Những vấn đề lí luận về giáo dụckỹ năng tự học cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 26)

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

9. Cấu trúc của luận văn

1.3. Những vấn đề lí luận về giáo dụckỹ năng tự học cho sinh viên

1.3.1. Đặc điểm hoạt động tự học của sinh viên y tế.

Cũng giống như các ngành nghề khác, hoạt động tự học của sinh viên y tế là hoạt động độc lập của sinh viên nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Nó bao gồm việc tự học trên lớp có sự tổ chức và điều khiển của giảng viên và việc tự học một cách tự giác theo hứng thú, sở thích của bản thân nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết bổ sung và mở rộng kiến thức. Tuy nhiên, với đặc thù nghề nghiệp về y tế, hoạt động tự học của sinh viên ngành y có những điểm khác biệt nhất định cụ thể như sau:

Một trong những đặc điểm riêng của sinh viên trường y tế đó là năng lực chuyên môn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc sức khỏe, thậm chí đến cả tính mạng của bệnh nhân. Trong các quyền của khách hàng khi nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì “Quyền được hưởng dịch vụ an toàn” được đặt lên hàng đầu trong mọi tình huống. Do đó, việc học tập của sinh viên ngành y cũng mang những đặc trưng nghề nghiệp. Đặc trưng dễ nhận biết nhất là chương trình học rất nặng, cả lý thuyết và thực hành. Việc học thực hành cũng rất đa dạng bao gồm học tại lâm sàng, học thực hành tại phòng thực tập trong nhà trường trên mô hình hay còn gọi là mô phỏng lâm sàng, học tại thực địa cộng đồng. Cả ba hình thức học tập này là hình thức đặc thù của ngành y tế, thường chiếm tỷ lệ lớn trong các chương trình đào tạo

7

cán bộ y tế và đòi hỏi sự nỗ lực tự học của sinh viên và sự hướng dẫn của giảng viên [7].

Các loại hình học tập lý thuyết và học thực hành đa dạng đã tạo cho sinh viên nghề Y những khó khăn nhất định trong việc tự học với quỹ thời gian đào tạo có hạn và lịch học luôn dày đặc trong điều kiện môi trường học tập khác nhau...

Bên cạnh đó, công tác giảng dạy của giảng viên trường y cũng có nhiều đặc thù, các thầy cô vừa làm công tác giảng dạy tại trường với các môn lý thuyết và các môn thực tập, vừa làm công tác chuyên môn, khám chữa bệnh tại bệnh viên, tại các cơ sở y tế nên không có nhiều thời gian hướng dẫn thêm cho sinh viên ngoài thời gian tiếp xúc qua các buổi học. Vì vậy, trong giờ lên lớp, đi lâm sàng, đi thực tế cộng đồng, đi trực tại các bệnh viện với sự hướng dẫn của giảng viên, mỗi sinh viên ngành y cần trau dồi kỹ năng và phương pháp tự học thông qua các buổi học ấy một cách có hiệu quả. Chính việc tự học, tích lũy và rèn luyện kỹ năng tự học mới giúp sinh viên có đủ vốn tri thức nghề nghiệp.

Thực tiễn cho thấy, hoạt động tự học của sinh viên y tế là hoạt động căng thẳng về cả mức độ và cường độ, đòi hỏi phải thực hiện khối lượng nhiệm vụ được giao tương đối lớn, trách nhiệm cao, vì vậy sinh viên phải thực sự nỗ lực và thể hiện ý chí quyết tâm cao mới có thể vượt qua. Để giải quyết nhiệm vụ học tập và tự học tốt, mỗi sinh viên cần có những kỹ năng tự học cơ bản phù hợp cường độ học tập, môi trường và nhiệm vụ học tập.

Những kỹ năng tự học cơ bản trên sẽ tạo tiền đề cho sinh viên giải quyết được những câu hỏi: tự học cái gì? học ở đâu? học khi nào? và học như thế nào?

1.3.2. Hình thức tự học của sinh viên

Có nhiều hình thức tự học khác nhau tùy theo mục đích và đối tượng người học. Đối với các nhà khoa học thì hình thức cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú độc lập không có sách và sự hướng dẫn của thầy là phù hợp. Còn hình thức tự học hoàn toàn với sách hoặc có thêm sự hướng dẫn từ xa của thầy thì phù hợp với người học có năng lực tự học, hình thức tự học này cái đích mà mọi người phải đạt đến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời.

8

Đối với học sinh sinh viên, thì hình thức tự học có sách, có sự hướng dẫn gián tiếp của thầy là phù hợp nhất. Tự học của người học theo hình thức này liên quan trực tiếp với yêu cầu của thầy, được thầy định hướng về nội dung, phương pháp tự học để người học thực hiện. Như vậy ở hình thức tự học thứ ba này quá trình tự học của người học có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tổ chức và quản lý quá trình dạy học của giảng viên và quá trình tự học của sinh viên là quan trọng nhất [24, tr61-62].

Trong đề tài này, hình thức tự học được xác định là hình thức tự học có sách và dưới sự hướng dẫn của giảng viên

Hình thức học tập này đòi hỏi tính tích cực, chủ động tự giáo dục của sinh viên trong quá trình học tập.

1.3.3. Các giai đoạn hình thành kỹ năng

Hình thành kỹ năng là một quá trình bắt đầu từ nhận thức và kết thúc là biểu hiện ở hành động cụ thể, gồm năm giai đoạn:

- Giai đoạn hình thành sơ bộ gồm:

Hiểu rõ mục đích hành động; dựa vào tri thức và kỹ xảo đã có nhằm đối chiếu với mục đích để tìm ra phương thức hành động, tức là xác định được: làm cái gì? làm như thế nào? làm bằng phương tiện nào?,…Từ đó con người bắt tay vào thực hiện hành động có thể gọi là quá trình “thử và sai”.

- Giai đoạn hoạt động chưa khéo léo:

Nhờ giai đoạn 1 đã xác định rõ phương thức hoạt động và tiếp tục nó sau khi đã có nhiều sửa đổi do đó con người nhận ra mình cần vận dụng những kỹ xảo đã có như thế nào, hiểu được các kỹ xảo cũ phối hợp trong hoạt động như thế nào, nên có thể nói ở giai đoạn này hoạt động tiến hành chưa được khéo léo.

- Giai đoạn hình thành các kỹ năng đơn lẻ chung cho hoạt động:

Ở giai đoạn này hoạt động nâng dần sự khéo léo, con người có khả năng thực hiện tốt từng phần nào đó của hoạt động. Sau đó, các kỹ năng riêng lẻ này được thể hiện trong hàng loạt các hoạt động khác nên trở thành kỹ năng chung.

9

Nhờ tiến hành hàng loạt các thao tác tư duy và các động tác cụ thể, con người phát hiện được các tri thức và kỹ xảo cần thiết, có giá trị nhất đối với hoạt động. Đó là sự vận dụng sáng tạo các tri thức và các kỹ xảo của hoạt động ấy.

Ở giai đoạn này con người cần hiểu rõ ý nghĩa của phương thức tiến hành hoạt động để đạt được mục đích.

- Giai đoạn “tay nghề cao”:

Ở giai đoạn này con người biết sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả tất cả khả năng của mình cho công việc, biết sử dụng sáng tạo các kỹ năng khác nhau đã có vào hoạt động cho nên tiết kiệm được năng lượng, các thao tác và động tác trở nên chuẩn xác, có thể làm được lâu, khắc phục được khó khăn, đảm bảo chất lượng sản phẩm [10, tr.43-44].

Từ những nội dung trên có thể nhìn nhận rằng, quá trình hình thành và rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nói chung và kỹ năng tự học nói riêng là một quá trình lâu dài và phức tạp với nhiều cách thức và biện pháp cụ thể khác nhau. Việc xác định kỹ năng nào là cần thiết đối với sinh viên, phụ thuộc rất lớn vào đặc tính chung của sinh viên và đặc trưng nghề nghiệp mà sinh viên được đào tạo.

1.3.4. Vai trò của tự học đối với sự phát triển nhân cách của sinh viên y tế.

Tự học có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự phát triển nhân cách sinh viên. Các nhà tâm lý học duy vật biện chứng cho rằng: bản chất của sự hình thành và phát triển tâm lý con người là quá trình tiếp thu, lĩnh hội hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà loài người đã phát hiện, tích lũy và tồn tại dưới dạng tri thức khoa học. Theo lý thuyết hoạt động thì tâm lý của con người chỉ được hình thành, phát triển và bộc lộ trong quá trình học tập của cá nhân. Điều đó, có nghĩa là, muốn hình thành và phát triển tâm lý, sinh viên phải trực tiếp tham gia hoạt động. Để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, sinh viên phải tự tìm tòi, tự tổ chức việc chiếm lĩnh tri thức khoa học của nhân loại, tức là sinh viên phải tự học. Điều đó còn có ý nghĩa rất lớn trong môi trường học tập của sinh viên ngành y với điều kiện thời gian hạn hẹp, kiến thức chuyên môn nhiều, lại phải học tập kiến thức từ lâm sàng (thực tập nghề nghiệp tại các bệnh viện). Vì nếu không có kỹ năng tự học thì sinh viên không

10

thể hoàn thành nhiệm vụ học tập theo phương châm “ biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”.

Nhờ có kỹ năng tự học, sinh viên mới có thể có được năng lực học tập suốt đời. Nó cho phép sinh viên sau khi ra trường có thể tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với những yêu cầu mới của xã hội.

Chuẩn bị tiềm năng tự phát triển cũng nghĩa là trang bị các cơ sở khoa học vững chắc, giáo dục các khoa học cơ bản cốt lõi, học dựa vào bằng chứng để tạo nền móng tri thức cho việc tự học về sau [7].

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành kỹ năng tự học của mỗi sinh viên trong đó hoạt động tự học một cách tự giác và tích cực của cá nhân sinh viên có vai trò quyết định. Đồng thời, sự hướng dẫn, tổ chức, định hướng của giảng viên trong quá trình hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên cũng vô cùng cần thiết [7].

Như vậy, việc hình thành kỹ năng tự học của sinh viên ngành y bao giờ cũng đòi hỏi có sự hướng dẫn của giảng viên [8, tr40].

1.3.5. Nội dung giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên

Để đạt được mục tiêu giáo dục, “biến quá trình đào tạo, thành quá trình tự đào tạo”, nhà trường cần quan tâm giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên với những nội dung cụ thể như sau:

1.3.5.1. Hình thành ở sinh viên nhận thức đúng đắn về hoạt động tự học

Nhận thức về hoạt động tự học được hiểu đơn giản là những hiểu biết của sinh viên về các vấn đề liên quan đến hoạt động tự học, bao gồm: hiểu biết về bản chất của hoạt động tự học, vị trí vai trò và ý nghĩa của tự học trong trường, các hành động tự học sinh viên cần thực hiện, các nội dung tự học, các phương pháp tự học và các yêu cầu của việc tự học. Đây là nội dung đầu tiên và cũng là nội dung vô cùng quan trọng của dạy tự học, là cơ sở cho các nội dung dạy tự học khác [8, tr78].

1.3.5.2. Hình thành ở sinh viên thái độ tích cực đối với hoạt động tự học

Thái độ của sinh viên đối với việc tự học có ảnh hưởng rất lớn đến hành động và hiệu quả tự học của sinh viên. Một trong những nội dung quan trọng trong dạy tự học là giảng viên cần hình thành ở sinh viên thái độ tích cực đối với việc tự

11

học, với các biểu hiện cụ thể như: sinh viên có trách nhiệm với việc tự học, có nhu cầu tự học, có hứng thú tự học, có cố gắng nỗ lực trong việc tự học…[8,tr78].

1.3.5.3. Dạy các kỹ năng tự học cho sinh viên

Kỹ năng tự học được hiểu là năng lực thực hiện có hiệu quả các hành động tự học. Ở bậc đại học không phải sinh viên nào cũng có kỹ năng tự học, ngay cả ở những sinh viên có nhận thức và thái độ tích cực với việc tự học nên đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của dạy tự học. Nhiệm vụ của giảng viên và nhà trường trong nội dung dạy tự học này là giúp những sinh viên chưa có kỹ năng tự học hoặc những sinh viên còn thiếu hụt một số kỹ năng tự học hình thành các kỹ năng tự học cần thiết.

Hệ thống kỹ năng tự học của sinh viên rất đa dạng. Dựa vào đặc điểm hoạt động tự học của sinh viên và các giai đoạn để tiến hành giải quyết một vấn đề đặt ra, người ta xét kỹ năng tự học theo trình tự công việc hoặc theo loại hình công việc. Tuy nhiên, các kỹ năng tự học đan xen lẫn nhau, vì vậy sự phân định trong nghiên cứu chỉ là tương đối [8].

Đối với đặc điểm học tập của sinh viên y tế như đã trình bày trên, đề tài này xem xét kỹ năng tự học theo trình tự công việc được sinh viên tiến hành. Các kỹ năng được xác định nhằm giúp sinh viên có nền tảng cơ bản để có thể tự học trong học lý thuyết, học lâm sàng bao gồm 3 nhóm kỹ năng [8]:

- Nhóm kỹ năng định hướng bao gồm: kỹ năng tiếp nhận và phát hiện vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch tự học.

- Nhóm kỹ năng thực hiện hoạt động tự học bao gồm: kỹ năng giải quyết vấn đề trong tự học, kỹ năng nghiên cứu tài liệu, kỹ năng học tập từ lâm sàng.

- Nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học.

1.3.6. Các kỹ năng tự học cơ bản của sinh viên 1.3.6.1. Nhóm kỹ năng định hướng 1.3.6.1. Nhóm kỹ năng định hướng

12

“Vấn đề” có thể là một câu hỏi, một bài tập đặt ra mà sinh viên phải giải quyết và khi được giải quyết sẽ giúp họ mở rộng, hiểu sâu một đơn vị kiến thức nào đó.

Kỹ năng tiếp nhận và phát hiện vấn đề tự học là kỹ năng xác định được vấn đề cần làm rõ, cần mở rộng và khắc sâu trong từng đơn vị tri thức.

Muốn phát hiện được vấn đề thì sinh viên cần xác lập mối liên hệ giữa vốn tri thức đã có với tri thức mới, giữa những tri thức sinh viên đã nắm được với những tri thức sinh viên cần tìm hiểu, giữa kiến thức trọng tâm cơ bản với kiến thức nâng cao… [8, tr56].

Trong nhà trường, kỹ năng tiếp nhận và phát hiện vấn đề tự học được xác định thông qua việc sinh viên xác định được nội dung tự học tức là biết lựa chọn nội dung tự học.

Trên cơ sở đó, sinh viên từng bước phân tích vấn đề nhận thức theo các đơn vị kiến thức để có phương án giải quyết.

- Kỹ năng lập kế hoạch tự học

Lập kế hoạch trong học tập là điều quan trọng nhất, nhưng cũng thường bị bỏ sót nhất trong quá trình học tập của sinh viên. Lập kế hoạch không những sẽ giúp sinh viên tiết kiệm được thời gian mà còn giúp sinh viên hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học và hiệu quả. Mỗi sinh viên có một kế hoạch và mục tiêu khác nhau, việc lập kế hoạch giúp sinh viên biết được khối lượng kiến thức đang có và sẽ phải có. Sinh viên sẽ ý thức được những vấn đề quan trọng, những vấn đề còn yếu để chú ý rèn luyện nhiều hơn.

Nhìn chung, kỹ năng lập kế hoạch tự học là thực hiện việc xây dựng một chương trình hợp lý, có cơ sở khoa học phù hợp với từng cá nhân, để tối ưu hóa hoạt động tự học của bản thân đạt kết quả.

Theo tác giả Hoàng Anh & Đỗ Thị Châu (2008), những yêu cầu chung về kỹ năng lập kế hoạch tự học của sinh viên gồm:

- Phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ học tập do bộ môn quy định. - Phân định hợp lý thời gian tự học cho từng môn.

13

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)