6. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án treo, cải tạo không giam giữ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự
Luật THAHS năm 2010 quy định tương đối đầy đủ về hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, gồm 3 loại: (1) Cơ quan quản lý THAHS; (2) Cơ quan THAHS; (3) Cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS, bao gồm UBND cấp xã và đơn vị quân đội cấp trung đoàn hoặc tương đương.
Hiện nay, hệ thống cơ quan làm nhiệm vụ THAHS thuộc Bộ Công an được tổ chức ở 3 cấp, gồm: (1) Tổng cục THAHS và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an; (2) Phòng Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tư pháp, Trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh; (3) Đội THAHS và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an cấp huyện.
Hệ thống cơ quan làm nhiệm vụ THAHS thuộc Bộ Quốc phòng được tổ chức ở 2 cấp, gồm: (1) Cục Điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; (2) Phòng Điều tra hình sự thuộc quân khu, quân đoàn. Ngoài ra, các đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương đang làm nhiệm vụ thi hành án treo, cải tạo không giam giữ với tư cách là cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án theo quy định của Luật THAHS.
- Cơ quan quản lý THAHS: Bao gồm cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Công an và cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Quốc phòng, là đầu mối ở trung ương giúp Chính phủ quản lý về công tác THAHS nói chung và thi hành thi hành án án treo, cải tạo không giam giữ nói riêng. Theo quy định tại Điều 11, 171 Luật THAHS và Quyết định số 3057/QĐ-BCA ngày 12/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về Cơ quan quản lý THAHS và Cơ quan THAHS trong Công an nhân dân, thì Tổng cục Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tư pháp là cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Công an. Theo quy định tại điều 12, 172 Luật THAHS và Quyết định số 139/2004/QĐ-BQP ngày 08/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về tổ chức và nhiệm vụ của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân, thì Cục Điều tra hình sự đang thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Quốc phòng.
Cơ quan quản lý THAHS có một số nhiệm vụ, quyền hạn như sau: (1) Tổ chức triển khai thi hành pháp luật về THAHS; Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về THAHS; Tổng kết công tác THAHS; (2) Kiểm tra công tác THAHS; (3) Quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án; (4) Trực tiếp quản lý các trại giam; (5) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo; (6) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về THAHS theo quy định của Luật THAHS; (7) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao.
- Cơ quan THAHS: gồm Cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh; Cơ quan THAHS cấp quân khu và Cơ quan THAHS Công an cấp huyện. Đây là những cơ quan có liên quan trực tiếp đến công tác thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động sau khi Luật THAHS ra đời, góp phần tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, quản lý và tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác THAHS.
Cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh: có 5 nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong thi hành án treo, cải tạo không giam giữ theo Điều 13 Luật THAHS, gồm: Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án
treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn cấp tỉnh, bao gồm: chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác THAHS đối với Công an cấp huyện; tổng kết công tác THAHS và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Công an; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về THAHS và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật THAHS.
Cơ quan THAHS Công an cấp huyện, Cơ quan THAHS cấp quân khu:
Theo quy định tại các điều 13, 14, 62, 66, 68, 69, 73, 77, 78, 80 Luật THAHS, Cơ quan THAHS cấp quân khu có nhiệm vụ giúp Tư lệnh quân khu chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra công tác THAHS thuộc quân khu. Cơ quan THAHS Công an cấp huyện có nhiệm vụ: (1) Giúp Trưởng Công an cấp huyện quản lý, chỉ đạo công tác THAHS trên địa bàn; (2) Hướng dẫn nghiệp vụ THAHS theo thẩm quyền đối với UBND cấp xã; (3) Chỉ đạo, kiểm tra Công an cấp xã trong việc giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ THAHS.
Đối với công tác quản lý, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, 02 cơ quan trên có 10 nhiệm vụ cụ thể: (1) Tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án, các tài liệu có liên quan do Tòa án chuyển giao; (2) Triệu tập người chấp hành án, người đại diện hợp pháp của người chấp hành án là người chưa thành niên đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người được hưởng án treo phải có mặt tại UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội nơi người đó làm việc để cam kết việc chấp hành án và lập hồ sơ thi hành án; (3) Chuyển giao hồ sơ cho UBND cấp xã, đơn vị quân đội để thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, án treo; (4) Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, đã chấp hành xong thời gian thử thách và gửi cho người chấp hành án, UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở; (5) Lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc xem xét, quyết định khi có đủ điều kiện để giảm thời hạn chấp hành án, rút ngắn thời gian thử thách; (6) Đề nghị
Viện kiểm sát nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành án và được Tòa án chuyển giao quyết định miễn chấp hành án; (7) Tiếp nhận, lập biên bản và lưu hồ sơ thi hành án treo, cải tạo không giam giữ sau khi hết thời gian thử thách, hết thời gian chấp hành án; (8) Làm thủ tục chuyển giao hồ sơ thi hành án treo để giám sát, giáo dục; (9) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về THAHS và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật THAHS; (10) Thực hiện thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý THAHS.
- Cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS, gồm UBND cấp xã và đơn vị quân đội cấp trung đoàn hoặc tương đương; theo quy định Điều 63, 74 Luật THAHS có 12 nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau: (1) Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; (2) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;
(3) Yêu cầu người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật; (4) Biểu dương người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có nhiều tiến bộ hoặc lập công; (5) Giải quyết cho người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được vắng mặt ở nơi cư trú; (6) Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện khấu trừ một phần thu nhập của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo quyết định của Tòa án để sung quỹ nhà nước; (7) Phối hợp với gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó; (8) Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách, giảm thời hạn chấp hành án, miễn chấp hành án gửi cơ quan có thẩm quyền; (9) Nhận xét bằng văn bản và lưu vào sổ theo dừi về quỏ trỡnh chấp hành ỏn của người được hưởng ỏn treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ khi người đó chuyển đi nơi
khác; (10) Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan THAHS có thẩm quyền về kết quả thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; (11) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; (12) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ theo quy định của Luật THAHS.
Như vậy, so với Nghị định số 60, 61/2000/NĐ-CP của Chính phủ giao cho nhiều cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành án treo, cải tạo không giam giữ như: Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị kết án nếu người đó là cán bộ, công chức, người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo; Doanh nghiệp, hợp tác xã, nếu người bị kết án là người làm công ăn lương. Đến nay, Luật THAHS rút gọn còn 2 cơ quan có trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị kết án là UBND cấp xã và đơn vị quân đội cấp trung đoàn hoặc tương đương. Luật THAHS quy định đơn vị quân đội cấp trung đoàn hoặc tương đương thay cho đơn vị quân đội cấp đại đội như quy định tại Nghị định 60, 61/2000/NĐ-CP của Chính phủ để đảm bảo tính thống nhất, nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay.
Luật Thi hành án cũng bãi bỏ nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cải tạo không giam giữ hoặc thời gian thử thách cho người bị kết án đối với UBND cấp xã, đơn vị quân đội, đồng thời chuyển giao nhiệm vụ trên cho Cơ quan THAHS Công an cấp huyện hoặc Cơ quan THAHS cấp quân khu, phù hợp với vai trò quản lý và tính chất chuyên trách đặc thù của các cơ quan trên.