6. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ Theo Từ điển Luật học, cải tạo không giam giữ là việc buộc người
phạm tội phải tự cải tạo dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi họ làm việc hoặc cư trú qua việc phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Từ sau năm 1945, cải tạo không giam giữ được đề cập đầu tiên trong Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1981:
Người nào đang ở lứa tuổi làm nghĩa vụ quân sự mà không chấp hành đúng những quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện thì tùy mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính, bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm [39].
Tại Điều 6 Pháp lệnh Trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982:
Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép, trốn thuế, không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết, không đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan nhà nước và người tiêu dùng thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp [28].
Bộ luật Hình sự năm 1985 ghi nhận hình phạt cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính. Tại Điều 24 BLHS 1985 và điểm 1, điểm
2 Nghị quyết 02/1986/NQ-HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định hình phạt này được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng và những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS năm 1985 quy định phạt giam nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nên được chuyển sang loại hình phạt nhẹ hơn. Hình phạt cải tạo không giam giữ không áp dụng đối với những tội phạm nghiêm trọng, kể cả trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. So với quy định trong BLHS năm 1985, quy định về cải tạo không giam giữ theo BLHS năm 1999 mở rộng diện áp dụng và tăng cường nghĩa vụ, trách nhiệm của người chấp hành án, phù hợp định hướng cải cách tư pháp và xu thế chung hiện nay:
(1) Mở rộng diện đối tượng được áp dụng: BLHS năm 1999 quy định có thể áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, còn BLHS năm 1985 cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng;
(2) Tăng mức giới hạn thời gian cải tạo không giam giữ: BLHS năm 1999 quy định từ sáu tháng đến ba năm, trong khi đó BLHS năm 1985 quy định từ sáu tháng đến hai năm;
(3) Quy định bắt buộc việc khấu trừ phần trăm thu nhập: BLHS năm 1985 đây là chế tài tùy nghi do Tòa án quyết định, nhưng BLHS năm 1999 quy định là chế tài bắt buộc, chỉ tùy nghi mức độ khấu trừ căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội, thiệt hại gây ra cho xã hội và điều kiện, khả năng của người bị khấu trừ; Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập nhưng phải ghi rừ lý do trong bản ỏn.
Cải tạo không giam giữ là loại hình phạt không tước tự do, không buộc người phạm tội cách ly khỏi gia đình, nơi làm việc cũng như xã hội nói chung. Nội dung chính của hình phạt là việc buộc một người bị kết án phải chịu sự giám sát, giáo dục của các cơ quan, tổ chức. Người bị kết án phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo, tự kiểm điểm định kỳ và có thể phải nộp 5% đến 20%
thu nhập để sung quỹ nhà nước. Thời hạn cải tạo không giam giữ từ 6 tháng
đến 3 năm. Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiờm trọng, cú nơi làm việc hoặc nơi thường trỳ rừ ràng và khi cỏc điều kiện khác cho thấy họ có thể tự cải tạo, giáo dục mà không cần thiết phải cách ly ra khỏi xã hội. Việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo có chung đặc điểm là không cách ly người bị kết án khỏi xã hội, tuy nhiên cần phân biệt hình phạt cải tạo không giam giữ với hình phạt tù cho hưởng án treo và giữa thi hành án treo với thi hành án phạt cải tạo không giam giữ. Trên cơ sở nội dung đã phân tích, tác giả rút ra nhận xét về đặc điểm của hình phạt cải tạo không giam giữ như sau:
Thứ nhất: Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, nghiêm khắc nhất trong số các hình phạt không phải tù, nhẹ hơn hình phạt tù, nặng hơn phạt tiền và cảnh cáo. Tòa án có thể lựa chọn và áp dụng đối với các trường hợp phạm tội mà nếu áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền thì chưa đủ để trừng trị và giáo dục răn đe người phạm tội, răn đe người khác nhưng cũng không cần thiết phải sử dụng hình phạt tù - hình phạt mà tính trừng trị nghiêm khắc được đảm bảo rừ nột. Là hỡnh phạt chớnh nờn khi Tũa ỏn tuyờn ỏp dụng cải tạo không giam giữ cho người phạm tội có thể đồng thời tuyên một hoặc nhiều hình phạt bổ sung kèm theo;
Thứ hai: Bản chất của hình phạt vẫn là sự hạn chế tự do thể hiện ở việc người bị kết án dù được cải tạo, giáo dục tại địa phương nhưng tự bản thõn họ luụn biết rằng mọi việc làm của họ đều bị theo dừi, giỏm sỏt, hoàn toàn không được tự do như bình thường.
Thứ ba: Cải tạo không giam giữ có nội dung, điều kiện và giới hạn áp dụng cụ thể riêng so với các hình phạt khác. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước.
Trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật về hình phạt cải tạo không giam giữ, xuất phát từ bản chất của loại hình phạt cải tạo không giam giữ, có thể đưa ra khái niệm cải tạo không giam giữ là hình phạt chính trong
hệ thống hình phạt tù, tạo điều kiện cho người bị phạt tù được cải tạo, học tập trong môi trường xã hội bình thường, khuyến khích họ cải tạo thành người có ích, được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiờm trọng đang cú nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trỳ rừ ràng và xột thấy không cần phải cách ly họ ra khỏi xã hội.
Hiện nay đang có quan điểm cho rằng nên bỏ loại hình phạt này vì cho rằng các điều kiện áp dụng, tổ chức thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù cho hưởng án có nhiều điểm giống nhau, dễ dẫn đến trùng lặp, nhầm lẫn như sau: (1) Về điều kiện cho hưởng án treo và áp dụng hình phạt cải tạo khụng giam giữ: Người phạm tội nhõn thõn tốt, cú nơi cư trỳ rừ ràng, phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng và xét thấy không cần phải cách ly họ ra khỏi xã hội thì tòa án cho họ được hưởng án treo; (2) Về thi hành án treo và thi hành án phạt cải tạo không giam giữ đều cho người bị kết án được cải tạo, giáo dục ở ngoài xã hội, ở cộng đồng dân cư nơi sinh sống, làm việc mà không bị bắt buộc tập trung cải tạo ở các trại giam.
Tuy nhiên, tác giả cho rằng không thể bỏ hình phạt cải tạo không giam giữ, bởi lẽ về bản chất người bị phạt tù cho hưởng án treo là người bị phạt tù có thời hạn và nghiêm khắc hơn so với hình phạt cải tạo không giam giữ. Sự nghiêm khắc hơn thể hiện trước hết ở điều kiện cho hưởng án treo chặt chẽ:
căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ; còn hình phạt cải tạo không giam giữ không quy định bắt buộc căn cứ vào nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ, chỉ cần có điều kiện: đang có nơi làm việc ổn định hoặc cú nơi thường trỳ rừ ràng và xột thấy khụng cần thiết phải cỏch ly người phạm tội khỏi xã hội. Ngoài ra, mặc dù án treo không phải là hình phạt theo BLHS năm 1999, song về bản chất là quá trình tạm thời miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, tức là trong thời gian thử thách hình phạt tù do Tòa án đã tuyên trong bản án đó vẫn đang tồn tại và sẵn sàng áp dụng ngay nếu các điều kiện tạm miễn chấp hành hình phạt tù bị mất đi. Hơn nữa, thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ phù hợp với đường lối xử lý tội phạm trong quá trình
xây dựng nhà nước pháp quyền và chủ trương của Bộ chính trị tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020:
"Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm" [22, tr. 3].
Như vậy, cải tạo không giam giữ là một chế định pháp lý được quy định trong BLHS và BLTTHS, được thể hiện cụ thể bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án, việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ là một bộ phận của THAHS và phải được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện nghiêm túc theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ nhằm tạo điều kiện cho người kết án phạt cải tạo không giam giữ lao động, học tập và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú và gia đình người đó. Người bị kết án phải chấp hành hình phạt dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình người đó. Theo quy định tại Điều 3 Luật THAHS năm 2010:
"Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn và khấu trừ thu nhập sung quỹ nhà nước theo bản án đã có hiệu lực pháp luật" [45].
Ngoài đặc điểm chung của THAHS, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ còn có một số đặc điểm khác:
Một là: So với thi hành án treo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có thêm thủ tục miễn chấp hành án. Sự khác biệt đó là do xuất phát từ bản chất của cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính, còn án treo nằm trong chế định miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
Hai là: Do thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là quá trình thi hành hình phạt chính nên đồng thời còn bao gồm cả việc cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện khấu trừ một phần thu nhập của người chấp hành án (từ
5% đến 20% thu nhập) mà Tòa án đã ấn định để sung quỹ nhà nước, bên cạnh đó còn có thể diễn ra quá trình thi hành hình phạt bổ sung kèm theo bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền nếu có.
Ba là: Quá trình thi hành án phạt cải tạo không giam giữ không nghiờm khắc hơn thi hành ỏn treo, thể hiện rừ nột ở chỗ thời gian đó chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ sẽ được xem xét để giảm trừ khi tổng hợp hình phạt, tức là trường hợp khi người chấp hành án cải tạo không tốt, có hành vi phạm tội mới và bị Tòa án tuyên phạt về tội mới, thì thời gian đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ trước đó được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung khi tổng hợp hình phạt.
Từ những phân tích như trên, tác giả có thể rút ra được khái niệm của thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là một bộ phận của THAHS, hiện thực hóa một trong những hình phạt chính nhưng không nghiêm khắc hơn thi hành án treo và có tính nhân đạo sâu sắc, do cơ quan không chuyên trách, tổ chức xã hội, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, kết hợp chặt chẽ giữa trừng trị và giáo dục, khuyến khích, tạo điều kiện để người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ tự lao động, học tập, cải tạo trở thành người lương thiện và nhanh chóng tái hòa nhập xã hội trong môi trường cuộc sống bình thường, nhằm đưa bản án, quyết định của Tòa án ra thực hiện trên thực tế và đạt được hiệu quả xã hội cao, bảo đảm được lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
1.2. CÁC CHỦ THỂ THI HÀNH ÁN TREO, CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ
Xuất phát từ bản chất tư pháp - hành chính và tính xã hội rộng lớn của hoạt động thi hành án treo, cải tạo không giam giữ nên có nhiều chủ thể tham gia trong quá trình thi hành án. Mỗi chủ thể có quyền hạn, trách nhiệm khác nhau, song các chủ thể đều cùng chung mục đích là cảm hóa, giám sát, giáo dục và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người bị kết án cải tạo tốt, trở thành người lương thiện trong điều kiện cuộc sống bình thường ở nơi cư trú, lao động, học tập. Có 06 loại chủ thể như sau: