6. Kết cấu của luận văn
2.1.4. Thực trạng thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Nam Định
- Công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Nam Định:
Theo quy định của Luật THAHS, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn luật định và bàn giao quyết định thi hành, người bị kết án cho cơ quan tổ chức giám sát, giáo dục.
Trong những năm gần đây, Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã chú trọng chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện tổ chức quán triệt, bảo đảm thực hiện đúng trình tự, thủ tục ra quyết định thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và tổng kết công tác xét xử, thi hành án hàng năm, hạn chế và khắc phục sai sót trong công tác nghiệp vụ của Tòa án nhân dân hai cấp. Về cơ bản, việc ra các quyết định THAHS đảm bảo kịp thời, không
để quá hạn luật định. Các Tòa án cũng đã thường xuyên phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan Công an rà soát danh sách những người đã có quyết định thi hành án chưa chấp hành án để đôn đốc lập hồ sơ thi hành án;
phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc quản lý các đối tượng thi hành án treo, cải tạo không giam giữ ở địa phương.
Trong những năm qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm nhiều đến việc khắc phục tình trạng cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật trong công tác xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về kinh tế, tham nhũng nói riêng. Vấn đề trên đã được Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo thực hiện quyết liệt trong toàn ngành. Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 76-NQ/BCS ngày 10/3/2010 về việc triển khai sơ kết công tác xét xử án hình sự đối với việc cho bị cáo được hưởng án treo; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành Công văn số 134/TA-TKTH ngày 08/10/2010 về tăng cường kiểm tra việc xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban cán sự Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đều được Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức quán triệt và đưa vào nhiệm vụ trọng tâm công tác hàng năm để chỉ đạo tập trung thực hiện có hiệu quả.
Từ năm 2009 đến 2013, Tòa án nhân dân hai cấp đã xét xử sơ thẩm và tuyên hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ cho 1.685 bị án, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Tòa án nhân dân hai cấp đã ra quyết định thi hành án và chuyển giao quyết định thi hành án cho cơ quan, tổ chức giám sát giáo dục bị án, Cơ quan THAHS, Viện kiểm sát nhân dân và bị án. Các quyết định thi hành án nhìn chung đảm bảo đầy đủ, đúng quy định về nội dung, hình thức văn bản, thời hạn chuyển giao quyết định thi hành ỏn. Đa số Tũa ỏn nhõn dõn cỏc địa phương đều theo dừi chặt chẽ, chính xác, đúng pháp luật việc bàn giao quyết định thi hành án và ủy thác thi hành án. Để đảm bảo hiệu quả công tác thi hành án, Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Nam Định đều bố trí cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên
trách thực hiện công tác THAHS nói chung và thi hành án treo, cải tạo không giam giữ nói riêng. Cán bộ thi hành án có trách nhiệm giúp Chánh án ban hành quyết định thi hành án, bàn giao quyết định thi hành án đầy đủ, mở sổ sỏch theo dừi cụng tỏc thi hành ỏn, giỳp Chỏnh ỏn tổng hợp số liệu bỏo cỏo.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đa số cán bộ làm công tác thi hành án là cử nhân luật, nên đủ điều kiện và đáp ứng yêu cầu công tác thi hành án.
- Công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Nam Định:
Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Nam Định đã quan tâm, tăng cường công tác kiểm sát thi hành án treo và cải tạo không giam giữ. Hàng năm Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện căn cứ vào kế hoạch của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định để chủ động xây dựng kế hoạch cho đơn vị mình, đăng ký chỉ tiêu nghiệp vụ, xác định các điểm kiểm sát và phương pháp kiểm sát, bố trí lực lượng thực hiện các cuộc kiểm sát với chất lượng hiệu quả cao. Thông qua chức năng kiểm sát đảm bảo việc thực hiện pháp luật thi hành án, ngành Kiểm sát nhân dân Nam Định đã phát hiện và kịp thời ngăn chặn các vi phạm trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, đảm bảo công tác quản lý, giáo dục, giám sát người bị kết án thực hiện đúng Nghị định 60, 61/2000/NĐ-CP của Chính phủ và Luật THAHS.
Định kỳ hàng năm, ngành Kiểm sát nhân dân Nam Định đã tổ chức các cuộc kiểm sát đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong công tác thi hành án để phát hiện và kịp thời ngăn chặn các vi phạm, đồng thời yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục các vi phạm trong công tác này. Từ năm 2009 đến 2013, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tiến hành 7 cuộc kiểm sát toàn diện công tác THAHS tại Tòa án nhân dân tỉnh, Cơ quan THAHS Công an tỉnh, đã ban hành 3 kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong công tác thi hành án treo và cải tạo không giam giữ. Viện kiểm sát nhân dân 10 huyện, thành phố tiến hành 63 cuộc kiểm sát, ban hành 61 kháng nghị, kiến nghị yêu cầu sửa chữa vi phạm. Những đơn vị thực hiện tốt điển hình là:
Viện kiểm sát nhân dân huyện Hải Hậu kiểm sát 18 điểm, ban hành 13 kiến nghị, kháng nghị; Viện kiểm sát nhân dân huyện Giao Thủy tiến kiểm sát 15 điểm, ban hành 11 kiến nghị; Viện kiểm sát nhân huyện Nghĩa Hưng kiểm sát 15 điểm, ban hành 10 kháng nghị, kiến nghị khắc phục vi phạm pháp luật...
- Công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của Cơ quan THAHS ở hai cấp thuộc lực lượng Công an nhân dân:
Ngay sau khi Luật THAHS được ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011, Công an tỉnh Nam Định đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Luật THAHS và tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai tới tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể có liên quan trên địa bàn tỉnh. Cơ quan THAHS Công an tỉnh đã chủ động có kế hoa ̣ch triển khai thực hiện Luật THAHS trong toàn lực lượng; tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ nghiên cứu quán triệt thực hiện nghiêm túc các nội dung công tác quản lý, giáo dục người bị phạt cải tạo không giam giữ, người được hưởng án treo tại xã, phường, thị trấn.
Từ đầu năm 2012, Công an tỉnh đã triển khai chuyên đề tổng rà soát , thống kê số đối tượng có án phạt tù còn ở ngoài xã hội, người đang chấp hành hình phạt tại xã, phường, thị trấn; người được đặc xá, tù tha về trên địa bàn tỉnh, qua đó nắm chắc tình hình thực trạng công tác THAHS trên địa bàn tỉnh thời điểm trước và sau khi thi hành Luật THAHS, làm căn cứ để đề ra các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả THAHS những năm tiếp theo. Đồng thời, đã chỉ đạo, hướng dẫn Công an các phường , xã, thị trấn đã chủ động tham mưu cho UBND cấp xã và phối hợp cùng các tổ chức , đoàn thể, cơ quan đóng trên địa bàn tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát, giáo dục người bị phạt cải tạo không giam giữ, người được hưởng án treo; hàng năm tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã, phường, thị trấn ban hành nghị quyết, kế hoạch chuyên đề về giữ gìn an ninh, trật tự gồm cả các nội dung về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đoàn thể và đông đảo nhân dân tham gia thực hiện; yêu cầu người được phân công giáo dục, giúp đỡ người chấp hành án báo cáo kết quả thực hiện các nghĩa vụ
của người chấp hành án; tiến hành kiểm danh, kiểm diện và tổ chức tuyên truyền pháp luật đối với người đang chấp hành án tại địa phương...
Tháng 4/2012, Cơ quan THAHS Công an tỉnh đã chỉ đạo triển khai kế hoạch tổng kiểm tra công tác THAHS trong toàn tỉnh, giao Phòng Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tư pháp chủ trì phối hợp Công an các huyện , thành phố triển khai thực hiện và báo cáo kết quả kiểm tra về Cơ quan quản lý THAHS Bộ Công an. Qua kiểm tra, từ ngày 01/07/2011 đến 31/3/2012 Cơ quan THAHS Công an 10 huyện, thành phố đã tiếp nhận 360 hồ sơ án treo, 43 hồ sơ cải tạo không giam giữ. Sau khi tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án phạt khác và các tài liệu có liên quan do Tòa án nhân dân các cấp chuyển giao, Cụng an cỏc huyện, thành phố lập hồ sơ thi hành ỏn, mở sổ theo dừi và chuyển giao hồ sơ cho UBND xã, phường, thị trấn tiếp nhận, tổ chức thực hiện công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án theo quy định của Luật THAHS. Đối với các trường hợp người chấp hành án có đơn đề nghi ̣ xin thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc , lực lượng Công an Nam Đi ̣nh đã
tiến hành làm thủ tu ̣c chuyển giao hồ sơ thi hành án cho Công an địa phương nơi bi ̣ án đến sinh sống, làm việc để quản lý , giám sát theo quy định. Việc bổ sung các loại tài liệu vào hồ sơ được tiến hành thường xuyên liên tục đảm bảo đúng theo quy định của Luật THAHS.
Nhìn chung, từ khi được thành lập năm 2011, do được tổ chức một cách chặt chẽ, tương đối đầy đủ về lực lượng, con người, phương tiện và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý nhà nước về an ninh, trật tự nói chung và quản lý người thi hành án nói riêng nên việc ra đời và đi vào hoạt động của Cơ quan THAHS ở 2 cấp của Công an tỉnh Nam Định đã góp phần làm chuyển biến tích cực tình hình, kết quả công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh. Bằng các hoạt động nghiệp vụ, ngành Công an đã triển khai tốt công tác nắm bắt tình hình di biến động và tình hình chấp hành án của những người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ ở địa phương; chủ động lập hồ sơ đưa vào theo dừi đối với cỏc bị ỏn cú biểu hiện vi phạm phỏp
luật, phối kết hợp với các chủ thể khác đảm bảo công tác thi hành án được thực hiện nghiêm chỉnh, đạt hiệu quả tốt, gắn kết chặt chẽ công tác THAHS với công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tái hòa nhập cộng đồng.
- Công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan:
Các cơ quan, tổ chức khác là những chủ thể liên quan công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ có các quyền và nghĩa vụ qui định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 60, 61 của Chính phủ và nay là Điều 65, 67, 76, 79 Luật THAHS. Công tác tham mưu cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tổ chức thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được giao cho ban Tư pháp xã và nay là Công an cấp xã. Mặc dù trong điều kiện khách quan hết sức khó khăn: Công việc nhiều, lực lượng mỏng, trình độ không đồng đều, có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, phương tiện điều kiện làm việc lạc hậu song bộ phận tham mưu cũng đã chủ động trong chuyên môn nghiệp vụ: tự lập sổ thi hành án trong khi chờ Tòa án nhân dân cấp sổ, gọi hỏi người bị kết án lên trụ sở giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ, phối hợp với các lực lượng khác như cán bộ tổ dân phố, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... để răn đe, giáo dục bị án có biểu hiện vi phạm, thường xuyên nắm bắt tình hình chấp hành pháp luật, thái độ của người bị kết án, đưa ra các biện pháp tích cực ngăn chặn hành vi tái phạm của người bị kết án, tạo điều kiện để họ tham gia vào các hoạt động xã hội, xóa dần mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng và có ý thức phấn đấu vươn lên.
Trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan giám sát giáo dục, của các lực lượng hữu quan, các đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư nơi bị án cư trú và ý thức chấp hành pháp luật của người bị kết án, sự hỗ trợ, quan tâm từ phía gia đình họ cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp cho công tác thi hành ở tỉnh Nam Định đạt được những kết quả tích cực trong những năm qua. Chính từ các biện pháp tích cực của chính quyền và các cơ quan chức năng nên mặc dù địa bàn Nam Định có lượng người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ tương đối đông nhưng tỷ lệ tái phạm không cao
(khoảng 2,1%), đa số các bị án sau thời gian cải tạo đều có hướng phát triển tích cực, trở thành những công dân tốt, ổn định được cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Đối với người bị kết án và gia đình người bị kết án:
Người bị kết án nhìn chung chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân và quy ước của thôn, làng, khu dân cư nơi cư trú.
Như phần trên đã nêu, chỉ có 2,1% trong tổng số 1.685 bị án tái phạm, số tái phạm tập trung chủ yếu ở các đối tượng nghiện hút, cai nghiện không thành công, không nghề nghiệp, công ăn việc làm thiếu ổn định hoặc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Với thái độ chấp hành pháp luật tốt, nhiều người trong số họ vượt lên số phận và hoàn cảnh để trở thành những gương mặt điển hình trong phong trào thi đua của địa phương, một số người sau khi được xóa án tích do sự tích cực và tinh thần trách nhiệm cao còn được nhân dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, trưởng khu phố, công an viên thôn, xóm... Đa số tự tìm được công ăn việc làm, mặc dù hầu hết công việc là lao động tự do hoặc không ổn định nhưng những người chấp hành án đã cải tạo giáo dục trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội. Gia đình người bị kết án cũng thường xuyên quan tâm gần gũi, giáo dục người bị kết án, nhiều gia đình đã chủ động bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra trong các giai đoạn tố tụng, giúp đỡ người bị kết án lập nghiệp trong giai đoạn đầu khó khăn, phối hợp với các cơ quan hữu quan quản lý, giám sát người bị kết án cải tạo tại địa phương...
Tóm lại: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về THAHS ngày càng được hoàn thiện. Để thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù cho hưởng án treo theo quy định của BLHS, BLTTHS, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60 và 61 ngày 30/10/2000, hiện nay Quốc hội đã ban hành Luật THAHS có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định nhưng các văn bản pháp luật trên đã quy định khá chi tiết trình tự, thủ tục thi hành án treo và cải tạo không giam giữ, trách nhiệm và quyền của cơ quan tổ chức giám sát, giáo dục, quyền và nghĩa vụ của người thi hành
án, gia đình người bị kết án, trách nhiệm của cộng đồng... đây là những văn bản quan trọng tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi hơn cho công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn tình hình hiện nay.
Thực hiện các quy định của pháp luật, trong những năm qua các cơ quan tư pháp, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục người bị kết án từ việc ra quyết định thi hành án, giao người bị kết án cho cơ quan tổ chức có trách nhiệm đến việc tổ chức, giám sát giáo dục người bị kết án theo Nghị định 60, 61/2000/NĐ-CP của Chính phủ và Luật THAHS, tạo các điều kiện thuận lợi để người bị kết án được cải tạo, giáo dục, giúp đỡ và tự tu dưỡng rèn luyện, xóa bỏ mặc cảm vươn lên trong cuộc sống trở thành người có ích cho xã hội, góp phần đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội và tham gia tích cực vào phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định.
2.2. MỘT SỐ TỒN TẠI, KHể KHĂN TRONG CễNG TÁC THI HÀNH ÁN TREO, CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH