6. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Số liệu người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 2009 đến năm 2013
Để đánh giá chính xác về thực trạng công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh Nam Định, tác giả đã khảo sát số liệu người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ ở 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, thời gian từ năm 2009 đến 2013.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định: Từ năm 2009 đến 2013, tổng số người bị kết án sơ thẩm toàn tỉnh là 7.640 người, riêng phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ 1.685 người (chiếm tỉ lệ 22,1%), trong đó:
Năm 2009: Tòa án nhân dân 2 cấp đã đưa ra xét xử sơ thẩm 1.013 vụ, 1.522 bị cáo (cấp tỉnh 48 vụ, 127 bị cáo, cấp huyện 965 vụ, 1.395 bị cáo).
Trong đó, số bị cáo bị tuyên phạt tù cho hưởng án treo và phạt cải tạo không giam giữ là 314, chiếm tỷ lệ 20,6% tổng số bị cáo (án treo 236 bị cáo; cải tạo không giam giữ 78 bị cáo).
Năm 2010: Tòa án nhân dân 2 cấp đã đưa ra xét xử sơ thẩm 937 vụ, 1.472 bị cáo (cấp tỉnh 51 vụ, 136 bị cáo, cấp huyện 886 vụ, 1.336 bị cáo).
Trong đó, số bị cáo bị tuyên phạt tù cho hưởng án treo và phạt cải tạo không giam giữ là 329, chiếm tỷ lệ 22,3% tổng số bị cáo (án treo 243 bị cáo; cải tạo không giam giữ 86 bị cáo).
Năm 2011: Tòa án nhân dân 2 cấp đã đưa ra xét xử sơ thẩm 913 vụ, 1.355 bị cáo (cấp tỉnh 72 vụ, 137 bị cáo; cấp huyện 841 vụ, 1.218 bị cáo).
Trong đó, số bị cáo bị tuyên phạt tù cho hưởng án treo và phạt cải tạo không giam giữ là 322, chiếm tỷ lệ 22,1% tổng số bị cáo (án treo 271 bị cáo; cải tạo không giam giữ 28 bị cáo).
Năm 2012: Tòa án nhân dân 2 cấp đã đưa ra xét xử sơ thẩm 1.038, 1.640 bị cáo (cấp tỉnh 63 vụ, 150 bị cáo; cấp huyện 976 vụ, 1.490 bị cáo).
Trong đó, số bị cáo bị tuyên phạt tù cho hưởng án treo và phạt cải tạo không giam giữ là 387, chiếm tỷ lệ 23,6% tổng số bị cáo (án treo 319 bị cáo; cải tạo không giam giữ 68 bị cáo).
Năm 2013: Tòa án nhân dân 2 cấp đã đưa ra xét xử sơ thẩm 1.067 vụ, 1.651 bị cáo (cấp tỉnh 58 vụ, 131 bị cáo, cấp huyện 990 vụ, 1.487 bị cáo).
Trong đó, số bị cáo bị tuyên phạt tù cho hưởng án treo và phạt cải tạo không giam giữ là 333, chiếm tỷ lệ 20,2% tổng số bị cáo (án treo 250 bị cáo; cải tạo không giam giữ 83 bị cáo).
1013 1395
314
937 1336
329
913 1355
322
1038 1640
387
1067 1651
333
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800
2009 2010 2011 2012 2013
Số vụ Số bị cáo Bị cáo AT+CTKGG
Biểu đồ 2.1: Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 2009 - 2013 Nguồn: theo số liệu thống kê xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh.
Theo thống kê của Cơ quan THAHS Công an tỉnh: Từ năm 2009 đến 2013, tổng số người thực tế chấp hành án treo và cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh Nam Định là 3.711 người, bao gồm cả số đã thực hiện ủy thác thi hành án của Tòa án các địa phương khác và không tính số người bị Tòa án tại Nam Định kết án nhưng ủy thác thi hành án ở nơi khác. Trong đó, số người chấp hành án treo là 3.405 người, số người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ là 306 người:
Năm 2009: Tổng số người thực tế chấp hành án treo và cải tạo không giam giữ là 503 người, trong đó án treo 483 người, chiếm 96%, cải tạo không giam giữ 20 người, chiếm 4%.
Năm 2010: Tổng số người thực tế chấp hành án treo và cải tạo không giam giữ là 577 người, trong đó án treo 548 người, chiếm 95%, cải tạo không giam giữ 29 người, chiếm 5%.
Năm 2011: Tổng số người thực tế chấp hành án treo và cải tạo không giam giữ là 606 người, trong đó án treo 573 người, chiếm 94,6%, cải tạo không giam giữ 33 người, chiếm 5,4%.
Năm 2012: Tổng số người thực tế chấp hành án treo và cải tạo không giam giữ là 1.066 người, trong đó án treo 963 người, chiếm 90,3%, cải tạo không giam giữ 103 người, chiếm 9,7%.
Năm 2013: Tổng số người thực tế chấp hành án treo và cải tạo không giam giữ là 959 người, trong đó án treo 838 người, chiếm 87,3%, cải tạo không giam giữ 121 người, chiếm 12,7%.
Tính đến tháng 01/2014, trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 1.013 người đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ; trong đó: 897 người được hưởng án treo, 116 người bị phạt cải tạo không giam giữ.
Án treo: có mặt tại địa phương 776 người, vắng 121 người; Cải tạo không giam giữ: có mặt tại địa phương 99 người, vắng 17 người. Các trường hợp vắng mặt tại địa phương đều không trình báo với chính quyền cơ sở nên hồ sơ thi hành án phải tạm dừng không thể tiếp tục thi hành.
Trong tổng số 897 người hưởng án treo, qua nghiên cứu các bản án nhận thấy chủ yếu là phạm tội đánh bạc (268 người = 29,8%), trộm cắp tài sản (118 người = 13,2%), cố ý gây thương tích (113 người = 12,6%), vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông (106 người = 11,8%)... Trong tổng số 116 người bị phạt cải tạo không giam giữ, có 78 người phạm tội đánh bạc (= 67,2%), 10 người phạm tội trộm cắp tài sản (= 8,6%)...
1013 1395
937 1336
913 1355
1038 1640
1067 1651
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800
2009 2010 2011 2012 2013
Người chấp hành án treo Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Biểu đồ 2.2: Tình hình thực tế thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 2009 - 2013
Nguồn: theo số liệu thống kê của Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh.
Trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực:
Kinh tế, văn hóa, xã hội... đời sống nhân dân được nâng lên, kinh tế tăng trưởng và phát triển, Việt Nam từ một đất nước lạc hậu trở thành quốc gia đang phát triển.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường với mặt trái và những tác động của yếu tố tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ mọi mặt của đời sống, trong đó có sự gia tăng tội phạm, dẫn đến số lượng người bị kết án treo và cải tạo không giam giữ tăng theo. Đối với tỉnh Nam Định, qua phân tích số liệu và biểu đồ thống kê nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét:
Thứ nhất, số tội phạm gia tăng hàng năm và còn diễn biến phức tạp.
Thứ hai, Tòa án nhân dân hai cấp không tăng việc áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ (năm 2009, tỉ lệ án treo và cải
tạo không giam giữ là 20,6%, năm 2013 tỉ lệ này là 20,2%). Với trên dưới 500 bị án phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ hàng năm, đặt ra cho các cơ quan tư pháp, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh Nam Định nhiệm vụ quan trọng: quản lý giám sát, giáo dục các bị án đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế thấp nhất số bị án tái phạm, các quyền và lợi ích hợp pháp của bị án được tôn trọng và bảo vệ, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi để các bị án học tập, lao động, cải tạo, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, xóa bỏ được mặc cảm tự ty, cải tạo thành người có ích cho xã hội.
Thứ ba, số người chấp hành án phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chủ yếu là tại khu vực nông thôn; theo số liệu của Cơ quan THAHS Công an tỉnh thì thực tế từ năm 2009 đến năm 2013, có 3.132 người đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ ở khu vực nông thôn, chiếm tới 84,4% tổng số toàn tỉnh. Số liệu trên phù hợp với tình hình điều kiện kinh tế - xã hội thực tế của tỉnh Nam Định là tỉnh thuần nông, người chấp hành án chủ yếu tại địa bàn nông thôn nên cũng có những đặc điểm tâm lý, điều kiện giám sát, giáo dục khác so với khu vực đô thị.
Các khu vực nông thôn của tỉnh Nam Định có đặc điểm không bị đô thị hóa nhanh, tính cố kết làng xã cao, các yếu tố trên nếu phát huy được mặt tích cực sẽ có tác dụng rất lớn, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng trong việc giáo dục cải tạo người bị kết án, tạo điều kiện thuận lợi cho họ nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống đời thường. Tuy nhiên nếu không có định hướng đúng đắn và thiếu sự quan tâm của gia đình, chính quyền cơ sở sẽ có tác động xấu trong việc giáo dục cải tạo người bị kết án. Thực tế có nhiều người sau khi bị xét xử, không thể ở lại quê hương vì tâm lý mặc cảm, vì những mâu thuẫn trong vụ án chưa được giải quyết, vì thái độ thiếu thiện cảm của cộng đồng dân cư xung quanh và cũng không thể tìm kiếm được việc làm do cách lựa chọn lao động có xem xét đến yếu tố về nhân thân của các doanh nghiệp tại địa phương nên họ phải bỏ đi nơi khác sinh sống, làm ăn. Bên cạnh đó, cũng có khó khăn do lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát, giáo dục
là Công an xã, đây là lực lượng bán chuyên trách, so với lực lượng Công an chính quy ở các phường của thành phố Nam Định thì yếu và thiếu hơn cả về trình độ, năng lực và chế độ chính sách, ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả công tác giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ.
2.1.3. Các cơ quan làm nhiệm vụ thi hành án treo, cải tạo không