9. Kết cấu của luận văn
2.5 Tiêu chí đánh giá và tính hiệu quả các biện pháp giáo dục đạo đức nghề
nghiệp
nghiệp Nam – Singapore, người nghiên cứu đã thực hiện khảo sát thu được kết quả thống kê như bảng 2.12:
Qua kết quả khảo sát cho thấy: Đa số sinh viên, GV, CBQL cho rằng các tiêu chí để đánh giá đạo đức nghề nghiệp là “phù hợp” và “rất phù hợp”. Tuy nhiên, vẫn còn có một số ý kiến của GV, CBQL nhà trường cho rằng có một đến hai tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là “không phù hợp” và “ít phù hợp”, như nội dung: Trình độ học vấn của một cá nhân với lựa chọn là “không phù hợp” (sinh viên: 2%), “ít phù hợp” (sinh viên: 7%, GV: 3%).
Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao có một số ý kiến của sinh viên, GV, CBQL cho rằng hai tiêu chí trên là “không phù hợp” và “ít phù hợp”, người nghiên cứu đã tiến hành trò chuyện với một số sinh viên và GV. Bạn Hoàng Công Trường, sinh viên năm hai khoa Cơ khí chế tạo cho biết: “Đạo đức nghề nghiệp theo em nghĩ nó liên quan đến đạo đức, tính cách chứ trình độ học vấn thì không phải”. Còn bạn Phan Quang Vũ, sinh viên năm cuối và cũng là lớp trưởng lớp cơ khí chế tạo có ý kiến: “Theo em thì trình độ, học lực của mỗi người mỗi khác, không thể đánh giá đạo đức của con người tốt hay xấu qua năng lực được, nên không thể dùng để làm tiêu chí để đánh giá đạo đức nghề nghiệp”. Thầy P.T.P.L cũng có ý kiến: “Trình độ cao hay thấp cũng không thể đánh giá đạo đức nghề nghiệp được, vì tôi dạy ở đây có học sinh trung cấp nghề, chỉ tốt nghiệp xong lớp 9 thôi, vì hoàn cảnh nên các em xin vô học nghề, nhưng các em có ý thức học tập rất tốt, siêng năng, chịu khó lắm”.