Đặc điểm về địa lý, dân cƣ, kinh tế, xã hội và hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 53 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cƣ, kinh tế, xã hội và hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định nằm ở khu vực trung tâm phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, được tái lập từ 01/01/1997 (trước đó là tỉnh Nam Hà gồm 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định ngày nay), phía bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía đông giáp tỉnh Thái Bình, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình và phía Nam giáp Biển Đông. Tỉnh Nam Định có tổng diện tích 1.671 km2, bằng 0,5% diện tích cả nước, trong đó diện tích đất tự nhiên về nông nghiệp là 1.471,41 km2, sử dụng sản xuất nông nghiệp là 843,9 km2.

Tỉnh Nam Định có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và 9 huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, với tổng số 225 xã, phường, thị trấn. Dân số trên 2 triệu người, trong đó có khoảng 1,6 triệu người sống ở khu vực nông thôn (chiếm 79,5%).

Hệ thống giao thông đường thủy phong phú gồm 4 sông lớn gồm:

sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài 251km và 72 km bờ biển, biến Nam Định thành vùng đất phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp. Đường bộ, đường sắt thuận tiện nối liền với thủ đô Hà Nội và các địa phương khác trên cả nước.

Riêng về đường bộ, tỉnh Nam Định có quốc lộ 21A từ Hà Nam về Nam Định dài 13 km, quốc lộ 10 nối các tỉnh duyên hải từ Thái Bình qua thành phố Nam Định tới Ninh Bình với chiều dài 39 km, quốc lộ 21B từ thành phố Nam Định đi thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu dài 60 km. Có nhiều tỉnh lộ với chiều

dài 120 km. Bên cạnh đó 90% đường giao thông liên xã, liên huyện được nhựa hóa, 70% đường giao thông thôn, xóm được bê tông hóa, nhựa hóa.

Trong những năm qua, thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trên lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỉnh Nam Định đã giành được những thành tích nổi bật: Sản xuất lương thực hàng năm vượt 1 triệu tấn, sản xuất nông sản hàng hóa, các ngành nghề và kinh tế biển phát triển đa dạng, hệ thống trụ sở hợp tác xã, trường học, trạm xá, cầu cống, đường điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt được xây dựng khang trang, kiên cố, 98% hộ dân được dùng điện sinh hoạt, trên 98% hộ dân có nhà mái ngói, 25% hộ dân có nhà mái bằng, cao tầng, 17% hộ giàu, 33% hộ khá, số hộ có thu nhập cao ngày càng tăng, số hộ nghốo ngày càng giảm rừ rệt.

Với đặc điểm là tỉnh ven biển, có hệ thống sông và kênh đào tương đối lớn, nhiều bị án sống chủ yếu bằng nghề khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, thời gian sống trên sông nước nhiều hơn trên mặt đất, việc giám sát giáo dục người bị kết án gặp rất nhiều khó khăn, không thể áp dụng các trình tự thủ tục thông thường. Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 61/2000/NĐ-CP quy định:

Người bị kết án hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình tu dưỡng rèn luyện của mình, trong trường hợp vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày thì phải làm bản báo cáo có nhận xét của Cảnh sát khu vực hoặc Công an xã nơi người đó đến tạm trú [15, tr. 2].

Còn theo quy định tại Điều 64, 75 Luật THAHS, thì người được hưởng án treo, chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ "ba tháng một lần phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng" [45]. Nhưng thực tế có nhiều trường hợp làm việc trên biển và sông nước trong thời gian liên tục, kéo dài, theo thời vụ không cụ thể về thời gian (như nghề câu mực, đánh cá xa bờ, canh nuôi tôm, ngao, vạng...) thì công tác quản lý, giám sát gặp khó khăn và trên thực tế tạm thời không thực hiện được.

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, tỉnh Nam Định đã nỗ lực phấn đấu giành được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện. Tuy nông nghiệp vẫn là nghề chính, ngoài ra người dân Nam Định còn làm thêm nhiều nghề phụ khác, theo thống kê có tới 200 nghề. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 6,8% đến 11,1%... Cơ sở hạ tầng và công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Đã hoàn thành xây dựng một số công trình trọng điểm, các khu công nghiệp, khu đô thị mới, đầu tư xây dựng nhiều công trình du lịch, văn hóa có ý nghĩa chiến lược phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội lâu dài ở địa phương. Bước vào những năm đầu thập kỷ 1990, công nghiệp dệt vốn là thế mạnh truyền thống của Nam Định, thu hút nhiều lao động bị sa sút do công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh kém, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người lao động nhưng đến nay đã được cơ cấu lại và dần đi vào ổn định phát triển.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định vẫn còn một số vấn đề tồn tại, bất cập tác động không nhỏ đến tình hình thực thi pháp luật THAHS tại địa phương như: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu, công nghiệp kém phát triển, thu hút đầu tư không lớn, giải quyết việc làm cho người lao động còn nhiều khó khăn, còn khoảng 21,5% số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm, do vậy nhất là vào những tháng nông nhàn toàn tỉnh Nam Định có khoảng 250.000 người đến các thành phố lớn và địa phương khác trên cả nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên... để kiếm việc làm theo thời vụ hoặc trong thời gian tương đối dài mới trở về địa phương. Do nhu cầu việc làm và cải thiện đời sống, cùng với tác động của mặt trái cơ chế thị trường là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng gia tăng tội phạm. Sau khi xét xử, một bộ phận người bị kết án treo, cải tạo không giam giữ do mặc cảm tội lỗi, ở quê hương không tìm được việc nên đã bỏ đi làm ăn xa, có không ít đối tượng gây án ở nơi cư trú mới, dẫn đến chất lượng, hiệu quả THAHS chưa cao.

Thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ, thực thi pháp luật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Nam Định cơ bản ổn định, an ninh quốc gia được giữ vững, kỷ cương luật pháp, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn chung về kinh tế - xã hội của đất nước và những tác động từ bên ngoài, nên tình hình công tác bảo vệ, thực thi pháp luật nói chung và THAHS nói riêng trên địa bàn tỉnh Nam Định còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, nhất là sự gia tăng và diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội...

Trước những năm 1980 số người nghiện ma túy chủ yếu là do tồn tại của xã hội cũ, người nghiện đã cao tuổi, sử dụng thuốc phiện, số này hiện còn rất ít. Tội phạm chủ yếu là mua bán, vận chuyển thuốc phiện từ Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình… về canh cô, bán tại địa phương và đưa đi các tỉnh khác tiêu thụ với các thủ đoạn cất giấu đơn giản. Những năm gần đây, số người nghiện tăng, hình thức sử dụng đa dạng hơn, chủ yếu là hêrôin, ma túy tổng hợp… Ma túy được vận chuyển từ nhiều nguồn, nhiều nơi khác nhau vào Nam Định và từ Nam Định đi các địa phương khác. Đến năm 2013, tỉnh Nam Định có 1.647 người nghiện ma túy và khoảng 1.500 người nghi nghiện ma túy. Các địa phương có nhiều người nghiện là thành phố Nam Định: 387 người, Giao Thủy: 366 người, Xuân Trường: 257 người...

Phần lớn số người nghiện đều ở độ tuổi 18 - 45, chiếm 97,4%; Làm ruộng chiếm 51,5%; không nghề nghiệp chiếm 36,7%; nam giới chiếm 99,4%; ở độ tuổi từ 16 - 30 chiếm 51,4%, trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở chiếm 86,8%. Đáng chú ý, tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp (Methaphêtamin), nhất là ma túy "đá" có khả năng gây kích thích mạnh lên hệ thần kinh, dễ dẫn đến phạm tội do ảo giác đang có chiều hướng gia tăng trên diện rộng.

Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội có diễn biến phức tạp tại khu vực thành thị và các nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh.

Hoạt động của các loại tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy và cờ bạc, thường gắn liền và là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hình sự, đặc biệt là các hoạt động bảo kê, môi giới, dẫn dắt gái mại dâm, mâu thuẫn trong cờ bạc dẫn đến các hành vi sử dụng vũ lực. Theo số liệu khảo sát tình hình tội phạm của Công an tỉnh Nam Định từ năm 2009 đến năm 2013 trên địa bàn tỉnh cho thấy: Tổng số vụ phạm pháp hình sự về trật tự xã hội diễn biến không ổn định trong khoảng trung bình trên dưới 1.000 vụ/ 1 năm; Nam Định được Bộ Công an xác định là 1 trong 18 tỉnh trọng điểm có số vụ phạm pháp hình sự và tính chất hoạt động của các loại tội phạm phức tạp so với toàn quốc. Trong cơ cấu các loại tội phạm hình sự, tội phạm trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất 51,1% (2.649/5.181 vụ), sau đó là tội phạm cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt, cướp giật tài sản, giết người...

Tuy tỷ lệ những người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ tái phạm chỉ chiếm 2,1%, chủ yếu tái phạm về các tội cố ý gây thương tích, đánh bạc, trộm cắp... nhưng do đặc điểm nhân thân và những hoạt động vi phạm pháp luật trên lại thường có tác động trực tiếp đến dư luận nhân dân nên đã ảnh hưởng nhất định tới tình hình công tác bảo vệ, thực thi pháp luật nói chung và công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ nói riêng.

2.1.2. Số liệu người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ trên

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)