chuyên gia

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt nam singapore (Trang 111)

9. Kết cấu của luận văn

3.3. Đánh giá những giải pháp đề xuất qua ý kiến các chuyên gia

Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia là những giảng viên giảng dạy có nhiều năm kinh nghiệm trong giáo dục, giảng viên chủ nhiệm, giảng viên kiêm ban chấp hành Đoàn trường, Cán bộ quản lý về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất.

100

3.3.2 Phương pháp

Người nghiên cứu sử dụng phương pháp dùng phiếu hỏi để lấy ý kiến của các GV, CBQL đang giảng dạy tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore khảo sát về tính cần thiết và khả thi đối với các giải pháp đã đề xuất.

Các ý kiến đánh giá được thể hiện ở kết quả ở bảng 3.1 theo các mức độ:

- Tính cần thiết: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

- Tính khả thi: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

3.3.3 Kết quả

Người nghiên cứu đã thu được ý kiến từ 15 phiếu trả lời của các chuyên gia là GV, CBQL đang công tác tại trường. Kết quả thăm dò ý kiến về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất được tóm tắc ở bảng 3.1.

101

Bảng 3.1. Đánh giá của các chuyên gia về các giải pháp

STT NỘI DUNG

TÍNH CẦN THIẾT TÍNH KHẢ THI

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1

Nâng cao nhận thức về động cơ rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

8 53% 7 47% 0 0% 7 47% 8 53% 0 0%

2

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua giảng dạy các môn học trên lớp

4 27% 6 40% 5 33% 5 33% 7 47% 3 20%

3

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa, công tác Đoàn

12 80% 3 20% 0 0% 15 100% 0 0% 0 0%

4

Xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

15 100% 0 0% 0 0% 13 87% 2 13% 0 0%

5

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua hoạt động tư vấn

102

Qua kết quả đánh giá của các chuyên gia về mức độ tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp, cho kết quả là các giải pháp đều được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết và có tính khả thi cao. Nhóm giải pháp 3, giải pháp 4, giải pháp 5 chiếm tỉ lệ trên 80% được các chuyên gia đánh giá là rất cần thiết và khả thi, cho thấy ba giải pháp này khả năng thực hiện rất cao, đó là giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa, công tác Đoàn và xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên và giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua hoạt động tư vấn.

Giải pháp 5 được các chuyên gia và nhà trường đánh giá có tính cần thiết và tính khả thi cao nhất, chiếm 100%. Giải pháp 4 được GV, CBQL nhà trường đánh giá mức độ rất cần thiết chiếm tỉ lệ cao 100%, rất khả thi chiếm 87% và khả thi chiếm 13%. Giải pháp 3 được đánh giá mức độ rất cần thiết chiếm 80%, cần thiết chiếm 20% và tính rất khả thi chiếm tỉ lệ cao là 100%, điều này khẳng định khả năng thành công khi áp dụng hai giải pháp trên là rất cao. Một số chuyên gia còn nhấn mạnh tầm quan trọng của hai giải pháp này có sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau, quá trình rèn luyện của sinh viên ngành Cơ khí chế tạo trong công tác Đoàn, các hoạt động ngoại khóa cũng sẽ dựa trên các tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp và tiêu chí đánh giá “Sinh viên 5 tốt” được thực hiện trong quá trình học tập tại trường để xét hạnh kiểm, đánh giá thi đua vào cuối năm cho sinh viên. Ngoài ra, giải pháp 1 được các chuyên gia đánh giá là rất cần thiết chiếm 53%, cần thiết chiếm 47%; tính rất khả thi chiếm 47% và khả thi chiếm 53%. Cho thấy tính khả thi và cần thiết được đánh giá là tương đương nhau, giải pháp 1 sẽ là cơ sở để sinh viên nâng cao nhận thức về động cơ rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, có ý thức cao trong việc hoàn thành tốt các hoạt động do Đoàn trường tổ chức, đạt được các tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp.

Giải pháp 2 với tỉ lệ đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi được các chuyên gia cho rằng khó thực hiện, thực hiện không đồng bộ, không thống nhất cao so với ba giải pháp 1, giải pháp 3 và giải pháp 4. Giải pháp 2 là giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua giảng dạy các môn học trên lớp được một số GV giảng dạy trong trường cho rằng: “Thời gian trên lớp có giới hạn để GV truyền tải lý thuyết, kỹ năng thực hành cho sinh viên, GV phải đảm bảo được sinh viên tiếp thu đầy đủ

103

kiến thức để khi thực hành sinh viên không bị mất kiến thức cơ bản và thực hiện được theo hướng dẫn của GV nên lồng ghép giáo dục đạo đức nghề nghiệp vô trong các môn học là khó thực hiện được”. Từ những đánh giá, ý kiến của các chuyên gia, người nghiên cứu đã tiếp thu để có những điều chỉnh phù hợp giữa các giải pháp để hoàn thiện hơn khi triển khai, đạt hiệu quả cao nhất.

3.4. Thực nghiệm tư vấn giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore Cơ khí chế tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore

Để đảm bảo tính khả thi và tính cần thiết, người nghiên cứu vận dụng phương pháp tư vấn giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên như sau:

3.4.1 Lý do chọn phương pháp tư vấn giáo dục đạo đức nghề nghiệp làm thực nghiệm nghiệm

Công tác tư vấn giáo dục đạo đức nghề nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với việc giáo dục những chuẩn mực đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo. Tư vấn có hiệu quả thiết thực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên sau khi ra trường sẽ có những kỹ năng cơ bản, phẩm chất đạo đức cần có của người hành nghề trong tương lai, tạo cơ hội cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo làm việc với đúng năng lực và làm việc có tâm, có đức với nghề đã chọn.

Tuy nhiên trên thực tế, do nhiều nguyên nhân công tác tư vấn cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo về nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở nhiều trường hiện còn gặp không ít khó khăn vì nhà trường chưa thực sự chú trọng, vì chỉ quan tâm trang bị kiến thức chuyên môn, tay nghề mà thiếu quan tâm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Nếu không được định hướng tư tưởng, giáo dục, rèn luyện tốt ở các trường cho sinh viên rất dễ bị chệch hướng, bị lệch lạc thậm chí sai lầm về nhiều mặt và dễ rơi vào tâm lý, cách sống dễ dãi, buông thả và dễ vi phạm pháp luật. Thực trạng trên đã dẫn tới việc sinh viên thiếu những kỹ năng ứng xử, phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp thì xin việc sẽ gặp nhiều khó khăn, tác phong làm việc không đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Việc tư vấn giáo dục đạo đức nghề nghiệp cũng được nhà trường thông qua và đánh giá cao tính hiệu quả, khả thi khi kết quả mang lại. Vì vậy, người nghiên cứu tiến hành thực nghiệm biện pháp này, để thấy được tầm quan trọng của giáo

104

dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo sẽ mang lại chất lượng đào tạo tốt hơn.

3.4.2 Mục đích thực nghiệm

Thực hiện buổi tư vấn giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore nhằm mục đích:

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức về đạo đức nghề nghiệp giúp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp, để sinh viên có những phẩm chất đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp tốt.

- Nâng cao ý thức tự giác thực hiện các hoạt động ngoại khóa do Đoàn trường tổ chức, sinh viên vừa học tập rèn luyện nghề vừa tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của mình.

- Quan sát cuộc thi nghề của sinh viên để thấy được kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, thái độ học tập của sinh viên ngành Cơ khí chế tạo khi tham gia hoạt động ngoại khóa. Qua đó sẽ trao đổi, có cuộc trò chuyện với sinh viên về cảm nhận, lắng nghe ý kiến để cùng với GV, CBQL nhà trường xây dựng các hoạt động Đoàn trường, ngoại khóa phát triển tốt hơn, sinh viên sẽ tự giác, tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động nhiều hơn.

3.4.3 Đối tượng thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm là sinh viên năm hai đang học khoa Cơ khí chế tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore với số lượng là 30 sinh viên.

3.4.4 Nội dung thực nghiệm

- Chuẩn bị thực hiện: Gặp trao đổi phòng đào tạo và duyệt nội dung tư vấn cho lớp C15CK3, khoa cơ khí chế tạo với số lượng 30 sinh viên để đánh giá, từ đó làm tiêu chí cho việc xét kết quả rèn luyện cuối kỳ kết hợp với Đoàn trường.

- Nội dung tư vấn:

 Thực hiện buổi tư vấn cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo về nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp, lắng nghe ý kiến của sinh viên

105

về các hoạt động do đoàn trường tổ chức trong thời gian được đào tạo tại trường.

 Lên kế hoạch cùng với đoàn trường tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên với hội thi nghề dành cho sinh viên khoa Cơ khí chế tạo, với tiêu đề: Phát động phong trào hội thi nghề mừng xuân Đinh Dậu 2017

 Mục tiêu: Thông qua các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, nâng cao tay nghề; phát huy tinh thần học hỏi, sáng tạo cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo; Đoàn trường tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao và hội thi tay nghề để giáo dục tư tưởng chính trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 Thời gian: 08g00 đến 16g00 ngày 30/12/2016 (Hội thi nghề) tập trung tại xưởng cơ khí của trường. Văn nghệ, thể thao triển khai chào xuân Đinh Dậu 2017 sẽ triển khai trong thời gian từ ngày 14/01/2017.

 Nội dung: Ở đây người nghiên cứu chỉ tư vấn về hội thi nghề do nhà trường cho phép, còn văn nghệ do trường sẽ phổ biến và có kế hoạch cụ thể:

 Số lượng đăng ký tham gia: Tối thiểu 10 sinh viên ngành Cơ khí chế tạo có học lực khá trở lên trong năm nhất.

 Kết quả thi hội thi nghề sẽ được cộng vào 1-3 điểm cho mỗi sinh viên cuối kỳ thực hành cơ khí, và là tiêu chí đánh giá xếp loại đạo đức nghề nghiệp.

 Thi nghề: Tiện trục xoắn đúng kỹ thuật theo các thông số do giảng viên khoa cơ khí đưa ra và chấm điểm để đánh giá.

3.4.5 Phương pháp thực nghiệm

Tư vấn và quan sát trong quá trình hội thi nghề cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo:

- Lên danh sách sinh viên đăng ký tham gia. (Phụ lục 10)

- Phối hợp giảng viên khoa cơ khí tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực nghiệm.

106

3.4.6 Tổ chức thực nghiệm

Việc tổ chức thực nghiệm được thực hiện theo 3 giai đoạn:

- Chuẩn bị cuộc thi: Phổ biến cách thức thi và dụng cụ, máy móc cho sinh viên. (Hình 9, 10 - Phụ lục 09)

- Triển khai cuộc thi theo danh sách đã đăng ký trong cuộc thi: Người nghiên cứu cùng với GV/ CBQL được thể hiện qua các hình ảnh (Phụ lục 09).

- Để có những kết quả của cuộc thi tay nghề sinh viên, qua phát động phong trào Đoàn trường mừng xuân Đinh Dậu 2017 người nghiên cứu quan sát, trò chuyện, trao đổi với GV/ CBQL cho thấy:

 Qua quan sát các sinh viên trong cuộc thi thì sinh viên có tinh thần hưởng ứng rất tích cực và tham gia cuộc thi rất nghiêm túc. (Hình 10, Phụ lục 09)

 Qua trò chuyện một số sinh viên sau cuộc thi, một số sinh viên ngành Cơ khí chế tạo có nói lên quan điểm của mình như: Em Nguyễn Văn Tâm cho biết: “Qua cuộc thi này em đã củng cố lại kiến thức, kỹ năng thực hành nghề theo yêu cầu của cuộc thi. Cuộc thi có sự sáng tạo và học hỏi lẫn nhau, thể hiện sự nghiêm túc theo nội quy của cuộc thi đưa ra, giúp hình thành được những kỹ năng nghề, chuẩn mực nghề nghiệp để sau này ra trường sẽ dễ thích nghi với công việc”. Bên cạnh đó một số sinh viên cho biết cuộc thi mang lại tinh thần thỏa mái, hứng thú, sinh viên cố gắng hoàn thành cuộc thi đúng thời gian và hướng dẫn từ GV để vận dụng lý thuyết vào cuộc thi để có sản phẩm đẹp và đúng thông số kỹ thuật.

 Thầy L.N.H, GVCN đã nhận xét, đánh giá kết quả cuộc thi của sinh viên: “Sinh viên đạt yêu cầu về sản phẩm đưa ra, có tác phong nghiêm túc trong cuộc thi, mỗi em đều cố gắng hoàn thành tốt công việc, các em chú ý quan sát kết quả của các bạn để học hỏi lẫn nhau trong cuộc thi này” (Phụ lục 05).

107

3.4.7 Kết quả thực nghiệm

Qua tổ chức cuộc thi trên đã có những tác động đến sinh viên ngành Cơ khí chế tạo như sau:

- Sinh viên được củng cố kiến thức chuyên môn và thể hiện kỹ năng thực hành.

- Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm.

- Thấy được khả năng sáng tạo trong cuộc thi, kỹ năng ứng dụng lý thuyết và những bài giảng thực hành cơ bản trên lớp của giảng viên.

- Giải quyết được các tình huống phức tạp khi hành nghề để đạt được những kỹ năng mà hội thi đề ra.

- Sinh viên tuân thủ các quy định trong phân xưởng, quy chế của hội thi đưa ra, có tác phong công nghiệp.

- Qua cuộc phát động phong trào hội thi tay nghề, sinh viên đã đạt được những kỹ năng, chuẩn mực nghề nghiệp, nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong học tập và lao động.

Như vậy, qua kết quả đánh giá chuyên gia và vận dụng biện pháp Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa cho sinh viên khoa Cơ khí qua tổ chức Hội thi nghề. Qua kết quả thực nghiệm đã thấy được biện pháp giáo dục đạo đức này đã tác động đến sinh viên rất hiệu quả, giúp nâng cao nhận thức cho sinh viên để tạo động lực học tập và rèn luyện kỹ năng nghề, hình thành những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Từ đó làm cơ sở quan trọng để làm tiêu chí đánh giá rèn luyện đạo đức, tác phong kết hợp với tiêu chí đánh giá truyền thống của Đoàn trường cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo.

108

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, người nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore. Các giải pháp được đưa ra và qua tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia cho thấy 4 giải pháp đề xuất là khả thi và rất cần thiết, chỉ một số ý kiến cho rằng một giải pháp là không khả thi và khó thực hiện. Các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp mà đề tài đã xây dựng đó là:

- Nâng cao nhận thức về động cơ rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo. Giải pháp hình thành nhận thức cho sinh viên là cơ sở quan trọng để hình thành cho sinh viên nhu cầu, niềm tin, ý nghĩa mục đích cuộc sống, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn. Từ đó sinh viên sẽ tự ý thức, tự giác rèn luyện đạo đức, học tập, nghiên cứu để

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề việt nam singapore (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)