6. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh Nam Định và Cơ quan thi hành án hình sự Công an 10 huyện, thành phố
Cơ quan THAHS Công an tỉnh Nam Định và Cơ quan THAHS Công an 10 huyện, thành phố là cơ quan phối hợp, có trách nhiệm hướng dẫn
nghiệp vụ công tác THAHS đối với UBND cấp xã; chỉ đạo, kiểm tra Công an cấp xã trong việc tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ THAHS.
Công an cấp tỉnh là cơ quan cấp trên có quyền chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác THAHS đối với Công an cấp dưới. Tuy nhiên, Cơ quan THAHS Công an tỉnh Nam Định và Cơ quan THAHS Công an cấp huyện mới được thành lập từ năm 2011 nên việc triển khai hướng dẫn về công tác tổ chức, trình tự, thủ tục quản lý, giám sát, giáo dục người bị kết án tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh chưa đầy đủ.
Sự phõn cụng, phõn cấp của Cụng an cỏc cấp chưa rừ ràng; mặc dự cụng việc theo dừi thi hành cỏc hỡnh phạt khỏc tại xó, phường, thị trấn đó được quy định tương đối cụ thể, song hầu hết Công an cấp huyện hiện nay chưa bố trí cán bộ chuyờn trỏch mà chủ yếu là kiờm nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo dừi, hướng dẫn, tổ chức quản lý thi hành các hình phạt khác tại xã, phường, thị trấn, trực thuộc Đội Cảnh sát THAHS Công an cấp huyện. Số lượng cán bộ kiêm nhiệm theo dừi thi hành hỡnh phạt khỏc cũn ớt, khoảng từ 2 đến 3 cỏn bộ thuộc Đội Cảnh sát THAHS Công an cấp huyện, mỗi cán bộ trung bình phải đảm nhiệm theo dừi rất nhiều địa bàn (từ 10 đến 15 xó, thị trấn, thậm chớ là 20 đến 25 xó như huyện Hải Hậu, Ý Yên), bên cạnh đó còn phải kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ khỏc, nờn chịu sức ộp cụng việc rất lớn, hạn chế trong theo dừi, đụn đốc các cơ quan, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong tổ chức thi hành án phạt khác. Do biên chế cán bộ hạn chế, có từ 3 đến 8 cán bộ, nên Cơ quan THAHS Công an cấp huyện mới chủ yếu quan tâm đến công tác canh gác, bảo vệ, quản lý nhà tạm giữ; trình độ cán bộ còn hạn chế, hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành án treo, cải tạo không giam giữ.
Bên cạnh đó, trách nhiệm và quyền lợi đối với cán bộ làm công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ thuộc Đội Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tư phỏp Cụng an cấp huyện núi riờng và cỏn bộ theo dừi cụng tỏc thi hành cỏc hình phạt khác tại xã, phường, thị trấn chưa cụ thể, đầy đủ. Hiện nay, chưa có chế độ chính sách thỏa đáng, kể cả hỗ trợ về công tác phí, tiền xăng xe, đi
đường... đối với cán bộ Công an huyện hàng ngày, hàng tuần phải mang hồ sơ thi hành án từ trụ sở Công an huyện, thành phố đến trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn để làm thủ tục bàn giao, theo dừi, đụn đốc. Do đú, chưa phỏt huy được tinh thần trách nhiệm của cán bộ thực thi nhiệm vụ, dẫn đến tình trạng làm việc cầm chừng, hầu hết mới dừng ở việc cập nhật, theo dừi số liệu, quản lý hồ sơ và báo cáo thống kê; việc bàn giao bản án, quyết định thi hành án và lập hồ sơ thi hành án chậm; khi chuyển hồ sơ thi hành án cho UBND cấp xã để quản lý, giáo dục đối tượng thì cũng là lúc gần hết thời gian chấp hành án...
Cụng tỏc theo dừi, đụn đốc, kiểm tra của Cụng an cấp huyện đối với Công an cấp xã và UBND cấp xã trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ còn hạn chế. Từ khi thực hiện Luật THAHS ngày 01/7/2011 đến nay, toàn tỉnh mới tổ chức được 1 đợt kiểm tra toàn diện đối với UBND và Công an cấp xã. Tình trạng Công an xã thực thi công tác giúp cho UBND cấp xã thực hiện việc lập hồ sơ và tổ chức thi hành các hình phạt khác chưa đúng, đầy đủ, kịp thời so với quy định nhưng chậm được phát hiện, uốn nắn dẫn đến tồn tại kéo dài; như việc không lập được hồ sơ xét giảm thời hạn chấp hành án, giảm thời gian thử thách; chậm bàn giao hồ sơ thi hành án đối với những trường hợp đã chấp hành xong bản án để Cơ quan THAHS Công an cấp huyện cấp Giấy chứng nhận, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người bị kết án.
Trong năm 2012 - 2013, do công tác lập hồ sơ của UBND cấp xã chưa đầy đủ, đúng quy định nên không có hồ sơ người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ nào trên địa bàn tỉnh Nam Định đủ điều kiện để được xét giảm thời gian thử thách hoặc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt theo quy định của Luật THAHS. Từ năm 2010 đến 2012, riêng trên địa bàn huyện Mỹ Lộc có 17 người được hưởng án treo đã hết thời gian thử thách nhưng vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận chấp hành xong bản án, nguyên nhân là do những người này không đến trình báo chấp hành án theo quy định hoặc đã tự ý đi khỏi địa phương trước, trong quá trình chấp hành án. Qua các cuộc kiểm sát năm 2011, 2012 và 2013, Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp đã phát hiện, kiến nghị yêu cầu Cơ
quan THAHS Công an thành phố Nam Định, huyện Nam Trực, Xuân Trường, Hải Hậu khắc phục việc chưa hướng dẫn UBND cấp xã trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; Cơ quan THAHS Công an huyện Mỹ Lộc, Giao Thủy, Trực Ninh, Nam Trực chậm chuyển hồ sơ thi hành án treo cho UBND cấp xã. Việc triển khai, hướng dẫn công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của Cơ quan THAHS Công an tỉnh còn chưa kịp thời theo quy định của Luật THAHS và các văn bản hướng dẫn thi hành.