Một số quy định pháp luật về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ còn bất cập, chƣa hoàn thiện

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 84 - 90)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Một số quy định pháp luật về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ còn bất cập, chƣa hoàn thiện

Những quy định về trình tự, thủ tục thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại Luật THAHS tương đối chi tiết nên nếu được các cơ quan chức

năng và người bị kết án thực hiện nghiêm túc sẽ mang lại hiệu quả cao, từ đó tạo ra một bước tiến làm thay đổi lớn nhận thức về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ từ trước đến nay. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về THAHS còn một số bất cập, chưa hoàn thiện:

(1) Để hướng dẫn chi tiết thi hành cụ thể hóa Luật THAHS năm 2010 và Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, chế tài xử lý vi phạm đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ đã chính thức được ban hành tại điểm c, khoản 4, Điều 14 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó quy định:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với: Người bị phạt tù cho hưởng án treo, người bị án phạt cải tạo không giam giữ mà không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định; không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục mà không có lý do chính đáng hoặc đi khỏi nơi cư trú mà không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã [18, tr. 19].

Tuy nhiên, việc cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ gặp nhiều khó khăn và mức xử lý hành chính chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa vi phạm. Thực tế trong 2 năm 2013 - 2014, chính quyền các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nam Định chưa xử lý vi phạm hành chính được trường hợp nào theo quy định của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, nên thực tế đã có nhiều trường hợp cố tình vi phạm nhiều lần, không chấp hành nghĩa vụ thi hành án theo quy định, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của pháp luật. Đến nay, vẫn chưa có quy định về chế tài xử lý hình sự cụ thể, nghiêm khắc hơn, đặc biệt là đối với các trường hợp đã bị nhắc nhở, kiểm điểm nhiều lần theo quy định tại Điều 63 Luật THAHS nhưng vẫn cố tình vi phạm nhiều lần; thậm chí có đối tượng tự ý bỏ đi, không thi

hành án... Ngoài ra, cũng chưa có văn bản quy định, hướng dẫn thi hành cụ thể của Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng về vấn đề trên. Do đó thực tế xảy ra tình trạng là có quy định nhưng lại chưa triệt để, khả thi, chưa thực sự được các cơ quan, người bị kết án chấp hành nghiêm túc, dẫn đến tâm lý coi thường việc chấp hành kỷ cương pháp luật về nghĩa vụ thi hành án, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quy định của pháp luật.

(2) Tại Điều 63 Luật THAHS quy định trường hợp nếu người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ sẽ bị nhắc nhở, sau hai lần nhắc trở lên vẫn tiếp tục vi phạm thì bị đưa ra kiểm điểm; tuy nhiên hình thức của việc nhắc nhở như thế nào, nếu họ bị nhắc nhở, kiểm điểm nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nghĩa vụ thỡ giải quyết sao... lại chưa rừ ràng, cụ thể.

(3) Tại mục 3 chương V Luật THAHS quy định về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ còn thiếu điều luật quy định giải quyết trường hợp người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thay đổi nơi cư trú hoặc làm việc; mặc dù tại mục 1 chương V Luật THAHS quy định về thi hành án treo cũng đã có quy định về vấn đề này, nên đã gây khó khăn trong việc giải quyết nhu cầu chính đáng của người chấp hành án được thay đổi nơi cư trú hoặc làm việc và hình phạt cũng không tước quyền tự do đi lại, cư trú của bị án.

(4) Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 BLHS "Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục…" [41]. Tại Điều 12 Luật Cư trú quy định "Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú", "Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú" [43]. Còn tại khoản 2 Luật Cư trú quy định "Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống" [43]. Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp người bị kết án không có mặt tại nơi thường trú để chấp hành án mà do nhu cầu đời sống, công việc nên thường xuyên biến động về

nơi cư trú (là nơi thường trú hoặc tạm trú), dẫn đến việc giám sát, giáo dục của cơ quan chức năng không thực hiện, khó khăn trong thi hành bản án.

Trường hợp nếu người bị kết án thay đổi nơi cư trú nhiều lần, nhưng các lần thay đổi đó đều là nơi tạm trú mà không phải là nơi thường trú và không báo cho Tòa án, cơ quan Công an biết, làm cho công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ theo Điều 60 BLHS gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được quyết định thi hành án hoặc ủy thác thi hành án.

(5) Hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết chưa đầy đủ gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện: Nghị định 60, 61/2000/NĐ-CP đã ra đời 14 năm và Luật THAHS đã ra đời được 4 năm nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể, đặc biệt là về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung (UBND tỉnh và huyện), cơ quan có thẩm quyền chuyên môn (Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp cấp huyện) chưa được quy định cụ thể. Các quy định về quan hệ phối hợp tại Điều 2 Nghị định 60, 61/2000/NĐ-CP và một số quy định về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trong Luật THAHS cũn chung chung, khụng quy định rừ trỏch nhiệm của từng cơ quan trong quan hệ phối hợp; chưa có quy định về chế độ, chính sách, quyền lợi và trách nhiệm cụ thể đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, theo dừi, tham mưu và trực tiếp giỏm sỏt thi hành ỏn treo, cải tạo khụng giam giữ. Từ sự bất cập của pháp luật, dẫn đến tình trạng trên địa bàn Nam Định việc triển khai Nghị định 60, 61/2000/NĐ-CP và nội dung thi hành án treo, cải tạo không giam giữ theo quy định của Luật THAHS còn chậm, cho đến nay chưa có cơ quan nào giúp UBND tỉnh Nam Định hướng dẫn nghiệp vụ, sơ kết tổng kết công tác thi hành án treo và cải tạo không giam giữ.

(6) Có độ vênh giữa thời gian thi hành án trong các văn bản quy định pháp luật: Theo quy định tại Điều 240, 256 BLTTHS, điều 62, 73 Luật THAHS thì khoảng thời gian thực tế kể từ ngày tuyên án đến lúc chính thức thi hành án treo, cải tạo không giam giữ là quá dài, tổng cộng 32 ngày chưa kể thời gian không được tính là ngày nghỉ, không phải là ngày làm việc và thời gian chuyển gửi hồ sơ,

quyết định thi hành án giữa các cơ quan có liên quan (15 ngày chờ hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị + 07 ngày ra quyết định thi hành án + 03 ngày triệu tập người hưởng án treo, bị kết án phạt cải tạo không giam giữ đến trụ sở cơ quan thi hành án + 07 ngày giao hồ sơ thi hành án cho UBND cấp xã, đơn vị quân đội).

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 255, 256 BLTTHS, bản án hoặc quyết định của Tòa án về hình phạt không phải là tù giam, gồm cải tạo không giam giữ, án treo có thể sẽ được thi hành ngay sau khi tuyên án; đồng thời bị cáo sẽ được trả tự do tại phiên tòa để trở về với gia đình, cộng đồng xã hội. Tại Điều 4 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng điều 60 BLHS về án treo quy định trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

Như vậy, theo quy định rừ ràng là cú độ vờnh giữa thời gian thi hành ỏn trong các văn bản quy định pháp luật Tố tụng hình sự và THAHS. Người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ được trả tự do sau phiên tòa xét xử và đồng thời bắt đầu được tính thời gian thử thách, thời gian chấp hành án. Nhưng người đó lại chưa chính thức chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật THAHS, dẫn đến nhiều bất cập, tồn tại từ xuất phát từ mặt pháp lý đến thực tiễn thi hành hiện nay. Đối tượng bị kết án treo, cải tạo không giam giữ, sau khi được trả tự do tại tòa đã tiếp tục vi phạm pháp luật nhưng chưa đưa vào diện quản lý, giám sát nên chính quyền địa phương và các cơ quan tiến hành tố tụng, THAHS không biết, hoạt động THAHS chưa chính thức được tổ chức thực hiện, dẫn đến buông lỏng quản lý trong khoảng thời gian chờ chính thức bản án được thi hành trên thực tế.

Mặt khác, do khoảng thời gian này chưa chính thức được giao quản lý, chuyển giao hồ sơ nên UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ không thể nhận xét gì được về khoảng thời gian này kể từ khi tuyên án bị cáo được thả có mặt tại

địa phương, khu vực đơn vị quân đội quản lý và sẽ trống khoảng thời gian này trong phần nhận xét định kỳ và trong hồ sơ quản lý, giám sát người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Thực tế tại địa bàn tỉnh Nam Định đã có nhiều trường hợp ngay sau khi được trả tự do tại phiên tòa, người bị kết án treo, cải tạo không giam giữ lại tiếp tục có những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa có cơ quan nào chịu trỏch nhiệm theo dừi, quản lý, đặc biệt là khụng thể xỏc nhận người đó không có vi phạm pháp luật trong khoảng thời gian này. Bên cạnh đó, người bị kết án treo, cải tạo không giam giữ được trả tự do tại phiên tòa nhưng không về địa phương, đi nơi khác làm ăn sinh sống cũng không có biện pháp cưỡng chế, xử lý cho phù hợp... Do đó, tác giả nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi lại quy định pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và THAHS cho phù hợp, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các văn bản pháp luật.

(7) Luật THAHS không nhắc đến cơ quan, tổ chức có người bị kết án đang lao động, học tập đã vô hình chung bỏ qua vai trò xã hội rất quan trọng của cơ quan, tổ chức trong việc giám sát, giáo dục và nhất là tạo điều kiện, giúp đỡ người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được lao động, học tập, cải tạo tốt hơn, đảm bảo các quyền, lợi ích chính đáng, phấn đấu sớm trở thành người lương thiện. Do đó, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật THAHS và xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức xã hội trong công tác giám sát, giáo dục, giúp đỡ người bị kết án lao động, học tập, cải tạo và hòa nhập cộng đồng, đáp ứng yêu cầu, xu thế chung của nhân loại hướng đến là bảo vệ quyền con người và xã hội hóa công tác này theo định hướng Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: "Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án" [22, tr. 6].

(8) Luật THAHS quy định giao người bị kết án cho đơn vị quân đội giám sát, giáo dục. Theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 10 Luật THAHS, thì đơn vị quân đội là cụm từ gọi tắt của đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương.

Như vậy đã có sự thay đổi về cấp độ của đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ của Luật THAHS năm 2010 so với các văn bản quy định pháp luật trước đây, cụ thể là: tại điểm 2 Điều 3 Nghị định số 60, 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ và Mục 6 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn "giao cho đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên giám sát, giáo dục" [49, tr. 5]. Trên thực tế hiện nay, các đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương đang thực thi nhiệm vụ giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ nhưng còn bất cập do nhiều đơn vị cấp trung đoàn có địa bàn đóng quân rất rộng, thậm chí cách nhau hàng nghìn cây số nên rất khó khăn trong giám sát, giáo dục người bị kết án; ngược lại, đơn vị tương đương trung đoàn ở cơ quan các ban, phòng thuộc các quân khu lại có ít người, không có thẩm quyền quản lý cán bộ và cũng không có đủ điều kiện để bố trí, tổ chức giám sát, giáo dục chặt chẽ...

Hiện nay, công tác giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ còn thiếu hướng dẫn cụ thể trong điều kiện tổ chức, hoạt động đặc thù của quân đội; chưa được tổng kết, đánh giá rộng rãi, sâu sắc để có giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giám sát, giáo dục trong điều kiện quân đội.

2.3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)