Đảm bảo các điều kiện cần thiết và có chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 123 - 127)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.6. Đảm bảo các điều kiện cần thiết và có chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

Các điều kiện cần phải đảm bảo gồm kinh phí, tổ chức, bộ máy và công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ trực tiếp làm công tác thi hành án.

Từ trước đến nay, công tác này ít được quan tâm, chi ngân sách cho hoạt động này không đáng kể, có nơi không có kinh phí phải vận dụng lấy nguồn thu của

thi hành án dân sự sang chi cho hoạt động THAHS; nhiều nơi không có kinh phí cấp cho cán bộ đi công tác, chi mua in ấn tài liệu... Hầu hết phải bỏ tiền của bản thân để chi tiêu phục vụ nhiệm vụ thi hành án, trong khi lương của cán bộ xã, phường rất thấp phần nào ảnh hưởng đến kết quả chất lượng thi hành án, do vậy UBND tỉnh và UBND 10 huyện, thành phố cần lập dự toán chi ngân sách hàng năm cho hoạt động thi hành án của địa phương, giúp cơ sở chủ động và linh hoạt trong công tác thi hành án treo và cải tạo không giam giữ; bố trí đầy đủ phòng làm việc riêng và tủ đựng hồ sơ, tài liệu cho lực lượng Công an xã làm việc. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay, UBND tỉnh cần sớm nghiên cứu xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua Đề án hỗ trợ kinh phí công tác và tiền phụ cấp cho cán bộ trực tiếp làm công tác thi hành án tại cấp xã, cũng như tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo cho công tác thi hành án trên địa bàn tỉnh.

Đối với tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ thi hành án tại cấp xã cần thống nhất trong toàn tỉnh giao hoạt động giám sát, giáo dục người bị kết án cho cán bộ Công an xã, trừ các địa phương đã bố trí Công an chính quy, mà cụ thể là Công an viên thường trực và Công an viên thôn, xóm. Đây là lực lượng thực thi pháp luật, đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở, trực tiếp giải quyết từ 70 đến 80% số vụ việc phát sinh hàng ngày. So với các bộ phận khác thuộc sự chỉ đạo của UBND cấp xã, có ưu thế là đã được trang bị nghiệp vụ Công an, luôn nắm chắc tình hình và đối tượng có liên quan đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương, nhất là số đối tượng đã và đang có biểu hiện vi phạm pháp luật nói chung, cũng như số đối tượng đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ. Để đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ trong tình hình hiện nay, đề nghị hàng năm UBND tỉnh cấp kinh phí đào tạo Công an xã, giao cho Công an tỉnh có trách nhiệm tổ chức các lớp bồi dưỡng, huấn luyện cho lực lượng Công an xã; liên kết với các trường Đại học, Trung cấp để mở các lớp hệ vừa học, vừa làm tại địa phương cho các cán bộ Công an xã có nhu cầu, nguyện

vọng theo học nâng cao trình độ để phục vụ công tác. Cán bộ Công an xã phải thường xuyên tích cực học tập, trau dồi kiến thức, nghiên cứu và nắm vững các quy định pháp luật về thi hành án, quan điểm và đường lối của Đảng về công tác này để từ đó thực hiện tốt hơn chuyên môn nghiệp vụ của mình;

thường xuyên bám sát địa bàn, gắn bó và thường xuyên gặp gỡ các gia đình, cá nhân đang chấp hành án; kết hợp đồng bộ nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự với nhiệm vụ thi hành án, giám sát các đối tượng có liên quan tại cộng đồng, nhằm loại trừ các nguy cơ lôi kéo người đang chấp hành án tái phạm;

thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo đối với UBND cấp xã và Cơ quan THAHS Công an cấp huyện.

Bộ Công an chỉ đạo Cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Công an hàng năm có kế hoạch tổ chức tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ cho cán bộ Cơ quan THAHS Công an các địa phương và tổ chức các lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành cho lực lượng Công an xã. Chỉ đạo Công an các địa phương bố trí trích kinh phí thường xuyên hàng năm được cấp từ nguồn ngân sách để hỗ trợ cho công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ và cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp nhận, quản lý hồ sơ, theo dừi trực tiếp cụng tỏc này tại Cơ quan THAHS Công an cấp huyện. Đối với những huyện vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần có chế độ đặc thù cho cán bộ Công an tại các địa phương này để động viên, khuyến khích cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ.

Chính phủ cần sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 quy định chi tiết thi hành một số điều về Pháp lệnh Công an xã theo hướng tăng cường chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện vật chất cho người làm công tác thi hành án nhất là đối với lực lượng công an viên vì từ trước đến nay, đây là lực lượng quan trọng không chỉ làm công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ mà còn giải quyết tất cả các vụ việc về an ninh, trật tự phát sinh từ cơ sở, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được hưởng chế độ đãi ngộ tương xứng, mức phụ cấp rất thấp không đủ nuôi sống

bản thân và gia đình. Nhà nước cần tạo điều kiện hỗ trợ cho họ đảm bảo phù hợp, tương xứng so với một lao động phổ thông, giúp họ cải thiện cuộc sống (theo khảo sát, trung bình mức phụ cấp tương ứng đề xuất từ 2 đến 3 triệu đồng một tháng). Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về Công an xã; sớm xây dựng dự thảo Luật Công an xã trình Quốc hội thông qua để thay thế Pháp lệnh Công an xã, tương xứng với lực lượng Dân quân xã đã có Luật Dân quân tự vệ điều chỉnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh Nam Định được thực hiện nghiêm chỉnh và đúng pháp luật, trên cơ sở nghiên cứu kỹ lý luận và vận dụng thực tiễn, có tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh làm tốt công tác này, tác giả đã xây dựng một loạt các giải pháp, trong đó các giải pháp cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác này, phát huy năng lực của các chủ thể thi hành án.

Các nhóm giải pháp trên còn là cơ sở để các nhà xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách, cán bộ quản lý, thực thi pháp luật nghiên cứu vận dụng, góp phần khắc phục thực trạng yếu kém trong công tác thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ không chỉ riêng địa bàn tỉnh Nam Định mà còn đối với các địa phương khác trong cả nước, từ đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực hiện pháp luật thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, từng bước hiện thực hóa ý nghĩa nhân văn, nhân đạo cao cả trong chính sách hình sự của pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)