Khái quát về trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ [20]

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 56)

- Phương pháp đọc và bình luận tài liệu

2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ [20]

2.1.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ.

Trường CĐYT CT được thành lập theo quyết định số 322/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Y tế Cần Thơ.

Trường CĐYT CT là đơn vị sự nghiệp chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ và Sở Y Tế Cần Thơ. Hiện trường đang đào tạo các ngành thuộc nhóm chăm sóc sức khỏe bậc cao đẳng, và trung cấp, bao gồm: cao đẳng điều dưỡng, cao đẳng dược, y sĩ đa khoa, điều dưỡng trung học, dược sĩ trung học, kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên hình ảnh y học, hộ sinh trung học. Trãi qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ đang từng bước củng cố và bổ sung đội ngũ giảng viên, nâng cấp cơ sở vật chất, tiến hành xây dựng và phát triển theo định hướng đề án trường Đại học Điều dưỡng - kỹ thuật Y tế trong tương lai.

37

2.1.2. Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 2030.

- Sứ mệnh: Đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần phát triển nguồn nhân lực xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó lấy đào tạo nguồn nhân lực các lĩnh vực y, dược, kỹ thuật y tế trình độ cao đẳng tiến tới đào tạo đại học làm trọng điểm.

- Tầm nhìn: Phấn đấu đến năm 2020 trở thành trường cao đẳng đa cấp, đa ngành trọng điểm tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tiến đến năm 2025 nâng cấp thành trường Đại học Kỹ thuật Điều dưỡng – Kỹ thuật Y tế.

- Các giá trị cốt lõi: Uy tín-Chất lượng-Hiệu quả-Chuyên nghiệp-Hiện đại.

- Các nhiệm vụ trọng tâm:

+ Nâng cao chất lượng đào tạo: đảm bảo học sinh sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức, năng lực làm việc, khả năng nghiên cứu độc lập và làm việc theo nhóm, có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, khả năng tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng được mục tiêu đào tạo theo quy định của Nhà nước và nhu cầu xã hội.

+ Phát triển quy mô đào tạo: từ 3.000 học sinh sinh viên vào năm 2015 đến năm 2020 đạt 4.000 sinh viên.Tầm nhìn đến năm 2030, ổn định 5.000 sinh viên.

+ Tăng cường năng lực đào tạo: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ nghiệp vụ đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo (>15%giảng viên có trình độ Tiến sĩ, >40% trình độ Thạc sĩ.

+ Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, hình thành kỹ năng tự học ở SV.

+ Hiện đại hóa hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy, thư viện và các cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường theo tiêu chuẩn quy định.

38

2.1.3. Tổ chức bộ máy:

2.1.4. Cơ sở vật chất:

Trường hiện có 02 cơ sở đào tạo và các phòng học tại bệnh viện, 01 thư viện điện tử cụ thể:

+ Cơ sở 1: Trụ sở chính, tọa lạc tại số 340, Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ với tổng diện tích 6569.65m2, gồm:10 phòng chức năng, 19 phòng học, 1 Thư viện điện tử, 21 phòng thí nghiệm, thực tập và Vườn thí nghiệm. Sức chứa tối đa 1.200 học sinh sinh viên.

+ Cơ sở 2: Cơ sở thuê, tọa lạc tại 170 Nguyễn Văn Cừ (nối dài), Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ với tổng diện tích 2703.52m2, gồm: 6 phòng học lớn với sức chứa 1.000 học sinh sinh viên và một khu huấn luyện quốc phòng, thể thao rộng 1000m2. .

39

Hầu hết các phòng học của 2 cơ sở được trang bị Projetor, Camera..., các phòng thực tập được trang bị phương tiện dạy thực hành như: các mô hình, hóa chất, dược liệu, kính hiển vi, máy chụp X quang ...

+ 13 phòng học tại các Bệnh viện, Trung tâm y tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Các phòng học được trang bị bàn ghế phục vụ công tác hướng dẫn và giảng dạy tại lâm sàng.

+ Thư Viện điện tử được trang bị 20 bộ máy tính có nối mạng Internet để sinh viên vừa học vừa tham khảo từ các nguồn thông tin hữu ích trên mạng ngoài giờ học. Ngoài ra, tại thư viện có hơn 5.000 đầu sách và được bổ sung hàng năm. Trong đó có một số loại sách quí phục vụ học tập và nghiên cứu chuyên ngành y, dược và kỹ thuật y tế.

2.1.5. Công tác đào tạo:

+ Ngành nghề đào tạo bậc Cao đẳng: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng. + Ngành nghề đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp: Dược sỹ trung cấp, Điều dưỡng trung cấp, Y sỹ đa khoa, Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, Kỹ thuật viên Hình ảnh Y học, Hộ sinh.

+ Các hệ đào tạo: Hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm, hệ liên thông.

+ Chương trình đào tạo: Đào tạo theo chương trình khung, Khối ngành Khoa học sức khỏe của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo thông tư số 11/2010/TT- BGDĐT ngày 23/3/2010 [22].

+ Đội ngũ Giảng viên: Trường hiện có 120 giảng viên và 170 CB-CNV. Trong đó: Tiến sĩ: 3, Thạc sĩ: 49, Đại học: 92, Cao đẳng: 2 và Trung cấp: 10, khác: 14.

+ Kết quả học tập của sinh viên chính quy năm học 2014-2015:

TT KHOA SỈ SỐ Xuất sắc Giỏi Khá TB Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Dược 860 3 0.3 40 4.7 255 29.7 187 21.7 299 34.8 76 8.8 2 Điều dưỡng 819 1 0.1 55 6.7 436 53.2 83 10.1 189 23.1 55 6.7 Tổng cộng 1679 3 0.2 95 5.7 798 47.5 133 7.9 505 30.1 198

40

+ Kết quả học tập của sinh viên chính quy năm học 2015-2016.

TT KHOA

SỈ

SỐ Xuất sắc Giỏi Khá TB Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Dược 919 1 0.1 37 4.0 349 38.0 116 12.6 332 36.1 84 9.1 2 Điều dưỡng 766 2 0.3 58 7.6 449 58.6 17 2.2 173 22.6 67 8.7 Tổng cộng 1685 3 0.2 95 5.6 798 47.4 133 7.9 505 30.0 198

Thực hiện chiến lược phát triển Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục & đào tạo, chiến lược Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân đến năm 2020 của Bộ Y tế, thực hiện chủ trương của Nhà nước đổi mới và hội nhập, Trường tiếp tục xây dựng, phát triển thành một Trường đại học Kỹ thuật Điều dưỡng, đào tạo chuyên ngành về Điều dưỡng, về Kỹ thuật Y học, về Dược trong lĩnh vực khoa học sức khoẻ để trở thành một Trung tâm đào tạo cán bộ Y - Dược của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm cung cấp cho xã hội từ 800 đến 1000 cán bộ y tế có phẩm chất đạo đức, có kiến thức chuyên ngành sâu.

2.2. Kết quả nghiên cứu Thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ. đẳng Y tế Cần Thơ.

Nhằm đánh giá đúng thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, đề tài tập trung tìm hiểu một số nội dung: Quan niệm của sinh viên về tự học, nhận thức của sinh viên về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng tự học đối với quá trình học tập của bản thân; nhận biết của sinh viên về các kỹ năng tự học cơ bản; Tự đánh giá về mức độ sử dụng KNTH của sinh viên; Thực trạng KNTH của SV theo đánh giá của GV thông qua hoạt động học tập trên lớp; Thực trạng KNTH của SV theo đánh giá của cán bộ Đoàn thanh niên và cán bộ Hội sinh viên (gọi tắt là cán bộ Đoàn thể) thông qua hoạt động của các câu lạc bộ học thuật trong sinh viên; Nguyên nhân dẫn đến thực trạng KNTH của sinh viên.

2.2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên y tế về tự học 2.2.1.1. Quan niệm về tự học của sinh viên Trường CĐYT CT 2.2.1.1. Quan niệm về tự học của sinh viên Trường CĐYT CT

Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hoạt động tự học là điều kiện và yêu cầu cần có trước tiên để sinh viên có thể tự học một cách tự giác và hiệu quả. Do đó,

41

việc tìm hiểu quan niệm của sinh viên về tự học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thực trạng nhận thức của sinh viên về tự học.

Để tìm hiểu quan niệm của sinh viên trường CĐYT CT về tự học, người nghiên cứu khái quát thành 9 quan niệm khác nhau có xen kẽ các quan niệm đầy đủ về tự học với các quan niệm phiến diện (Phụ lục 1). SV lựa chọn theo quan niệm của mình ở 1 trong 3 mức: đúng, phân vân, không đúng. Tổng kết quan niệm tự học của SV dưới hình thức cho điểm: mức đúng 3 điểm, mức phân vân 2 điểm, mức không đúng 1 điểm. Kết quả tính đến sự trả lời của từng SV, sau đó tổng kết thành trả lời của cả nhóm. ĐTB của cả nhóm đạt từ 2,5-3,0 được coi là cao, ĐTB của cả nhóm đạt từ 2,4-2,9 ở mức TB, ĐTB của nhóm từ 1,8 trở xuống ở mức độ yếu. Dựa vào việc quy định theo mức điểm như vậy, những quan niệm đầy đủ về tự học có điểm trung bình cao chứng tỏ SV có quan niệm về tự học đúng. Ngược lại, những quan niệm phiến diện về tự học có điểm trung bình cao, chứng tỏ SV có quan niệm về tự học chưa đúng.

Kết quả khảo sát quan niệm của SV trường CĐYT CT về tự học thể hiện ở bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát quan niệm của SV trường CĐYT CT về tự học

STT Các quan niệm Tổng điểm ĐT B Xếp bậc TB Nhó m

1 Tự học là tự mình giải quyết vấn đề xuất hiện trong học tập 411 2,21 8

2,6 2 Tự học là tự mình đọc sách và tài liệu tham khảo 515 2,77 3

3 Tự học là tự mình học thuộc những kiến thức đã học trên lớp

465 2,50 5

4 Tự học là tự lập kế hoạch chi tiết cho việc học và thực hiện kế hoạch đó

519 2,79 2

5 Tự học là tự tìm tòi bổ sung để làm phong phú những tri thức môn học học đã học trên lớp

530 2,85 1

7 Tự học là việc hoàn thành những yêu cầu học tập do giảng viên đề ra

461 2,48 6

42

8 Tự học là tự mình làm việc với các phương tiện học tập 483 2,6 4 9 Tự học là việc học của bản thân theo sở thích, hứng thú của

mình

437 2,35 7

(Phụ lục 1)

Kết quả khảo sát cho thấy, SV nhận thức tương đối đúng về tự học. Trong đó quan niệm đúng về tự học được SV xác định ở mức cao (ĐTB 2,6), còn các quan niệm phiến diện, chưa đầy đủ về tự học được SV xác đinh ở mức trung bình (ĐTB 2,3). Trong đó “Tự học là tự mình tìm tòi bổ sung để làm phong phú những tri thức môn học học đã học trên lớp” được SV xác định ở mức cao nhất (ĐTB 2,85). Trong nhóm các quan niệm phiến diện về tự học thì quan niệm “Tự học là việc học của bản thân khi không có thầy trực tiếp” được SV nhận thức ở mức thấp nhất (ĐTB 2,19). Trong quá trình học tập, đa số SV cho rằng việc tự học phải do mình chủ động tìm tòi và bổ sung kiến thức môn học. Bên cạnh đó, nếu GV không tổ chức hướng dẫn cho SV cách chiếm lĩnh tri thức trong từng vấn đề đặt ra, không chú ý hình thành kỹ năng tự học,..thì hoạt động tự học của SV sẽ gặp lúng túng, không có kết quả. Ngoài ra, việc lập kế hoạch chị tiết trong tự học, việc đọc thêm sách và tài liệu tham khảo cũng được SV cho là cần thiết. SV La T (lớp Cao đẳng Điều dưỡng 7A) cho rằng: “Ngoài giờ học, mình phải tự học ở nhà, tự hoàn thiện bài học, bài tập mà thầy cô đã dạy và tìm đọc thêm tài liệu ngoài bài giảng của GV để làm phong phú thêm kiến thức môn học” (phụ lục 3). Hay như SV Nguyễn Thị N (lớp Cao đẳng Dược 3B): “theo em, tự học là tự giác học trong lớp và ở nhà không cần ai nhắc nhở. Muốn rèn tính tự giác thì phải lập kế hoạch cho từng môn học và bắt đầu bằng việc nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập do GV đề ra” (phụ lục 3). Qua trò chuyện với SV cho thấy, SV chú ý đúng mức đến việc hoàn thành nhiệm vụ học tập và GV giao cho, trong đó có chú trọng đến việc đọc sách, tài liệu tham khảo và lập kế hoạch tự học. Hướng nhận thức này có nhiều mặt tích cực cần phải huy. Trong quá trình đào tạo, cần phải hướng SV hoàn thành việc lĩnh hội những kiến thức trong chương trình trước sau đó khuyến khích SV mở rộng, khắc sâu và tìm tòi những kiến thức theo hứng thú, sở thích bản thân, như vậy kiến thức mà SV có được mới đảm bảo vững chắc, vừa có bề rộng, vừa có chiều sâu.

43

2.2.1.2. Nhận thức của SV trường CĐYT CT về vai trò, ý nghĩa của tự học

- Nhận thức của SV về vai trò của KNTH trong quá trình học tập.

KNTH có vai trò rất quan trọng đối với quá trình học tập của SV, nhờ có tự học mà SV có thể hình thành được những năng lực cơ bản để có thể “học tập suốt đời”. Nó cho phép SV sau khi tốt nhiệp có thể tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu mới của xã hội. Nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của KNTH trong quá trình học tập sẽ là cơ sở cho mỗi SV định hướng sự phấn đấu, tự giác rèn luyện trong quá trình học tâp của bản thân.

Để đánh giá nhận thức của SV về vai trò của KNTH trong quá trình học tập, người nghiên cứu tiến hành khảo sát 4 mức độ nhận thức về vai trò của KNTH trong quá trình học tập của SV (Phụ lục 1) bao gồm: Rất quan trọng, quan trọng, bình thường và không quan trọng. Sau đó, sắp xếp thứ tự các ý kiến phản hồi từ cao xuống thấp tỷ lệ phần trăm. Kết quả thu được như biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của SV về vai trò của KNTH trong quá trình học tập.

(Phụ lục 1)

Theo kết quả khảo sát, đa phần SV đã nhận thức đúng về vai trò của KNTH trong quá trình học tập của bản thân. Có đến 72,3% SV viên cho rằng KNTH là rất quan trọng và 22,8 % SV cho rằng KNTH là quan trọng đối với quá trình học tập của bản thân. SV Phan Ngọc Th (Lớp Cao đẳng Điều dưỡng 7B) cho biết: ”KNTH

44

có vai trò rất quan trọng vì KNTH giúp em nắm vững kiến thức, mở rộng, hiểu sâu kiến thức đã học và lĩnh hội được tri thức mới, đạt được kết quả cao trong học tập, phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập và làm việc sau này”(phụ lục 3). Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít SV cho rằng KNTH là không quan trọng (0,7%). Khi phỏng vấn sâu em Nguyễn Minh Tr (lớp Cao đẳng Dược 4G) về vai trò của KNTH, em cho rằng “KNTH không quan trọng vì nó không ảnh hưởng đến kết quả học tập, chỉ cần chăm chỉ đến lớp và đi lâm sàng thì sẽ học tốt” (phụ lục 3). Như vậy, dù đa phần SV có nhận thức đúng về vai trò của KNTH trong quá trình học tập, nhưng

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng tự học cho sinh viên trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)