Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất thông qua thu

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 104)

- Phương pháp đọc và bình luận tài liệu

3.3. Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất thông qua thu

thu thập ý kiến của chuyên gia.

Nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của 4 biện pháp giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường Cao Đẳng Y tế Cần Thơ, người nghiên cứu đã trưng cầu ý kiến của 09 chuyên gia. Các chuyên gia này là những thầy, cô có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên và đã từng tham gia kiêm nhiệm công tác Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên. Kết quả tổng hợp ý kiến được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đánh giá của chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất:

85 STT BIỆN PHÁP Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi TL (%) TL (%) TL (%) TL (%) TL (%) TL (%) 1 Hình thành một số KNTH cơ bản cho SV thông qua việc tổ chức dạy học theo tín chỉ nhằm phát huy tính tự giác, tích cực ở SV bằng cách tăng cường lồng ghép giáo dục KNTH thông qua các giờ học.

88,9 11,1 0 22,2 77,8 0

2

Hình thành một số KNTH cơ bản cho SV thông qua việc tổ chức dạy học theo tín chỉ nhằm phát huy tính tự giác, tích cực ở SV bằng cách vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành KNTH cho SV 77,8 22,2 0 100 0 3

Tăng cường tổ chức các hoạt động học thuật ngoài giờ học cho SV thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên.

55,6 44,4 0 22,2 77,8 0

Kết quả đánh giá của các chuyên gia về mức độ hợp lý của các biện pháp giáo dục KNTH cho thấy: các biện pháp đều có tính cần thiết và rất cần thiết; khả thi và rất khả thi đạt 100%. Từ kết quả cho thấy, các chuyên gia đánh giá cao biện pháp “Tăng cường lồng ghép giáo dục KNTH thông qua các giờ học” và cho rằng biện pháp này là rất cần thiết (88,9%). Đối với tính khả thi của các biện pháp đề xuất thì biện pháp ” Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành KNTH cho SV” mang tính khả thi (100%). Không có biện pháp nào đề xuất mà không đảm bảo tính cần thiết và khả thi theo nguyên tắc đề xuất các biện pháp đã đề ra.

86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã xây dựng và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng mềm cho SV, cụ thể như sau:

Một là, hình thành một số KNTH cơ bản cho SV thông qua việc tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tự giác, tích cực ở SV bằng cách: Tăng cường lồng ghép giáo dục KNTH thông qua các giờ học và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học. Đề tài đề xuất 02 phương pháp dạy học mà GV có thể vận dụng dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng gồm: phương pháp dạy học theo nhóm và phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện kỹ năng làm việc nhóm, thảo luận nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề cho SV.

Hai là, tăng cường tổ chức các hoạt động học thuật ngoài giờ học cho SV thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên với 02 nội dung cụ thể: Tích cực vận động thành lập và duy trì thường xuyên các câu lạc bộ chuyên ngành, hỗ trợ SV trong học tập và chia sẻ kinh nghiệm học tập; tuyên truyền, vận động SV phấn đấu đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt, đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá sinh viên 5 tốt phù hợp với ngành nghề đào tạo, gắn với lợi ích thiết thực của SV.

Nhìn chung, việc hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy - học đại học nói chung và đặc biệt cần thiết trong phương thức đào tạo theo tín chỉ. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tự học cần phải có sự quản lý sát sao của mọi người liên quan đến hoạt động tự học của sinh viên, đặc biệt giảng viên phải đổi mới phương thức tổ chức dạy học và đòi hỏi cao hơn tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của sinh viên trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Với những biện pháp được đề xuất, và được sự đánh giá là cần thiết và khả thi của các chuyên gia, nếu được thực thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự học cho SV trong thời gian tới.

87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn “Giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên Trường cao đẳng Y tế Cần Thơ, đề tài đã đạt được những kết quả sau:

Thứ 1: Đề tài đã phân tích tổng quan nghiên cứu về tự học trên thế giới và tại Việt Nam; xác định các khái niệm liên quan đến đề tài như tự học, kỹ năng, giáo dục, giáo dục kỹ năng tự học; hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng tự học như nội dung giáo dục, các kỹ năng tự học, con đường giáo dục, phương pháp giáo dục và các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên.

Thứ 2: Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng tự học và giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ cho thấy: Thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên đạt ở mức trung bình. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên do sinh viên không được dạy năng tự học cơ bản để tự học, việc lồng ghép giáo dục kỹ năng tự học trong dạy học và trong các hoạt động Đoàn thể chưa tốt, sinh viên chưa tích cực chủ động trong tự học. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ qua con đường dạy học trên lớp và hoạt động đoàn thể cũng cho kết quả: giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình do thời gian giảng dạy chỉ đủ tập trung vào kiến thức chuyên môn và các hoạt động do Đoàn thanh niên – Hội sinh viên nhà trường tổ chức chưa nhiều và chưa thật sự đi vào chiều sâu phục vụ cho việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên bao gồm: tính tích cực chủ động của SV, tình trạng thiếu cơ sở vật chất dành cho tự học của nhà trường; hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đoàn thể chưa cao và năng lực lồng ghép giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên của giảng viên còn nhiều hạn chế.

Thứ 3: Xuất phát từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng tự học của sinh viên và thực tiễn giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế

88

Cần Thơ, đề tài đã đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ như sau:

- Hình thành một số kỹ năng tự học cơ bản cho sinh thông qua việc tổ chức dạy học theo tín chỉ nhằm phát huy tính tự giác, tích cực ở sinh viên bằng cách tăng cường lồng ghép giáo dục kỹ năng tự học thông qua các giờ học và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động học thuật ngoài giờ học cho sinh viên thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên.

Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biên pháp được đề xuất thông qua việc lấy ý kiến của chuyên gia cũng cho kết quả 100% chuyên gia đánh giá các biện pháp đưa ra là cần thiết và khả thi. Từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu, người nghiên cứu tin tưởng các biện pháp đề ra, nếu được thực thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tư học cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ trong thời gian tới.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, đề tài đề xuất các kiến nghị sau:

2.1. Đối với Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ

Như đã nêu ra trong nghiên cứu, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên và việc giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên cho thấy sự quan tâm chưa đúng mức của nhà trường đối với việc giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên. Do đó, nhà trường cần thực sự coi trọng công tác giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên; coi trọng vai trò của giảng viên và tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên; gắn kết nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên là nhiệm vụ chính trong hoạt động giáo dục của nhà trường thông qua các hoạt động cụ thể sau:

+ Chỉ đạo sâu sát đội ngũ giảng viên nhà trường trong việc tăng cường giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trong công tác giảng dạy của mình.

89

+ Thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức các buổi tập huấn, chia sẻ về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên do các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo báo cáo, tập huấn.

+ Đầu tư vào cơ sở vật chất như: phòng tự học, thư viện điện tử, sách chuyên môn … nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tự rèn luyện kỹ năng tự học.

+ Định kỳ gặp gỡ, đối thoại với sinh viên thông qua các diễn đàn do tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức nhằm nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, chính đáng của sinh viên.

+ Định kỳ làm việc với tập thể Ban chấp hành Đoàn thanh niên và Hội sinh viên nhằm định hướng cho tổ chức Đoàn thanh niên và Hội sinh viên tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng học tập và tự học cho sinh viên góp phần gắn kết hoạt động giáo dục của của Đoàn thể với hoạt động giáo dục của nhà trường.

+ Bố trí một cán bộ làm chuyên trách Đoàn thể, được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ Đoàn/Hội để có thể sắp xếp, theo dõi và tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường những nội dung công tác Đoàn và công tác Hội hiệu quả và kịp thời.

2.2. Đối với đội ngũ giảng viên nhà trường

Kết quả nghiên cứu chỉ ra những hạn chế trong việc lồng ghép giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên cho thấy phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập của sinh viên từ đó chưa khích lệ hay tổ chức cho sinh viên tự học. Do đó, giảng viên cần thực hiện các nội dung sau:

+ Thiết kế bài giảng thu hút và tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tính tích cực trong giừo học và chủ động học tập ở nhà thông qua việc phối hợ khéo léo các kỹ năng sư phạm và các phương pháp dạy học tích cực…

+ Tổ chức và điều khiển quá trình học tập của sinh viên nhằm đạt mục tiêu giúp sinh viên hình thành và rèn luyện thói quen tự học.

+ Tăng cường sử dụng các phương tiện nghe nhìn để giúp sinh viên quan sát và tự quan sát các thao tác chuẩn của giảng viên và của các sinh viên khác trong dạy thực hành. Giao các bài tập để sinh viên có thể tự học ở nhà, tự học theo nhóm, giúp sinh viên tự chiếm lĩnh tri thức khoa, tích lũy và rèn luyện kỹ năng tự học cho bản thân.

90

2.3. Đối với tổ chức Đoàn thanh niên và Hội sinh viên:

Nghiên cứu cũng chỉ ra thực trạng việc tổ chức các hoạt động học thuật cho sinh viên của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn do năng lực của đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội. Do đó, tổ chức Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cần:

+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Đoàn Hội bao gồm cả cán bộ Đoàn, Hội do giảng viên kiêm nhiệm và cán bộ Đoàn,Hội là sinh viên.

+ Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Đoàn và Hội nhằm thu hút sinh viên tích cực tham gia các hoạt động. Thông qua hoạt động, định hướng các giá trị và hình thành kỹ năng sống, kỹ năng học tập cho sinh viên.

+ Kịp thời phát hiện, tuyên dương các gương điển hình của cán bộ Đoàn, Hội và sinh viên trong học tập và trong hoạt động. Đặc biệt, quan tâm hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

+ Tổ chức và duy trì phong trào tự học, tự nghiên cứu trong sinh viên thông qua việc phát triển mạnh các tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ sinh viên tự học, nghiên cứu khoa học, ngành học; đa dạng hóa các hình thức trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm, các câu lạc bộ giữa các ngành học.

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh & Đỗ Thị Châu. (2008). Tự học của sinh viên.NXB Giáo dục. 2. Phương Anh. Cẩm nang kỹ năng học tập dành cho sinh viên Y khoa. Từ web:

http://medicare.health.vn/cong-dong/blog/cam-nang-ky-nang-hoc-tap danh-cho-sinh-vien-y-khoa , 9/9/2013.

3. Đỗ Thị Coỏng. (2003). Nâng cao tính tự giác, tích cực trong hoạt động học tập của sinh viên. Tạp chí Tâm lý học, số 3, 2003, tr.60-63.

4. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường. (2014). Lí luận dạy học hiện đại – Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. NXB Đại học Sư phạm TP.HCM.

5. Phạm Khắc Chương (1997). J.A Cômenxki, ông tổ của nền sư phạm cận đại. NXB Giáo dục

6. Đoàn Văn Điện (2004). Cần làm gì để thực hiện “4 trụ cột” trong giáo dục. Mục Thời sự trong nước, chuyên trang Người lao động online.Khai thác từ http://suckhoedinhduong.nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/can- lam-gi-de-thuc-hien-bon-tru-cot-trong-giao-duc-99816.htm .

7. Nghiêm Xuân Đức. (2008). Phương pháp dạy học dùng trong các trường cao đẳng và trung cấp y tế. NXB Giáo dục.

8. Trần Thị Minh Hằng. (2011). Tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của sinh viên sư phạm, NXB Giáo dục Việt Nam.

9. Nguyễn Văn Hộ & Hà Thị Đức (2002). Giáo dục học đại cương (Tập 1). NXB Giáo dục.

10. Lê Thị Hoa (chủ biên) & Nguyễn Khắc Mỹ Phượng. (2013). Giáo trình giảng dạy môn Tâm lý học sư phạm nghề, Trường Đại học Quốc gia Tp.HCM.

11. Nguyễn Hoàng Đoan Huy. (2015). Hoạt động học tập của sinh viên dưới góc độ tiếp cận sự gắn kết của sinh viên vào giờ học trên lớp, Mục Bàn tròn giáo dục thuộc website của Viện NCSP - trường ĐHSP Hà

92

Nội. Khai thác từ http://vncsp.hnue.edu.vn/ban-tron-giao- duc/article/215.aspx.

12. Nguyễn Thị Thu Huyền. (2014). Kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh.

13.Nguyễn Kỳ. (1996). Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 3, tr3.

14.Đinh Bá Lãm. (1987). Một số hình thức tổ chức dạy học ở đại học.Trong

Một số vấn đề về giáo dục đại học. NXB Viện nghiên cứu đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.

15. Quốc hội, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật giáo dục (ngày 25 tháng 11 năm 2009).

16. Hà Thị Mai. (2013). Giáo trình Giáo dục học đại cương, Đại học Đà Lạt. 17.Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học. NXB Giáo dục.

18.Tsunesaburo Makiguchi (1994). Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo. Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và NXB Trẻ, Sài Gòn.

19.Roysingh Jaija (1994). Nền giáo dục cho thế kỷ XXI - Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương. UNESSCO, Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội.

20.Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ. Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ (2016), Sổ tay học sinh sinh viên

21.Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm. (1998). Lịch sử giáo dục thế giới. NXB

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)