6. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Nâng cao hiệu quả thi hành án treo, cải tạo không giam giữ bắt nguồn từ sự đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Thi hành án treo, cải tạo không giam giữ là hoạt động hành chính - tư pháp, chịu tác động mạnh mẽ của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính và cải cách, đổi mới hoạt động các cơ quan tư pháp. Với vị trí quan trọng, THAHS nói chung và thi hành án treo, cải tạo không giam giữ nói riêng đã góp phần tích cực trong việc quản lý, giáo dục người phạm tội, nâng cao uy tín, quyền lực nhà nước trong hoạt động xét xử, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động trên trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu tình hình, như việc giao cho nhiều cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình thi hành án treo, cải tạo không giam giữ nhưng lại không có một cơ quan nào có trách nhiệm chính trong việc hướng dẫn, theo dừi, kiểm tra việc thi hành ỏn nờn hiệu lực quản lý nhà nước chưa cao, thiếu sự chỉ đạo điều hành thống nhất và đồng bộ.
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của THAHS nên từ trước đến nay, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng thể chế, từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công tác THAHS, đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của công tác này như:
Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc
thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ; Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo; Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 hướng dẫn biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng; Nghị định số 53/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 hướng dẫn thi hành hình phạt cấm cư trú, quản chế; Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất; Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2007) và các văn bản hướng dẫn thi hành… Thực tiễn cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho việc thực hiện có hiệu quả trong công tác THAHS. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các văn bản quy phạm pháp luật về THAHS còn tản mạn, hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đều được ban hành từ lâu và đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu mới của công tác THAHS, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật ngày càng cao hiện nay.
Ngày 15/11/2008, Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 27/2008/QH12 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007 - 2011); theo đó, Quốc hội đã đưa việc xây dựng dự án Luật THAHS vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Đồng thời, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết số 568/NQ-UBTVQH12 về thành lập Ban soạn thảo Luật THAHS và giao Bộ Công an đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự án Luật này. Sau một thời gian khẩn trương xây dựng dự án Luật, ngày 17/6/2010, Luật THAHS đã được Quốc hội nước Cộng khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 7. Để triển khai thi hành Luật này, ngày 5/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch triển khai thi hành Luật THAHS ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-TTg. Theo đó, các Bộ, Ngành được phân công xây dựng các nghị định, thông tư liên tịch và thông tư để thống nhất hướng dẫn thi hành. Nhìn chung đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về THAHS đã cơ bản hoàn chỉnh, đáp ứng và
phù hợp với yêu cầu thực tiễn của công tác THAHS và quản lý nhà nước về THAHS, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, đồng bộ cho công tác THAHS nói chung và thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, góp phần thiết thực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, có nhiều văn bản quy phạm dưới luật đương nhiên hết hiệu lực sau khi Luật THAHS có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. Qua nghiên cứu cho thấy, hầu hết các văn bản quy phạm dưới luật hướng dẫn chi tiết thi hành Luật THAHS năm 2010 mới được ban hành chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thi hành án phạt tù, tử hình, còn thi hành án treo, cải tạo không giam giữ cũng như các hình phạt khác đến nay vẫn chậm trễ trong ban hành để thống nhất thực hiện trong toàn quốc. Đặc biệt, Nghị định thay thế Nghị định 60, 61/2000/NĐ-CP của Chính phủ sau 14 năm thực hiện và các Thông tư, văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, Ngành có liên quan cũng chậm được ban hành. Đến nay, mới có 1 văn bản chính thức hướng dẫn thi hành án treo của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới ban hành là Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 hướng dẫn áp dụng Điều 60 BLHS về án treo.
Sự thiếu đồng bộ, thống nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, cũng như sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, Ngành có liên quan đã gây khó khăn, vướng mắc cho quá trình thi hành án treo, cải tạo không giam giữ ở cơ sở, là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết cần sớm giải quyết để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật THAHS, góp phần thiết thực đưa nội dung Hiến pháp năm 2013 đi vào cuộc sống và được mọi người dân chấp hành nghiêm chỉnh, nhất là những nội dung liên quan đến bảo vệ quyền con người trong hoạt động THAHS đáp ứng với yêu cầu, chuẩn mực của quốc tế và khu vực, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, không ngừng xây dựng, củng cố Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3.1.2. Nâng cao hiệu quả thi hành án treo, cải tạo không giam giữ