Phát huy năng lực, trách nhiệm của các chủ thể thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 113 - 119)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Phát huy năng lực, trách nhiệm của các chủ thể thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

Thứ nhất, Bộ Công an là cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì trong tổ chức THAHS nói chung và thi hành án treo, cải tạo không giam giữ nói riêng, cần nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện Đề án quy hoạch tổng thể phát triển Cơ quan quản lý THAHS và Cơ quan THAHS các cấp trong lực lượng Công an nhân dân theo từng giai đoạn (từ nay đến năm 2020 và giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030) phù hợp với Nghị quyết số 49 và Kết luận số 92 của Bộ Chính trị, làm cơ sở định hướng kiện toàn lực lượng Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tư pháp Công an các cấp theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về THAHS và tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành án trong tình hình mới, trong đó:

- Quan tâm kiện toàn hệ thống tổ chức THAHS và cần có hướng dẫn quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp để đảm bảo việc quản lý, thực hiện thống nhất.

- Rà soát lại tổng thể biên chế, căn cứ vào yêu cầu tình hình và thực tiễn của từng địa bàn để bố trí đủ biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý và tổ chức THAHS có phẩm chất đạo đức, vững vàng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ pháp luật, đáp ứng được nhiệm vụ thi hành án trong tình hình mới; trước mắt cần ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn biên chế, chức danh cho lực lượng Cảnh sát THAHS tương ứng với chức năng, nhiệm vụ được phân công và số lượng đối tượng quản lý giám sát, giáo dục tại địa phương.

- Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý, trực tiếp THAHS, đặc biệt là đối với những cán bộ, chiến sĩ đang công tác ở những vùng khó khăn, phù hợp với tính chất công

tác, chiến đấu, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công việc trong khi thi hành nhiệm vụ.

- Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất của Cơ quan Quản lý THAHS, Cơ quan THAHS bao gồm đất đai, trụ sở, công trình làm việc; trang thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các Cơ quan THAHS ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, địa bàn trọng yếu, phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính sớm xây dựng Đề án báo cáo trình Chính phủ về chế độ phụ cấp đối với những cán bộ làm công tác THAHS không chuyên trách ở UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức có liên quan để nâng cao trách nhiệm khi được phân công làm công tác THAHS, tái hòa nhập cộng đồng. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp xây dựng Đề án báo cáo trình Chính phủ về triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và phần mềm quản lý thi hành án treo, cải tạo không giam giữ để triển khai tới Cơ quan quản lý THAHS Bộ Công an, Cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh và cấp huyện, UBND cấp xã, tạo sự thống nhất, chặt chẽ, nhanh chóng, thuận tiện trong quản lý thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, góp phần đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan thi hành án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, Bộ Quốc phòng cần tiến hành tổng kết, đánh giá rộng rãi, sâu sắc để có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giám sát, giáo dục người bị kết án treo, cải tạo không giam giữ trong điều kiện đặc thù của lực lượng Quân đội, nhất là khi có sự thay đổi về cấp độ tổ chức thi hành án theo quy định của Luật THAHS năm 2010. Từ đó ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, chi tiết thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trong điều kiện tổ chức, hoạt động đặc thù của quân đội để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án.

Thứ ba, UBND tỉnh và UBND 10 huyện, thành phố cần tăng cường quản lý trong lĩnh vực thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ:

- Tổ chức tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Nghị định 60, 61/2000/NĐ-CP của Chính phủ, sơ kết 3 năm thực hiện Luật THAHS;

đồng thời tiến hành khảo sát lại toàn bộ thực trạng thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn toàn tỉnh để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

UBND các huyện, thành phố có kế hoạch khảo sát, nắm bắt số người thi hành án trên địa bàn từ năm 2001 và thời điểm từ ngày 01/7/2011 đến nay, thực trạng thi hành ỏn, nờu rừ những khú khăn, vướng mắc và bỏo cỏo UBND tỉnh để có hướng chỉ đạo thống nhất trong toàn tỉnh; trên cơ sở đó, UBND tỉnh mở hội nghị tổng kết công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trong toàn tỉnh.

- Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo hoạt động thi hành án ở địa phương mình, trước mắt cần xây dựng quy chế phối hợp trong thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ; trong đó quy định rừ chủ thể phối hợp; cơ chế và nội dung phối hợp, trỏch nhiệm của cỏc cơ quan, tổ chức trong quan hệ phối hợp. Tổ chức các đoàn đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của một số địa phương đã làm tốt công tác này; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác theo thẩm quyền để hướng dẫn cụ thể công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh, Sở Tư pháp phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tham mưu, phục vụ tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý giám sát người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ cho Chủ tịch UBND cấp xã và những cán bộ trực tiếp làm công tác thi hành án ở 229 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Định kỳ hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát, giáo dục người bị kết án

trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng và từng bước củng cố quy chế phối hợp giữa các ngành trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn báo cáo hoạt động thi hành án treo, cải tạo không giam giữ thường xuyên, chủ động thành lập các đoàn tiến hành thanh tra, kiểm tra nhằm đôn đốc, rút kinh nghiệm thực hiện.

- Tăng cường chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng, tuyên truyền giáo dục pháp luật về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; nghiêm túc phê bình, kiểm điểm Chủ tịch UBND cấp xã về những thiếu sót, tồn tại chậm khắc phục, để kéo dài sau khi được kiểm tra, kiểm sát.

- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động thi hành án nói chung, hoạt động giám sát, giáo dục người bị kết án nói riêng cho các xã, phường thị trấn. Xây dựng chế độ phụ cấp đối với những cán bộ làm công tác THAHS không chuyên trách ở UBND cấp xã và ở các cơ quan, tổ chức có liên quan để nâng cao trách nhiệm khi được phân công làm công tác THAHS, tái hòa nhập cộng đồng.

Thứ tư, UBND các xã, phường, thị trấn cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, trong đó:

- Chủ tịch và cán bộ làm công tác thi hành án của UBND xã, phường, thị trấn nơi có người bị kết án đang cư trú cần nắm vững quy định của Luật THAHS và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là về quyền, trách nhiệm của mình trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; nội dung, trình tự, thủ tục thi hành... để tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của Luật THAHS.

- Hàng năm, UBND xã, phường, thị trấn cần phải xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại địa phương; chỉ đạo củng cố hệ thống hồ sơ, tài liệu và các trang thiết bị, tủ đựng hồ sơ bảo quản; hỗ trợ kinh phí trong ngân sách thường xuyên phục vụ triển khai công tác thi hành án và bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp làm công

tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án của địa phương.

- Tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc các nội dung kiến nghị và thực hiện kết luận kiểm sát, kiểm tra của Viện kiểm sát, Cơ quan THAHS nhằm khắc phục kịp thời những thiếu sót, tồn tại trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến thi hành án treo, cải tạo không giam giữ theo thẩm quyền, không để tồn tại kéo dài.

- Cán bộ của UBND cấp xã trực tiếp thi hành án cần nắm vững và thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình theo quy định của Luật THAHS và các văn pháp luật khác có liên quan, thường xuyên rèn luyện bồi dưỡng kiến thức pháp luật, trau dồi đạo đức, rèn luyện kỹ năng thao tác nghiệp vụ thi hành án, cần chủ động thực hiện nhiệm vụ, gặp gỡ người bị kết án, bằng nhiều hình thức giúp họ nắm vững pháp luật, chủ trương đường lối của Đảng; đề xuất với chính quyền địa phương có biện pháp giúp đỡ khi họ gặp khó khăn trong thời gian cải tạo, liên hệ mật thiết với gia đình người bị kết án để nắm bắt tâm trạng, thái độ, ý thức của họ, hướng dẫn họ thực hiện quyền của mình, giải thích cho họ các nghĩa vụ phải thực hiện, vận động các tổ chức đoàn thể như thanh niên, phụ nữ... phối hợp, nâng cao tinh thần trách nhiệm để giáo dục, giúp đỡ người chấp hành án cải tạo tốt, sớm hòa nhập cộng đồng trở thành công dân lương thiện; đồng thời nhắc nhở kịp thời với những biểu hiện vi phạm của người bị kết án.

Thứ năm, trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật THAHS và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính quyền địa phương; các cơ quan, tổ chức có người đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ học tập, công tác, sinh hoạt cần phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách hoạt động thi hành ỏn và cỏn bộ theo dừi, giỏm sỏt, giỏo dục, động viờn trực tiếp và thường xuyên, góp phần phòng ngừa tái phạm, giúp đỡ người bị kết án nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, ổn định công việc, học tập, sinh hoạt, tránh tâm lý

kỳ thị, mặc cảm, xa lánh. Phối hợp với các cơ quan có chức năng quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật thi hành án treo, cải tạo không giam giữ đến cán bộ, công chức và nhân dân để thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của mình tổ chức quản lý, giám sát, giáo dục người bị kết án;

phối hợp UBND và Mặt trận tổ quốc cấp xã tổ chức họp tại cộng đồng dân cư nơi người chấp hành án cư trú để kiểm điểm người chấp hành án do đã vi phạm nghĩa vụ chấp hành án theo quy định tại Điều 75, 79 Luật THAHS.

Thứ sáu, người bị kết án và gia đình cần chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật về thi hành án, nắm chắc, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, thường xuyên liên hệ chặt chẽ với cán bộ trực tiếp thi hành và đề nghị họ giúp đỡ trong thời gian cải tạo, bằng tình cảm thương yêu, sẻ chia trong gia đình để tạo điều kiện thuận lợi nhất để người chấp hành án nhanh chóng xóa bỏ mặc cảm, chủ động hòa nhập với cộng đồng.

Thứ bảy, Cơ quan THAHS, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp trên địa bàn tỉnh Nam Định cần chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ thi hành án, trong đó:

- Cơ quan THAHS Công an tỉnh và Cơ quan THAHS Công an 10 huyện, thành phố cần chủ động định kỳ hoặc đột xuất xây dựng kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn, chấn chỉnh việc tổ chức thi hành Luật THAHS theo chuyên đề về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ để tăng cường vai trò, trỏch nhiệm, thực sự là cơ quan chủ trỡ của địa phương trong theo dừi, kiểm tra, đôn đốc trên lĩnh vực này. Chủ động nghiên cứu, phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thực hiện, phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh và của từng huyện, thành phố; đảm bảo cơ chế ràng buộc trách nhiệm, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các ngành.

- Tòa án nhân dân tỉnh cần tăng cường kiểm tra theo định kỳ và bất thường hoạt động thi hành án của Tòa án nhân dân 10 huyện, thành phố; hàng

năm mở hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thi hành án; kịp thời gửi biểu mẫu nghiệp vụ để Tòa án nhân dân cấp huyện bàn giao cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án; chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện bố trí cán bộ xuống từng xã, phường, thị trấn đối chiếu, rà soát, nắm chắc số người bị kết án, số người được giám sát, số người hiện nay chưa quản lý được từ năm 2001 và thời điểm từ 01/7/2011 đến nay, nờu rừ những thuận lợi, khú khăn trong hoạt động này. Cán bộ Tòa án làm công tác thi hành án thường xuyên giữ mối liên hệ với cơ quan, tổ chức và người trực tiếp giám sát, giáo dục bị án, hướng dẫn họ các thao tác nghiệp vụ; giúp họ giải quyết những vướng mắc nghiệp vụ; báo cáo đầy đủ kịp thời tình hình thi hành án treo và cải tạo không giam giữ ở cơ sở cho Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp nắm được.

- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân 10 huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch kiểm sát thi hành án, xây dựng điểm kiểm sát, phối hợp cùng Tòa án nắm chắc số đối tượng phạt tù cho hưởng án

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)