Tiếp tục đổi mới về nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 106 - 110)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Tiếp tục đổi mới về nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

Hoạt động THAHS không chỉ là nhiệm vụ riêng của cơ quan quản lý THAHS, cơ quan THAHS hay cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền các cấp. Do vậy, cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác này;

phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, thu hút, động viên, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, cộng đồng dân cư và gia đình, thân nhân của người chấp hành án vào hoạt động THAHS,

nhất là đối với việc thi hành các hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ. Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác THAHS phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, quán triệt quan điểm nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta; hoàn thiện thể chế và các quy định của pháp luật về THAHS, tăng cường biện pháp quản lý, bảo đảm các bản án và quyết định THAHS phải được thi hành nghiêm chỉnh; vận dụng đúng đắn giữa trừng trị với thực hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng; kết hợp chặt chẽ giữa quản chế đi đôi với giáo dục pháp luật, chính trị, văn hóa; gắn mục đích giáo dục cải tạo và lao động, dạy nghề, tạo điều kiện cho người phạm tội sửa chữa lỗi lầm, tái hòa nhập cộng đồng, ổn định đời sống, trở thành người có ích cho xã hội.

Trước đây, việc nghiên cứu chuyển giao công tác THAHS cho Bộ Tư pháp đã được đặt ra từ trước năm 2005 và tiếp tục đề ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: "Từ nay (năm 2005) đến năm 2010 phải làm được những công việc chính trong đó có việc chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để thực hiện việc chuyển giao tổ chức và công tác thi hành án cho Bộ Tư pháp" [22, tr. 10]. Để thực hiện chủ trương đó, Quốc hội đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Bộ luật thi hành án, trong đó điều chỉnh cả công tác thi hành án dân sự và công tác THAHS; đồng thời nghiên cứu giao cho Bộ Tư pháp thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện.

Theo dự thảo thì toàn bộ công tác thi hành án bao gồm THAHS, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động đều thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật thi hành án, trong đó thi hành án treo và cải tạo không giam giữ là một bộ phận của THAHS được qui định thành một chương riêng; toàn bộ hoạt động thi hành án do Chính phủ quản lý thống nhất nhưng giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính Phủ thực hiện quản lý và tổ chức công tác thi hành án phạt tù; chức năng này dự kiến chuyển từ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng sang Bộ Tư pháp.

Tuy nhiên, từ lý luận và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, hầu hết các nhà khoa học và cán bộ thực thi pháp luật đều cho rằng công tác thi hành án

dân sự và THAHS khác nhau cơ bản về mục đích, đối tượng, phương pháp, cách thức tiến hành; việc điều chỉnh chung trong một đạo luật và giao Bộ Tư pháp thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện là không khả thi, sẽ làm phát sinh thêm đầu mối tổ chức, quản lý thi hành án, gây lãng phí, tốn kém, không phù hợp với tổ chức bộ máy và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Vì vậy, Bộ Chính trị, Quốc hội nhất trí cho phép xây dựng và ban hành hai đạo luật riêng là Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Luật THAHS năm 2010. Theo đó, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện việc thi hành án dân sự; Bộ Công an giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện việc THAHS; Bộ Quốc phòng tổ chức quản lý và thực hiện việc THAHS trong Quân đội nhân dân. Thực hiện Luật THAHS, đến nay công tác THAHS ngày càng đi vào ổn định và chứng minh tính ưu việt, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trên cơ sở khoa học và thực tiễn sau hơn 3 năm thi hành Luật THAHS, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX, trong đó điều chỉnh một số nội dung:

Dừng việc thực hiện chủ trương chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW.

Tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức các cơ quan thi hành án như hiện nay. Tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân trong công tác thi hành án [24, tr. 2].

Những chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thi hành án là cơ sở và điều kiện tiên quyết bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của pháp luật thi hành án. Thực trạng công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trong những năm qua cho thấy nơi nào cấp ủy Đảng quan tâm lãnh chỉ đạo công tác thi hành án nói chung, thi hành án treo và cải tạo không giam giữ nói riêng, nơi đó vai trò quản lý nhà nước được tăng cường, các bản án, quyết định của Tòa án được thi hành nghiêm chỉnh, việc giám sát, giáo dục người bị kết án đạt

hiệu quả cao. Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động thi hành án nói chung, án treo và cải tạo không giam giữ nói riêng, các cấp ủy Đảng trên địa bàn tỉnh Nam Định cần quan tâm chỉ đạo:

- Tỉnh ủy Nam Định và các huyện ủy, thành ủy sớm ban hành nghị quyết, chỉ thị yêu cầu UBND các cấp tăng cường quản lý hoạt động thi hành án trong phạm vi địa phương.

- Các cấp ủy Đảng chỉ đạo UBND các cấp định kỳ tiến hành sơ, tổng kết công tác thi hành án đối với người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, bám sát vào định hướng chỉ đạo tại Nghị quyết số 49-NQ/TW và Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị.

- Các cấp ủy Đảng tăng cường lãnh đạo các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo địa phương và các cơ quan hữu quan cùng cấp trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật nhất là pháp luật thi hành án.

- Tỉnh ủy và các Huyện ủy, Thành ủy quan tâm lãnh đạo hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật thi hành án của Hội đồng nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị -xã hội.

- Các cấp ủy Đảng tăng cường lãnh đạo công tác tổ chức, bộ máy, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án, lựa chọn sắp xếp Đảng viên làm công tác thi hành án.

- Tỉnh ủy chỉ đạo UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất xây dựng đề án đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động thi hành án và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ ở cấp xã, phường, thị trấn; báo cáo trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định để thống nhất thực hiện trong toàn tỉnh.

- Lãnh đạo công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo, công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động thi hành án. Đôn đốc các cơ quan thi hành án và cơ quan liên quan (Tòa án, Viện kiểm sát) tập trung giải quyết khiếu nại tố cáo về thi hành án, không để tồn đọng kéo dài.

- Ban Nội chính Tỉnh ủy tăng cường phối hợp, đôn đốc Tòa án nhân dân tỉnh trong việc thực hiện cấp sổ thi hành án và biểu mẫu nghiệp vụ cho Tòa án nhân dân cấp huyện để thực hiện việc bàn giao hồ sơ, cấp phát tài liệu cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục bị án theo quy định tại Công văn số 138/2003/KHXX ngày 30/10/2003 của Tòa án nhân dân tối cao.

3.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)