Nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 36 - 38)

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.6.3. Nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học

Tự kiểm tra đánh giá trong quá trình tự học là biện pháp giúp sinh viên hình thành kỹ năng, kỹ xảo từ đó nhận biết rõ ưu, khuyết điểm của bản thân nhất là phương pháp học tập để tìm cách khắc phục.

Khi người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình, người học sẽ tự đánh giá được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục.

17

Để có kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, sinh viên, theo tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền (2014) thì sinh viên cần [12]:

- Làm các bài tập của thầy cô giao cho, hoặc các bài tập bản thân tự tìm kiếm sau đó tự mình kiểm tra đáp án để rút kinh nghiệm…

- Xác định được mục tiêu, nội dung bài học và nội dung liên quan trong các tài liệu tham khảo.

- Tái hiện những kiến thức liên quan đã được nghe giảng. - Xây dựng dàn ý bài học (hoặc bài thuyết trình).

- Tự trả lời câu hỏi trong tài liệu bằng cách xác định yêu cầu của câu hỏi, dự kiến câu trả lời, tái hiện các kiến thức liên quan, tập trình bày câu trả lời trước nhóm hoặc trước lớp để tìm ra chỗ sai từ đó khắc phục.

- Kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung những nội dung chưa chuẩn.

Tự kiểm tra đánh giá góp phần hình thành các kỹ năng và thói quen trong học tập như: nhận thức về vấn đề đặt ra, nhạy bén, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng vào các hoạt động thực tiễn, thực tập… Việc tự kiểm tra, đánh giá nhìn nhận kết quả học tập qua quá trình tự học có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức: dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của giảng viên, bản thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu… Tất cả các hình thức này đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Thông qua nó người học tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ đó có hướng khắc phục hay phát huy, góp phần rèn luyện các thao tác dư duy nhanh, sâu, độc lập, sáng tạo.

Tóm lại, Kỹ năng tự học là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động học tập của sinh viên. Dựa vào các khâu của một hoạt động tự học thì kỹ năng tự học bao gồm 3 nhóm kỹ năng: nhóm kỹ năng định hướng hoạt động tự học; nhóm kỹ năng thực hiện hoạt động tự học; nhóm kỹ năng tự kiểm tra đánh giá hoạt động tự học. Trong nhóm kỹ năng định hướng hoạt động tự học thì kỹ năng lập kế hoạch tự học được coi là cơ bản. Trong nhóm kỹ năng thực hiện hoạt động tự học

18

thì kỹ năng nghiên cứu tài liệu, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng học tập từ lâm sàng được coi là kỹ năng cơ bản. Đồng thời, hoạt động tự học muốn đạt kết quả thì sinh viên phải có kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học [8].

Trong tự học, để hình thành kỹ năng tự học, mỗi sinh viên với tư cách là chủ thể của hoạt động tự học phải bắt đầu từ hoạt động nhận thức, sau đó là hoạt động thực tiễn, bằng các thao tác trí tuệ và hành động cụ thể thì kỹ năng tự học mới được bộc lộ.

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là hạ thấp vai trò của giảng viên vì chính giảng viên là nhân tố có tác dụng to lớn trong việc động viên, khuyến khích và hướng dẫn sinh viên tự học một cách đúng hướng và hiệu quả khi tiếp cận nội dung cũng như phương pháp học tập của môn học. Việc chú trọng rèn luyện và hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên là hướng đi có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)