7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Pháp luật về đăng ký quyền sử dụng rừng và quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
Cũng giống như đất đai, rừng là một tài sản có vị trí quan trọng đặc biệt và Nhà nước giữ vai trò là chủ sở hữu duy nhất. Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng cho các tổ chức, cá nhân nhằm mục đích bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước chỉ công nhận và bảo hộ đối với quyền sử dụng rừng và quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Dưới góc độ pháp lý, việc quản lý, thống kê, đo đạc rừng... của cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp chính là việc đăng ký hiện trạng rừng, tương tự như với việc quản lý đất đai.
Với mục đích khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển rừng để mang lại lợi ích kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được rừng, pháp luật chỉ quy định việc đăng ký 2 quyền năng của chủ rừng là quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Chủ rừng có thể được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn... bằng tài sản này theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng; được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật dân sự.
Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là việc chủ rừng đăng ký để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
Công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
Điều 22 Luật Bảo vệ và phát triển rừng cũng quy định việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mặc dù Luật quy định cho chủ rừng có nhiều quyền năng như chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, góp vốn... bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng nhưng lại không quy định cụ thể về việc đăng ký các quyền tài sản trên. Tại Điều 31 chỉ nêu "Việc đăng ký lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng rừng phải tiến hành đồng thời với đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Việc đăng ký quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện theo quy định về đăng ký tài sản của pháp luật dân sự".
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã hướng dẫn "việc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là việc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bằng hình thức ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính, hồ sơ quản lý rừng nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ rừng".
Quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc cấp mới, cấp lại, cấp đổi và thu hồi giấy chứng nhận; cấp giấy chứng nhận cho người trúng đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; cấp giấy chứng nhận cho người được sử dụng rừng theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định của cơ quan thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trình tự, thủ tục mua, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định tại các Điều 148, 149, 151, 152, 153, 155 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai và hai Thông tư liên tịch 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT, 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT về hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Như vậy, việc đăng ký các giao dịch về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng giống như đối với quyền sử dụng đất. Chỉ có một điểm khác là cơ quan thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng sau khi hoàn thành các thủ tục có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phũng chức năng của cấp huyện, để phối hợp theo dừi, quản lý và cập nhật hồ sơ quản lý rừng.
Ở đây đã có sự mâu thuẫn, Luật Đất đai 2003 đã quy định tài sản gắn liền với đất chỉ được ghi nhận. Theo GS.TS Đặng Hựng Vừ thỡ tinh thần của Luật Đất đai là "sổ đỏ" chỉ chứng nhận quyền sử dụng đất, còn mọi tài sản trên đất sẽ đăng ký sở hữu theo Luật đăng ký bất động sản
(VnExpress.net ngày 1/3/2005). Bản thân Luật Bảo vệ và phát triển rừng cũng quy định "việc đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo pháp luật về đăng ký bất động sản".
Nhưng do chưa có Luật đăng ký bất động sản nên trong văn bản hướng dẫn lại quy định hai loại tài sản là quyền sử dụng rừng và quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được Nhà nước công nhận và bảo hộ bằng cách ghi trên "sổ đỏ".
2.2. TÍNH THIẾU THỐNG NHẤT CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM
Cỏc quy định phỏp luật trờn cú mối liờn hệ khụng được xỏc định rừ ràng, tồn tại ở các cấp độ hiệu lực khác nhau với những mục đích pháp lý không thống nhất. Sự thiếu đồng bộ đã tạo nên những khó khăn không chỉ cho người muốn tìm hiểu, áp dụng pháp luật về đăng ký bất động sản mà cả những chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp cũng lúng túng trong quá trình thực thi. Đó là chưa kể đến những khó khăn gặp phải khi các quy định của phỏp luật trong cỏc văn bản khụng rừ ràng, chung chung, mõu thuẫn, chồng chéo và phủ định lẫn nhau hoặc có nhiều quy định khác nhau cùng điều chỉnh một vấn đề trong khi pháp luật chưa có một quy tắc áp dụng thống nhất.
2.2.1. Sự thiếu thống nhất của các quy định hiện hành về đăng