Tổng quan về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tại tổng công ty phát triển khu công nghiệp (sonadezi) đến năm 2015 (Trang 28 - 29)

1.2. Cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ tầng

1.2.1. Tổng quan về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh

1.2.1.1. Cạnh tranh

Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quân sự; trong cả lĩnh vực văn hĩa, xã hội, thể thao;... Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, ngành, phạm vi quốc gia hoặc khu vực liên quốc gia. Do đĩ, cạnh tranh được nhìn nhận, xem xét ở nhiều gĩc độ khác nhau tùy thuộc vào ý định và hướng tiếp cận của các chủ thể. Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi một chủ thể kinh doanh, cạnh tranh được cuốn Black’ Law Dictionary diễn tả là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm

tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba”. Theo Michael E. Porter

thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi

nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang cĩ. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hĩa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả cĩ thể giảm đi.

Cĩ thể hiểu một cách đơn giản theo cách tiếp cận Cạnh tranh trong kinh tế giữa các doanh nghiệp cùng trên một thị trường liên quan là việc sử dụng cĩ hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội của doanh nghiệp để tranh giành lợi ích (lợi nhuận) hay cơ hội; giành lấy thị phần trước các doanh nghiệp khác (đối thủ cạnh tranh) trên thị trường, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển nhanh chĩng và bền vững.

Những đặc trưng cơ bản của cạnh tranh

Một là, cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh. Hai là, về mặt hình thức, cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các doanh nghiệp. Nĩi cách khác, cạnh tranh suy cho cùng là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trị quyết định của người tiêu dùng.

Ba là, mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm.

1.2.1.2. Chiến lược cạnh tranh

Khái niệm “chiến lược” được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, chính trị. Đến những năm 50, 60 cuả thế kỷ XX khái niệm chiến chiến lược được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nhà nước hay quản lý doanh nghiệp. Chiến lược cung cấp một tầm nhìn của một quá trình phát triển mong muốn và các giải pháp tổng thể để tiến hành; chiến lược hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực.

Một doanh nghiệp cần chiến lược khi doanh nghiệp đĩ cĩ các đối thủ cạnh tranh và cần những cơng cụ làm khác biệt khả năng cạnh tranh. Robert Allio đưa ra định nghĩa: “Chiến lược là nghệ thuật triển khai các nguồn lực hướng tới các cơ

hội thị trường theo cách phân biệt doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.” Như

vậy, để trở nên tốt hơn và đánh bại sự cạnh tranh là trọng tâm của khái niệm chiến lược; Và được hiểu đơn giản: chiến lược là cách mà cơng ty trên thực tế cạnh tranh như thế nào? Michael E. Porter, trong tác phẩm kinh điển “Chiến

lược cạnh tranh” của mình đã mơ tả “Chiến lược cạnh tranh là sự kết hợp của các mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới và những phương tiện (chính sách) mà nĩ sử dụng để thực hiện các mục tiêu”.

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tại tổng công ty phát triển khu công nghiệp (sonadezi) đến năm 2015 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w