Động não là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận.
Đặc điểm của phương pháp này có thể tiến hành bởi một hay nhiều người. Số
lượng người tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người.
Tiến trình thực hiện phương pháp động não như sau:
- Giảng viên đưa ra một vấn đề, một yêu cầu và trong một thời gian ngắn, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, có cách giải quyết hay xử lý.
- Các thành viên đưa ra ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, không nhận xét. Mục đích là thu thập nhiều ý kiến tiếp nối nhau.
- Kết thúc việc đưa ra ý kiến
- Đánh giá: Giảng viên lựa chọn sơ bộ những ý tưởng, đánh giá những ý tưởng đã lựa chọn, rút ra kết luận hành động.
Ưu điểm của phương pháp này là trong một thời gian ngắn, học sinh nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Thông qua phương pháp động não, rèn cho học sinh kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng chia sẻ thông tin, kỹ năng thuyết trình trước đám đông ...
24
Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và người ta thường xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não [4, tr178].
- Phương pháp đàm thoại
Là phương pháp đặc trưng bởi việc trao đổi giữa giảng viên và người học hỏi đáp trong dạy học, trong đó giảng viên đặt ra câu hỏi, khích lệ và gợi mở để người học dựa vào kiến thức đã học để trả lời nhằm rút ra những kiến thức mới hay củng cố hoặc kiểm tra.
Tiến trình đàm thoại như sau:
- Khởi động: Giảng viên đặt vấn đề gợi ý cho đàm thoại.
- Phát triển: Giảng viên tạo ra những xung đột làm sống động cuộc đàm thoại.
- Sắp xếp: Giảng viên sắp xếp những ý kiến và những nội dung đàm thoại hay của sinh viên.
- Quyết định: Giảng viên so sánh và cân đối những lập luận với nhau để trả lời những câu hỏi, cũng như để giới hạn và giải quyết vấn đề.
Để tăng cường tính tích cực của người học trong đàm thoại, giảng viên cần giữ cho tỷ lệ đối thoại của người học cao. Như vậy giảng viên có nhiệm vụ điều khiển gián tiếp, và chịu trách nhiệm trước hết đối với diễn biến của các cuộc đối thoại, nhưng cần kiềm chế bản thân lại về nội dung. Ngoài ra, sự chuẩn bị của giảng viên về dàn ý nội dung đối thoại có định hướng mục tiêu và tiến trình diễn biến đàm thoại quyết định đến việc đàm thoại mang hình thức diễn biến nào.