9. Kết cấu của luận văn
3.4.7 Kết quả thực nghiệm
Qua tổ chức cuộc thi trên đã có những tác động đến sinh viên ngành Cơ khí chế tạo như sau:
- Sinh viên được củng cố kiến thức chuyên môn và thể hiện kỹ năng thực hành.
- Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm.
- Thấy được khả năng sáng tạo trong cuộc thi, kỹ năng ứng dụng lý thuyết và những bài giảng thực hành cơ bản trên lớp của giảng viên.
- Giải quyết được các tình huống phức tạp khi hành nghề để đạt được những kỹ năng mà hội thi đề ra.
- Sinh viên tuân thủ các quy định trong phân xưởng, quy chế của hội thi đưa ra, có tác phong công nghiệp.
- Qua cuộc phát động phong trào hội thi tay nghề, sinh viên đã đạt được những kỹ năng, chuẩn mực nghề nghiệp, nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong học tập và lao động.
Như vậy, qua kết quả đánh giá chuyên gia và vận dụng biện pháp Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa cho sinh viên khoa Cơ khí qua tổ chức Hội thi nghề. Qua kết quả thực nghiệm đã thấy được biện pháp giáo dục đạo đức này đã tác động đến sinh viên rất hiệu quả, giúp nâng cao nhận thức cho sinh viên để tạo động lực học tập và rèn luyện kỹ năng nghề, hình thành những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Từ đó làm cơ sở quan trọng để làm tiêu chí đánh giá rèn luyện đạo đức, tác phong kết hợp với tiêu chí đánh giá truyền thống của Đoàn trường cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo.
108
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, người nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore. Các giải pháp được đưa ra và qua tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia cho thấy 4 giải pháp đề xuất là khả thi và rất cần thiết, chỉ một số ý kiến cho rằng một giải pháp là không khả thi và khó thực hiện. Các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp mà đề tài đã xây dựng đó là:
- Nâng cao nhận thức về động cơ rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo. Giải pháp hình thành nhận thức cho sinh viên là cơ sở quan trọng để hình thành cho sinh viên nhu cầu, niềm tin, ý nghĩa mục đích cuộc sống, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn. Từ đó sinh viên sẽ tự ý thức, tự giác rèn luyện đạo đức, học tập, nghiên cứu để hình thành niềm tin, hình thành thế giới quan khoa học, xây dựng các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tích cực hơn.
- Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua giảng dạy các môn học trên lớp. Đây là giải pháp được một số chuyên gia đánh giá là khó thực hiện, không có tính khả thi, thời gian trên lớp có giới hạn nên cũng chỉ dừng lại ở những nội dung dạy các môn học cơ bản chứ không đủ để đưa đạo đức nghề nghiệp vào giáo dục cho sinh viên. Tuy nhiên, giải pháp này nếu được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả giáo dục rất cao, sinh viên tiếp thu nhanh hơn, nhưng cần phải có sự phối hợp của GV, CBQL để kết hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên được thuận lợi hơn.
- Giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa, công tác Đoàn trường nhằm giúp sinh viên ngành Cơ khí chế tạo có vốn sống thực tế, góp phần hình thành niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức. Các hoạt động này đã được tuyên truyền phổ biến để sinh viên chủ động tham gia tích cực hơn, tạo môi trường giao lưu lành mạnh, mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, tạo điều kiện thuận lợi để các em giao tiếp, hình thành những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và có năng lực hoà nhập vào cộng đồng xã hội sau này.
109
- Biện pháp xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo dục đạo đức nghề nghiệp đã xây dựng các mục tiêu, nội dung và cách thực hiện nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên ngành Cơ khí chế tạo trong việc học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chuẩn mực nghề nghiệp. Qua đó sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý sinh viên trong nhà trường. Làm căn cứ để cùng với những quy định xếp loại rèn luyện Đoàn viên do nhà trường đề ra để đánh giá và xếp loại sinh viên trong từng học kỳ, từng năm học, xét cấp học bổng, sinh viên 5 tốt và các phần thưởng khác.
- Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua hoạt động tư vấn được các chuyên gia đánh gia cao về tính cần thiết và khả thi. Biện pháp này được đưa vào thực nghiệm và mang lại kết quả khả thi cao, sinh viên cũng tích cực tham gia cuộc thi và tác động đến nhận thức sinh viên, tạo động cơ rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, tác phong, kỹ năng nghề.
Các biện pháp trên được các chuyên gia đánh giá có tính hiệu quả, khả thi và được người nghiên cứu lựa chọn một giải pháp tốt nhất được đánh giá cao để tư vấn giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore thông qua hoạt động ngoại khóa, tổ chức một cuộc thi tay nghề. Sinh viên ngành Cơ khí chế tạo rất hứng thú tham gia, mang lại hiệu quả giáo dục rất cao. Dựa vào các tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp, người nghiên cứu cùng với Đoàn trường xếp loại rèn luyện cho sinh viên vào Học kỳ I. Người nghiên cứu hy vọng rằng sau khi hoàn thành luận văn thì các giải pháp này sẽ được triển khai, ứng dụng cho việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore.
110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Sau thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng và tiến hành thực nghiệm giáo dục đạo đức nghề nghiệp tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore, người nghiên cứu có được các kết quả sau:
1. Tóm tắt đề tài
Sau quá trình học tập và nghiên cứu, người nghiên cứu đã hoàn thành luận văn và chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Chương 2: Thực trạng về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore.
Chương 3: Giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore.
2. Tự đánh giá đề tài
2.1 Những đóng góp chung của đề tài
Qua khảo sát thực tế, đề tài đã chỉ ra được thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore:
- Xin ý kiến của giảng viên trực tiếp giảng dạy.
- Xin ý kiến của CBQL nhà trường.
- Xin ý kiến giảng viên kiêm công tác Đoàn.
- Xin ý kiến của sinh viên.
Kết hợp với gặp gỡ trao đổi, trò chuyện với GV, CBQL và sinh viên để tìm hiểu sâu sắc hơn về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường, kết hợp với quan sát các hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đoàn của sinh viên. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore.
2.2 Đánh giá về mặt lý luận
Người nghiên cứu đã dựa vào nguồn tài liệu đạo đức ở trong và ngoài nước có giá trị thực tiễn để đưa ra nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore, gồm các nội dung:
111
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận cơ bản về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore, đề tài nghiên cứu có thể trở thành một tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp. Nội dung cơ sở lý luận cũng có thể xem là tiêu chí để đánh giá đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
- Xây dựng được nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo, cho thấy tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong việc đào tạo nghề cho sinh viên tại trường, góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức, chuẩn mực nghề nghiệp cho sinh viên.
2.3 Đánh giá về mặt thực tiễn
Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore và tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
Đề tài đã đề xuất một số giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore.
3. Hướng phát triển của đề tài
Đề tài khi hoàn chỉnh sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới, đóng góp vào nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, cụ thể:
Lên kế hoạch, xây dựng chương trình, thiết kế nội dung chương trình đưa vào giáo dục sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đoàn trường và lồng ghép vào các môn học trên lớp cho sinh viên.
Xây dựng tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí chế tạo để kết hợp với Đoàn trường đưa ra các yêu cầu cho sinh viên rèn luyện và đánh giá phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề và những chuẩn mực nghề nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở nghiên cứu thêm tư liệu cho các trường dạy nghề, cơ sở giáo dục và tổ chức tốt hơn công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
II. Kiến nghị
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Triển khai việc xây dựng nội dung chương trình và các tiêu chí để đánh giá giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các trường đào tạo nghề.
112
Về phía nhà trường:
- GV, CBQL nhà trường phải lên kế hoạch xây dựng nội dung chương trình đạo đức nghề nghiệp và các tiêu chí đánh giá đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
- GV, CBQL cần tích cực chủ động nghiên cứu, nâng cao trình độ về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Tăng cường phối hợp cùng với tổ chức Đoàn trường để cùng nhau phát động các phong trào sinh viên được hiệu quả hơn.
- Cần phải tăng cường tuyên truyền, vận động toàn trường cùng nhau tham gia tích cực các hoạt động và khuyến khích, biểu dương hoạt động tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
- Tăng cường đầu tư kinh phí hoạt động cho tổ chức Đoàn thanh niên và thường xuyên giám sát, kiểm tra đánh giá các hoạt động để kịp thời chỉnh sửa và hoàn thiện.
- Tổ chức các chương trình bồi dưỡng, phổ biến nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ Đoàn.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, phát động các phong trào Đoàn, hội thi tay nghề, các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ dưới nhiều hình thức sẽ giúp sinh viên giáo dục các phẩm chất đạo đức, chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ năng nghề cho sinh viên.
- Đoàn trường phải có kế hoạch cụ thể để đưa ra các chương trình hoạt động, thường xuyên cải thiện các hoạt động được thu hút sinh viên tham gia.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp với giáo dục truyền thống bằng nhiều hình thức, thông qua các kênh thông tin khác nhau như tổ chức các buổi sinh hoạt nói chuyện ngoại khóa, tổ chức diễn đàn để trao đổi, giải đáp thắc mắc các vấn đề đạo đức nghề nghiệp qua các hộp thư, các phương tiện truyền thông của nhà trường.
- Tuyên truyền các hoạt động đến từng chi đoàn lớp, từng Đoàn viên để cùng nhau tham gia; thể hiện tinh thần tập thể, nhóm, cá nhân vào các phong trào.
113
Về phía sinh viên:
- Sinh viên ngành Cơ khí chế tạo cần phải hiểu được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong học nghề và lao động để tự ý thức, tự xây dựng phẩm chất nghề nghiệp, chủ động điều chỉnh những hành vi lệch lạc của bản thân.
- Cần có nhận thức đầy đủ về đạo đức nghề để khi ra trường mới có thể thực hiện được các quy định, chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp và ngược lại có tuân thủ tốt đạo đức nghề nghiệp sinh viên mới được công nhận là người lao động có văn hóa nghề nghiệp.
- Chủ động học tập những tấm gương sáng tiêu biểu về đạo đức để có thêm động lực tiếp tục học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp bản thân.
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Bộ GD&ĐT (2008), Giáo trình Triết học, Nxb. Chính trị - Hành chính.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức (Tài liệu đào tạo giáo viên), Nxb. Đại học Sư Phạm, Giáo dục.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị 4, Ban chấp hành Trung ương (khoá VII), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Hội nghị Trung ương VII Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Giáo trình đạo đức học (2000), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Luật giáo dục, (2005), Nxb. Chính trị Quốc gia.
12. Quyết định số 117-QĐ/BCSĐTNMT của Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, 11/04/2014.
13. Viện ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.
14. A.G.Xpirkin (1989), Triết học xã hội, Tập 2, Nxb. Tuyên huấn, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2011), Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 2(43).
16. Đoàn Huy Ánh (2004), Sơ lược lịch sử giáo dục, Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
115
17. Lương Gia Ban- Nguyễn Thế Kiệt (2013), Giáo trình giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia -sự thật Hà Nội.
18. Hoàng Chí Bảo (1995), Văn hóa và sự phát triển nhân cách của thanh niên, Tạp chí nghiên cứu lý luận (1).
19. Hoàng Chí Bảo (1998), Vài nét chung về nhân cách và nhân cách Hồ Chí Minh, Tạp chí nghiên cứu lý luận (6).
20. Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia.
21. Lương Minh Cừ (2003), Một số ý kiến về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên hiện nay, tạp chí Giáo dục (60).
22. Phạm Minh Hạc (2011), Triết lý giáo dục thời kỳ đổi mới, Tạp chí Triết học số 829.
23. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hoá và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia. 24. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
25. Lê Hương (2000), Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên, Tâm lý học (2).
26. Trần Thị Hương (chủ biên); Nguyễn Đức Danh- Hồ Văn Liên và Ngô Đình