Cách thức tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 97 - 102)

- Phương pháp đọc và bình luận tài liệu

3.2.1.3. Cách thức tổ chức thực hiện

Thứ nhất, tăng cường lồng ghép giáo dục KNTH thông qua các giờ học:

- Quy trình GV hướng dẫn SV tiếp cận và xử lý thông tin: GV hướng dẫn SV tiếp cận và xử lý thông tin.Thông qua các nhiệm vụ học tập được GV giao cho đã thúc đẩy SV tích cực, sưu tầm, tìm kiếm tài liệu khai thác thông tin phù hợp phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ được giao. Điều này góp phần tạo ra hiệu quả tự học. Đồng thời, dựa trên điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học trong đó nguồn

78

tài liệu ở thư viện, tủ sách cá nhận của GV và mạng internet đóng vai trò quan trọng. Quy trình thực hiện biện pháp như sau:

+ GV giới thiệu danh mục tài liệu tham khảo cho SV;

+ SV tìm kiếm tài liệu từ các nguồn từ thư viện, nhà sách, internet v.v…và đọc lướt chúng;

+ Trong quá trình tìm tài liệu GV gợi ý SV nên chia nhóm và phân công nhau tìm và đọc tài liệu và thống nhất với nhau nên thêm hoặc bớt tài liệu nào;

+ Bên cạnh tài liệu được GV giới thiệu từ trước, trong mỗi bài, mỗi chương GV giới thiệu bổ sung một số tài liệu;

+ GV hướng dẫn SV sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu tham khảo thông qua việc giao các nhiệm vụ liên quan đến các tài liệu. Điều này kích thích SV hứng thú trong quá trình tìm tòi thông tin và tự học hiệu quả;

+ GV tổ chức cho SV tham gia giải quyết các tình huống, bài tập. Nguồn thông tin càng phong phú, càng mang lại kết quả tốt; do đó, SV phải rất tích cực trong việc tìm tòi và khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

- Quy trình GV hướng dẫn cho SV xây dựng kế hoạch tự học một cách khoa học:

GV hướng dẫn cho SV xây dựng kế hoạch tự học một cách khoa học: Kết quả học tập của SV phụ thuộc khá nhiều vào việc lập kế hoạch tự học, vào việc xác định khối lượng tri thức cần tiếp thu, những kỹ năng cần hình thành và rèn luyện với khoảng thời gian cần để lĩnh hội, thực hành tri thức đó, đồng thời đòi hỏi SV phải biết tổ chức lao động trí óc của mình một cách khoa học, hợp lý. Do đó hướng dẫn SV xây dựng dựng kế hoạch tự học chính là hướng dẫn và rèn luyện SV biết cách tổ chức lao động trí óc, kế hoạch hóa hoạt động tự học cho SV, giúp SV phát huy hết năng lực tự học của mình.

Khi hướng dẫn SV lập kế hoạch tự học, GV cần thực hiện các bước sau: + Hướng dẫn SV liệt kê những việc phải làm trong ngày và phải hiểu rõ sự cần thiết phải làm việc có kế hoạch;

79

+ SV dự kiến và phân chia thời gian cho từng công việc một cách khoa học và hợp lý;

+ SV lập kế hoạch hành động đối với từng công việc; + SV thực hiện đúng kế hoạch đề ra;

+ GV kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đã đề ra thông qua việc kiểm tra kết quả thực hiện các bài bài tập bao gồm cả lý thuyết và thực hành mà GV đã giao cho SV trước đó. Đồng thời tổ chức tổ, nhóm kiểm tra kế hoạch của cá nhân hoặc cá nhân tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của mình.

- Quy trình GV tổ chức cho SV tạo thông tin phản hồi: GV tổ chức cho SV tạo thông tin phản hồi: Phản hồi là một quá trình mà ở đó kiến thức, kỹ năng lần thực hiện trước được thể hiện ra, dẫn đến sự điều chỉnh và cải thiện việc thực hiện trong tương lai. Phản hồi có thể từ chính GV, SV đối với GV; SV đối với SV hoặc chính bản thân SV tiến hành. Phản hồi có thể diễn ra bất cứ thời điểm nào trong suốt quá trình lên lớp. Phản hồi diễn ra theo 2 hướng: phản hồi tích cực (cho thông tin SV đã thực hiện tốt việc học tập, cần phát huy, bồi dưỡng hơn nữa để tiến bộ hơn), phản hồi theo chiều hướng tiêu cực (cho thông tin SV học tập chưa tốt hoặc chưa hiệu quả như mong muốn, vì thế GV cần có hướng điều chỉnh cách tác động để đạt hiệu quả).

+ GV đặt câu hỏi để tạo ra tình huống buộc SV phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết;

+ GV dành thời gian đủ cho SV suy nghĩ hướng và cách giải quyết vấn đề đồng thời bắt tay thực hiện giải quyết vấn đề;

+ GV tổ chức cho SV thảo luận nhóm về cách giải quyết vấn đề;

+ GV đề nghị SV phản hồi về hoạt động giải quyết vấn đề hoặc trả lời những vướng mắc mà các SV khác nêu ra hoặc yêu cầu lớp tiến hành thảo luận những vướng mắc;

+ GV hướng dẫn cho SV tự phản hồi thông tin bằng cách tự tìm ra mẫu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn;

80

+ GV nhận xét và tổng kết các ý kiến của SV để SV có phản hồi chính thức từ phía GV và SV có thể rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực trong dạy học.

Có rất nhiều PPDH tích cực khác nhau, trong đề tài này, xuất phát từ thực trạng khảo sát, người nghiên cứu đề xuất biện pháp vận dụng PPDH theo nhóm và PPDH giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện kỹ năng làm việc nhóm và thảo luận cho SV; kỹ năng giải quyết vấn đề cho SV.

Thứ nhất, PPDH theo nhóm nhằm hoàn thiện Kỹ năng làm việc nhóm và thảo luận cho SV

GV tổ chức cho SV tự học theo nhóm và thảo luận toàn lớp là hình thức cho SV tự học thông qua hình thức tranh thủ ý kiến của nhóm, của lớp để khách quan hóa kiến thức của mình về kiến thức, về kỹ năng, về nguyên tắc và phương pháp. Với biện pháp này, SV tự học một cách nhẹ nhàng, linh hoạt, không cứng.

Để hoàn thiện kỹ năng làm việc nhóm và thảo luận cho SV, GV cần thực hiện các bước sau:

+ GV chia nhóm học tập gồm khoảng 5 người-10 người/nhóm;

+ GV thực hiện giảng dạy và đưa ra những “tình huống có vấn đề” phù hợp với mục tiêu bài học, môn học;

+ GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm để SV mỗi nhóm cùng nhau giải quyết. GV khuyến khích và động viên SV tích cực hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ. SV các nhóm có thể tham khảo ý kiến của nhau để nguồn thông tin thêm đa dạng và việc giải quyết tình huống khách quan hơn;

+ GV tổ chức, hỗ trợ và kiểm soát công việc và thảo luận của SV, tạo điều kiện cho SV chia sẻ, trao đổi, thảo luận để thống nhất ý kiến. SV tranh thủ sự giúp đỡ của GV để làm việc tích cực, sáng tạo và hiệu quả.

+ GV tổ chức cho nhóm trình bày sản phẩm thảo luận trước lớp. SV cử đại diện trình bày vấn đề với sự hỗ trợ bổ sung của nhóm.

+ GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của nhóm, sau đó thống nhất và khái quát hóa tri thức của bài học.

81

Thứ hai, PPDH giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện Kỹ năng giải quyết vấn đề cho SV

GV tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích SV suy nghĩ, huy động tất cả kiến thức, vốn sống và kỹ năng tự học đã có và điều kiện học tập hiện hữu để giải quyết vấn đề.

Để hoàn thiện kỹ năng giải quyết vấn đề cho SV, GV cần thực hiện các bước sau:

+ GV gây hứng thú với việc giải quyết vấn đề (GQVĐ) bằng cách giúp cho SV hiểu được ý nghĩa của việc GQVĐ gắn với thực tiễn nghề nghiệp, thực tiễn cuộc sống bằng việc vận dụng toàn bộ điều kiện hiện có của bản thân SV (tri thức, kỹ năng, điều kiện học tập, nguồn tài liệu…) từ đó SV tìm thấy hứng thú và tích cực tham gia GQVĐ.

+ GV tổ chức cho SV nhận thức rõ nhiệm vụ, yêu cầu của vấn đề: SV cần đọc kỹ vấn đề và xác định vấn đề cần giải quyết, bắt đầu GQVĐ từ đâu và các bước tiến hành như thế nào. SV xác định được các dữ kiện đã cho, dữ kiện nào phải tìm, các nguồn và cách thức thu nhập thông tin. SV chia sẻ hướng giải quyết của mình với GV và với nhóm để kiểm tra mức độ hợp lý của kết quả phân tích để có hướng điều chỉnh.

+ SV xác định các bước thực hiện: việc xác định các bước thực hiện bao gồm việc đọc sách, nghiên cứu tài liệu, điều tra, khảo sát, thu thập chứng cứ, thảo luận, viết đề cương…

+ GV hướng dẫn SV sử dụng phương pháp để tìm kiếm và xử lý thông tin: tích cực, chủ động khai thác các nguồn thông tin từ sách, báo, tài liệu tham khảo, phim ảnh có liên quan, sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè…Trên cơ sở đó, SV cần phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa thông tin thu được và sử dụng chúng hiệu quả. Điều này giúp SV rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng tiếp cận và khai thác thông tin, kỹ năng đọc sách, kỹ năng ghi chép.

+ GV hướng dẫn SV khai thác và sử dụng hiệu quả các điều kiện sẵn có để phục vụ cho việc GQVĐ (thư viện, phòng máy, internet..). Biện pháp này giúp SV

82

hoàn thiện kỹ năng khai thác và sử dụng các phương tiện hỗ trợ học tập, cách thức sử dụng hiệu quả để khai thác tối đa nguồn thông tin vô cùng phong phú từ mạng internet và làm việc đạt kết quả trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn.

+ SV tích cực tham gia thảo luận: Biện pháp này tạo điều kiện cho SV tích cực trao đổi, tranh luận, chia sẻ quan điểm cá nhân, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm sống, xúc cảm, tình cảm của mình với các cá nhân khác trong cùng nhóm, khác nhóm với GV,…nhờ đó mà SV có thể thay đổi, điều chỉnh quan điểm, kiến thức, quan niệm sống từ đó thay đổi và hoàn thiện kỹ năng làm việc nhóm. Khi thảo luận, SV không nói theo người khác, không sẵn sàng đồng tình với ý kiến của người khác mà SV phải huy động toàn bộ vốn hiểu biết của mình để chia sẻ, khai thác và sàng lọc ý kiến, làm phong phú thêm vốn hiểu biết cá nhân, chính xác hóa hiểu biết cá nhân. SV có thể nhấn mạnh các nội dung cơ bản, suy ngược vấn đề với GV và nhóm. Ở những điểm chưa đồng ý, SV nhờ GV và các SV khác giải thích thêm, lấy ví dụ minh họa cho vấn đề mà SV hoặc SV khác đề cập.

+ SV báo cáo kết quả: SV trình bày tóm tắt kết quả. Báo cáo phải làm nổi bật các nội dung cơ bản, các ý quan trọng, đồng thời cũng nêu ra những hạn chế còn tồn tại mà SV chưa giải quyết thỏa đáng trong quá trình SV giải quyết vấn đề đặt ra.

Biện pháp này giúp SV hoàn thiện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm chủ tình huống biết tự điều khiển mình và thuyết phục người khác, kỹ năng sử dụng các thiết bị hỗ trợ (laptop, projector…). Ngoài ra, biện pháp này cũng giúp SV khắc phục tính rụt rè, nhút nhát khi đứng trước đám đông, đồng thời giúp SV hoàn thiện hệ thống kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)