9. Kết cấu của luận văn
1.3.1 Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Với những yêu cầu đặt ra trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi nước ta phải có đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề thành thạo với cơ cấu và trình độ phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội. Lực lượng lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh không những đòi hỏi trình độ ngày càng cao và kỹ năng ngày càng giỏi mà còn phải có phẩm chất, nhân cách tốt, tinh thông nghề nghiệp, có đủ sức khỏe phục vụ cho các ngành kinh tế, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động.
18
Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 xác định mục tiêu: “Nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc, đồng thời đề ra chỉ tiêu đến năm 2020 phải xây dựng được ít nhất 10 trường dạy nghề đẳng cấp quốc tế là nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động không biên giới”[22, tr 83].
Tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế và nhấn mạnh nguồn lực lao động có vai trò rất quan trọng: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế quốc phòng, an ninh được tăng cường. Thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” [5, tr. 89- 90].
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2001), Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[5, tr.108 – 109].
Chính vì vậy, để hướng tới mục tiêu là từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa đất nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp văn minh, hiện đại. Trong quá trình học tập rèn luyện nghề nghiệp của học sinh, sinh viên phải nhận thức được những giá trị nghề nghiệp, những yêu cầu, đòi hỏi của nghề nghiệp. Từ đó sẽ có một thái độ đúng đắn trong việc học tập rèn luyện tay nghề và nhận thức đúng đắn về giá trị các nghề trong xã hội; cũng như có những nhận thức về tầm quan trọng của năng lực, phẩm chất đạo đức bản thân đối
19
với những yêu cầu của xã hội. Trên cơ sở đó không ngừng rèn luyện tay nghề và hoàn hảo nghề nghiệp tương lai cho mình.