Khái niệm, đặc điểm thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Trên thế giới, mỗi quốc gia có quy định khác nhau về chế định này,

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 23 - 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo Trên thế giới, mỗi quốc gia có quy định khác nhau về chế định này,

chẳng hạn luật hình sự của Anh và Mỹ coi án treo là trường hợp hoãn tuyên án kèm theo biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp bảo đảm bằng tiền. Luật hình sự của Pháp, Bỉ và một số nước coi án treo là việc hoãn hoặc miễn chấp hành hình phạt. Các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây coi án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, nhưng cũng có nước coi án treo là hình phạt chính như Cộng hòa dân chủ Đức.

Ở nước ta, chế định án treo được qui định ngay từ những năm đầu của Nhà nước dân chủ nhân dân và tồn tại cho đến ngày nay, mặc dù chưa có văn bản luật nào đưa ra định nghĩa chính thức án treo là gì, song nhìn chung các văn bản đều đưa ra những qui định về án treo, điều kiện được hưởng án treo.

Trải theo dòng lịch sử lập pháp Việt Nam, các quy định về án treo có một số thay đổi và ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Văn bản đầu tiên quy định về án treo là Sắc lệnh số 21 ngày 14/2/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về tổ chức của Tòa án quân sự thiết lập tại Bắc, Trung và Nam Bộ, trong đó:

Khi phạt tù, Tòa án có thể cho tội nhân được hưởng án treo nếu có những lý do đáng khoan hồng. Bản án xử treo sẽ tạm đình chỉ việc thi hành án. Nếu trong năm năm bắt đầu từ ngay tuyên án,

tội nhân không bị tòa án làm tội một lần nữa về một tội mới thì bản án đã tuyên sẽ bị hủy đi, coi như không có. Nếu trong năm năm ấy, tội nhân lại bị kết án một lần nữa trước một tòa án thì bản án treo sẽ đem ra thi hành [131, tr. 2].

Bộ luật hình sự 1985, BLHS 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 xác định án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Khoản 1 Điều 60 BLHS 1999 quy định: "Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm" [41]. So với BLHS năm 1985, chế định án treo trong BLHS năm 1999 có nhiều thay đổi, trong đó mức hình phạt tù xem xét cho hưởng án treo từ 5 năm xuống còn 3 năm tù;

điều kiện thử thách không phạm tội mới thay thế cho điều kiện không phạm tội mới do cố ý hoặc không phạm tội mới do vô ý và bị phạt tù.

Thời gian qua, đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các quan điểm về án treo và mặc dù có khác nhau trong cách đặt vấn đề nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất với sự hướng dẫn, giải thích của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/1990/NQ-HĐTP ngày 18/10/1990 và mới đây nhất là Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013, có thể thống nhất xác định: án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc phải chấp hành hình phạt tù. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra nhận xét về đặc điểm hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo:

Thứ nhất: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, không phải là hình phạt tù, đây là điểm cần phân biệt. Pháp luật Hình sự Việt Nam quy định bảy hình phạt chính trong đó có hình phạt tù, còn án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù khi người phạm tội có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành;

Thứ hai: Người được hưởng án treo sẽ phải chịu một thời gian thử thách bằng lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới một năm và không quá năm năm; phương pháp thử thách là thông qua việc phải chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan tổ chức được Tòa án giao trách nhiệm giám sát, giáo dục để chứng tỏ sự cải tạo tích cực, trở thành người có ích cho xã hội;

Thứ ba: Trong thời gian thử thách, nếu người đó phạm tội mới thì biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù bị xóa bỏ, người được hưởng án treo buộc phải chấp hành hình phạt tù trong bản án mà Hội đồng xét xử đã cho hưởng án treo trước đó cộng với hình phạt của bản án về tội phạm mới thực hiện.

Theo Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, thì việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nhằm tạo điều kiện cho người được hưởng án treo làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi người được hưởng án treo làm việc, công tác, học tập hoặc cư trú và gia đình của người đó. Người được hưởng án treo phải chịu thử thách dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình của người đó. Theo Luật THAHS năm 2010, thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách. Từ hai quy định trên tác giả nhận thấy, khái niệm thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và thi hành án treo là một, cách giải thích, đặt vấn đề trong Luật THAHS có cô đọng, ngắn gọn hơn nhưng về bản chất không thay đổi so với quy định tại Nghị định số 61/2000/NĐ-CP của Chính phủ.

Bên cạnh những đặc điểm chung của THAHS, thi hành án treo có một số đặc điểm cơ bản:

Thứ nhất: Thi hành án treo là một bộ phận cấu thành của công tác THAHS, là hoạt động hành chính - tư pháp của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để đưa bản

án, quyết định của Tòa án ra thực hiện trên thực tế, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai: Thi hành án treo là một trong những hoạt động thi hành án phạt không giam giữ, có tính nhân đạo sâu sắc, xuất phát từ bản chất của chế định án treo trong pháp luật hình sự Việt Nam, kết hợp giữa trừng trị và giáo dục; người chấp hành án treo không bị cách ly hoàn toàn khỏi đời sống xã hội, quyền tự do thân thể của bị án vẫn được đảm bảo, họ chỉ bị hạn chế một số quyền nhất định do pháp luật quy định và nhận được sự quan tâm tạo điều kiện tối đa để làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của gia đình, UBND cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội nơi người được hưởng án treo công tác, cư trú. Tính nhân đạo trong thi hành án treo còn thể hiện ở phương pháp thi hành án là lấy giáo dục thuyết phục, cảm hóa, động viên, khuyến khích là chính, hạn chế việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc mệnh lệnh hành chính, giúp người bị kết án nhận ra lỗi lầm, tự nguyện sửa chữa, cải tạo thành người cú ớch cho xó hội và được thể hiện rất rừ tại Điều 65 Luật THAHS.

Thứ ba: Thi hành án treo có ý nghĩa xã hội to lớn, thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra: "Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội" [22, tr. 3]. Tại bộ Các quy tắc chuẩn, tối thiểu của Liên hợp quốc về các biện pháp không giam giữ, còn gọi là các quy tắc Tôkyô năm 1990, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết số 45/110 ngày 14/12/1990 khẳng định:

Các quốc gia thành viên phải xây dựng những biện pháp không giam giữ trong hệ thống pháp luật của nước mình nhằm đưa ra các cách lựa chọn khác, từ đó giảm sử dụng biện pháp cầm tù và

nhằm tạo cơ sở hợp lý cho những chính sách tư pháp hình sự, thông qua việc giám sát các quyền con người, các yêu cầu công bằng xã hội cũng như nhu cầu phục hồi của người phạm tội [30, tr. 759].

Thứ tư: Khác với các hình phạt tù, việc thi hành án treo không giao cho một cơ quan chuyờn trỏch thực hiện, thể hiện rất rừ chớnh sỏch xó hội húa cụng tác thi hành án của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây. Trong đó, UBND cấp xã hoặc đơn vị quân đội giữ vai trò quan trọng, là cơ quan trực tiếp được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người chấp hành án. Sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội, Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở và gia đình người bị kết án là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả của việc thi hành án treo.

Thứ năm: Quá trình thi hành án treo diễn ra trong thời gian thử thách nhất định do Tòa án ấn định bằng hai lần mức hình phạt tù nhưng không được dưới 1 năm và không quá 5 năm, thời điểm bắt đầu ngay từ sau khi Tòa án tuyên bản án, quyết định sơ thẩm cho hưởng án treo. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo lại phạm tội mới thì biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù bị xóa bỏ, người được hưởng án treo buộc phải chấp hành hình phạt tù trong bản án đã cho hưởng án treo trước đó cộng với hình phạt của bản án về tội phạm mới thực hiện.

Thứ sỏu: So thi hành ỏn phạt tự cú thời hạn, tự chung thõn, rừ ràng quỏ trình thi hành án treo đã góp phần làm giảm bớt chi phí cho xã hội nhưng vẫn đạt được hiệu quả xã hội cao. Đối với thi hành hình phạt tù thì người chấp hành án sẽ bị mất các khoản thu nhập từ các công việc mà họ có trước khi phạm tội và mất đi nguồn thu nhập cũng như cơ hội tìm kiếm việc làm trong thời gian bị cách ly khỏi xã hội; ngoài ra, chi phí hàng năm của Nhà nước cho công tác tổ chức thi hành án phạt tù cũng rất lớn, bao gồm đầu tư cho hệ thống cơ sở nhà giam, bộ máy cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ, y tế, thực hiện chế độ chính sách, đảm bảo điều kiện ăn, mặc, sinh hoạt, y tế, giáo dục cho phạm nhân... Mặc dù ở Việt Nam hiện nay chưa có một công bố chính thức dành cho việc thi hành án phạt tù nhưng dễ nhận thấy là gánh nặng rất

lớn cho đất nước, trong điều kiện chúng ta còn đang khó khăn. Còn thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, Nhà nước chỉ mất chi phí phát sinh liên quan đến việc quản lý, giáo dục người chấp hành án ở địa phương, một phần chi phí hỗ trợ đào tạo, học nghề, hướng nghiệp, khắc phục khó khăn... do đó sẽ giảm bớt được rất nhiều chi phí so với thi hành án phạt tù; mặt khác, người chấp hành án treo có điều kiện thuận lợi để tìm kiếm việc làm và gia tăng thu nhập, đặc biệt có ý nghĩa đối với bị án là lao động duy nhất trong gia đình.

Thứ bảy: Có quan điểm cho rằng tái hòa nhập cộng đồng chỉ liên quan tới người chấp hành án phạt tù, nhưng theo quan điểm của tác giả cần hết sức quan tâm đến công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ. Bởi lẽ, về bản chất, ý nghĩa thì án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ đã hàm chứa nội dung nhằm tạo điều kiện tối đa cho người bị kết án có điều kiện thuận lợi nhất để sớm tái hòa nhập cộng đồng ngay từ sau khi tuyên án, chứ không chỉ là nằm trong giai đoạn sau khi chấp hành xong án, như thi hành án phạt tù. Do đó, việc thi hành án treo đòi hỏi phải gắn bó, lồng ghép hết sức chặt chẽ giữa công tác giám sát, quản lý, giáo dục với tạo điều kiện cho người bị kết án được tái hòa nhập cộng đồng. Đây là hai vấn đề có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tái hòa nhập cộng đồng tốt sẽ tạo điều kiện, làm giảm áp lực, khó khăn cho việc quản lý, giáo dục người hưởng án treo, phòng ngừa họ tái trở lại con đường phạm tội và ngược lại, giám sát, quản lý, giáo dục tốt sẽ tạo điều kiện cho việc tái hòa nhập cộng đồng những người đó được thuận lợi hơn. Người bị kết án treo có thể nhanh chóng tái hòa nhập xã hội trong điều kiện cuộc sống bình thường ngay sau khi bị kết án, có được điều kiện tốt nhất để cải tạo trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, có như vậy thì bản án, quyết định của Tòa án và công sức THAHS mới đạt được đến đích cuối cùng.

Từ khái niệm, bản chất của án treo và kết quả phân tích những đặc điểm trên, tác giả rút ra khái niệm của thi hành án treo là một bộ phận của THAHS, có tính nhân đạo sâu sắc, do cơ quan không chuyên trách, tổ chức xã hội, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định,

kết hợp chặt chẽ giữa trừng trị và giáo dục, khuyến khích, tạo điều kiện để người chấp hành án treo tự lao động, học tập, cải tạo trở thành người lương thiện và nhanh chóng tái hòa nhập xã hội trong môi trường cuộc sống bình thường, nhằm đưa bản án, quyết định của Tòa án ra thực hiện trên thực tế và đạt được hiệu quả xã hội cao, bảo đảm được lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

1.1.3. Khái niệm, đặc điểm thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)