- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
9. Cấu trúc của luận văn
1.3.6.2. Nhóm kỹ năng thực hiện hoạt động tự học
- Kỹ năng giải quyết vấn đề trong tự học:
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống. Giải quyết vấn đề có liên quan tới kỹ năng ra quyết định và cần nhiều KNS khác như: Giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, kiên định…Đối với sinh viên y tế, kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò rất quan trọng trong việc học tập và được xem là cứu cánh trong việc học tại lâm sàng và học tại cộng đồng.
Để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề có hiệu quả, sinh viên cần thực hiện các bưới như sau:
- Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải, phân tích vấn đề và chọn ưu tiên. Ví dụ: trong Y học, sinh viên cần xác định triệu chứng và lời than phiền chính của bệnh nhân. Mức độ của triệu chứng/độ nặng/tiên lượng.
- Phân tích nguyên nhân. Ví dụ: nguyên nhân gần nhất, nguyên nhân khác, chẩn đoán và củng cố chẩn đoán.
- Tìm các giải pháp và lựa chọn các giải pháp tối ưu. Ví dụ: Đưa ra những hướng xử trí, lựa chọn xử trí nào là cần thiết/cấp bách.
- Lập kế hoạch thực hiện và hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phương án giải quyết nào đó.
14
- Đánh giá phương án giải quyết đó và rút kinh nghiệm cho những lần quyết định và giải quyết vấn đề sau [2].
Cũng như kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con người có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống. Nếu không có kỹ năng giải quyết vấn đề trong học tập – tự học sinh viên thường lúng túng khi phải giải quyết các vấn đề thực tế.
- Kỹ năng nghiên cứu tài liệu
Trong quá trình tự học của sinh viên, việc nghiên cứu tài liệu được xem là khâu chuẩn bị quan trọng cả trong quá trình học tập trong lớp và tự học ngoài lớp.
Tác giả Hoàng Anh & Đỗ Thị Châu (2008) cho rằng kỹ năng nghiên cứu tài liệu bao gồm: Tổ chức quá trình đọc tích cực và khoa học; Hiểu đúng và phân tích kỹ những điều đang đọc; Ghi chép được những điều đã đọc.
Những yêu cầu chung đối với kỹ năng nghiên cứu tài liệu gồm:
Một là xác định nội dung cần đọc, sách cần đọc, đọc vào lúc nào thích hợp với khả năng nhận thức của mình. Chỉ nên đọc những gì giải đáp được các vấn đề nảy sinh trong chúng ta. Khi đọc sách nên đọc từ mục lục để xem nội dung sách có phù hợp với nội dung cần đọc hay không.
Hai là, lựa chọn nơi có nguồn sách đáp ứng yêu cầu bản thân. Nguồn sách có thể có từ các nguồn như: thư viện (cần làm thẻ thư viện và học các tra cứu các ký hiệu sách cần đọc), trên mạng internet (cần có thiết bị kết nối internet, nắm các thủ thuật tra cứu tài liệu, chọn lọc những tài liệu có nguồn gốc đáng tin cậy).
Ba là, cần ghi chú lại nội dung quan trọng theo kiểu dàn ý, sơ đồ (có chú giải của cá nhân) tên tài liệu, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, nguồn tài liệu, để khi cần thiết có thể tra cứu lại hoặc kiểm tra độ tin cậy của nội dung đọc.
Để nghiên cứu tài liệu hiệu quả, sinh viên phải tổ chức việc nghiên cứu của mình với các điều kiện thuận lợi nhất như: bàn ghế ngồi đọc, vở ghi chép, không gian yên tĩnh, mát mẻ, cách ly với các yếu tố gây nhiễu như truyền hình, điện thoại, máy tính cá nhân (nếu không cần thiết)...
15
Kỹ năng nghiên cứu tài liệu không những giúp sinh viên nắm được kiến thức mà còn rèn luyện cho sinh viên phong cách tự học, tự nghiên cứu của một nhà khoa học trong tương lai. [1].
- Kỹ năng học tập từ lâm sàng
Theo tác giả Nghiêm Xuân Đức (2008), lâm sàng là môi trường giáo dục, là cái nôi/ cái khuôn để hình thành người cán bộ y tế cả về đức và tài. Học tập từ lâm sàng là cách học đặc thù của sinh viên y tế nên học tập từ lâm sàng thường chiếm tỷ lệ lớn trong các chương trình đào tạo cán bộ y tế
Các hình thức học tập từ lâm sàng bao gồm: học ở bệnh viện, phòng khám, học trong các phòng học Mô phỏng lâm sàng.
Khi học tập tại lâm sàng, sinh viên sẽ phải đạt được 3 mục tiêu chung:
- Học các thái độ, tác phong, cách ứng xử, qua dó mà rèn luyện y đức và định hình nhân cách người cán bộ y tế.
- Học tập các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, ứng dụng các điều đó, qua đó mà học nghề chăm sóc sức khỏe cho con người.
- Rèn luyện nếp tư duy lâm sàng, học tập cách làm việc kiểu cán bộ y tế, học phương pháp luận, hình thành tiềm năng tự học/nghiên cứu và nâng cao năng lực [7].
Như vậy, quá trình học tập từ lâm sàng là quá trình tự học của sinh viên dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên.
Để học tập từ lâm sàng hiệu quả sinh viên cần có các kỹ năng học tập từ lâm sàng cụ thể như sau [2]:
- Nắm vững lý thuyết và bảng kiểm kỹ năng: Nhờ đó khi quan sát, bạn sẽ dễ dàng mường tượng được giảng viên đang trình diễn kỹ năng ở bước nào trong quy trình, hiểu được yêu cầu cần đạt của mỗi bước và thứ tự của các bước trong cả quy trình, từ đó bạn có thể tự mình thực hiện và hoàn thiện các kỹ năng;
- Hoàn thiện các nhiệm vụ giảng viên giao trước khi đi học tập từ lâm sàng
16
- Quan sát kỹ lưỡng các phần khám mẫu của giảng viên/cán bộ hướng dẫn, dùng bảng kiểm kỹ năng để ghi chép lại các nhận xét, thắc mắc trong khi quan sát;
- Ghi chép lại một cách súc tích các ý kiến phản hồisau mỗi ca thực hành để phát huy những điểm mạnh và cải thiện ngay những điểm chưa chuẩn mực trong những lần thực hành sau;
- Luôn sử dụng kết quả ghi chép trong khi quan sát để phản hồi kết hợp với những kinh nghiệm đúc kết qua quan sát thực tế lâm sàng trước đó (nếu có) để trao đổi với giảng viên sau phần làm mẫu để có những thực hành chuẩn mực;
- Kiên trì thực hành và tự đánh giá bản thân cũng như đánh giá thực hành của các sinh viên khác theo bảng kiểm qua mỗi lần thực hành, trao đổi thường xuyên với giảng viên/cán bộ hướng dẫn để nhanh chóng đạt đến mức thực hành thành thạo cho từng kỹ năng trên mô hình trước khi đi thực hành lâm sàng ở bệnh viện;
Tóm lại, cơ sở y tế nơi sinh viên học tập lâm sàng là nơi trực tiếp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Mỗi nơi đều có đặc điểm riêng, hoàn cảnh riêng và có những điều kiện cụ thể về các nguồn lực và về bệnh nhân; mỗi nơi là một xã hội thu nhỏ, ở đó sẽ học được nhiều điều không được nhắc tới trong lý thuyết. Ở các cơ sở y tế đó, sinh viên không chỉ được trau dồi kiến thức mà còn phát triển và hoàn thiện nhiều kỹ năng thông qua quan sát, thực hành kỹ năng chuyên môn và xử lý tình huống. Do đó, học tập từ lâm sàng là một trong những kỹ năng cơ bản và quan trong của sinh viên y tế.