Ủy ban nhân dân 229 xã, phường, thị trấn

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 75 - 78)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Ủy ban nhân dân 229 xã, phường, thị trấn

Hiện nay, UBND 229 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nam Định đều khụng cú cỏn bộ chuyờn trỏch theo dừi cụng tỏc thi hành ỏn, mà giao trỏch nhiệm cho Công an xã hoặc cán bộ tư pháp kiêm nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch UBND theo dừi, quản lý giỏm sỏt, giỏo dục toàn bộ số người bị kết ỏn treo, cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên, hầu hết cán bộ chưa được tập huấn nghiệp vụ, thường xuyên biến động nên không quản lý, giám sát, đánh giá đầy đủ quá trình chấp hành án ở địa phương; công tác quản lý người tái hòa nhập cộng đồng còn hạn chế, khó khăn. Nguyên nhân là do nhận thức của một số cấp, ngành, địa phương có lúc, có nơi chưa đầy đủ, chưa thấy tầm quan trọng có ý nghĩa giáo dục cao, tính nhân đạo của các hình phạt ngoài xã hội, chỉ quan tâm đến các hình phạt có thời hạn, tù chung thân, tử hình; còn có mặc cảm đối với những người mang án tích.

Sau khi được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phân công, ban tư pháp hoặc ban công an xã triệu tập người bị kết án lên trụ sở quán triệt phổ biến đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nghĩa vụ của người bị kết án trong thời gian chấp hành án. Một số địa phương cử cán bộ Tư pháp, Công an xã kết hợp với chính quyền thôn, xóm, khu phố và các tổ chức quần chúng đến trực tiếp gia đình người bị kết án nắm bắt gia cảnh, thái độ của người chấp hành án, giải thích và hướng dẫn cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ trong thời gian chấp hành án, những biện pháp xử lý khi người chấp hành án cố tình vi phạm pháp luật. Còn lại chỉ khi nào người bị kết án có biểu hiện vi phạm mới áp dụng các biện pháp răn đe, giáo dục.

Một số UBND cấp xã không ra quyết định phân công bằng văn bản cho người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án theo quy định tại Nghị định 60, 61/2000/NĐ-CP và Luật THAHS. Điển hình là: trong năm 2011, qua kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp phát hiện UBND xã Yên Đồng, Yên Ninh, Yên Thọ huyện Ý Yên... chưa ban hành quyết định phân công người trực tiếp giỏm sỏt, theo dừi giỏo dục, cải tạo đối với người được hưởng ỏn treo. Việc lập sổ thụ lý thi hành án của một số UBND xã, phường, thị trấn chưa đảm bảo, bổ sung thường xuyên. Có địa phương không lập sổ thụ lý thi hành án, sau khi tiếp nhận xong thì cất hồ sơ vào tủ. Hồ sơ được lập còn sơ sài, chỉ có quyết định thi hành án và bản sao bản án; không có các tài liệu phản ánh kết quả giám sỏt, giỏo dục bị ỏn thường xuyờn định kỳ. Sổ theo dừi tự kẻ khụng theo mẫu, khụng phản ỏnh đầy đủ cỏc nội dung quản lý, giỏm sỏt, theo dừi kết quả thi hành án... Các văn bản ban hành không đúng thể thức; công tác sắp xếp lưu trữ chưa khoa học, cá biệt có nơi để thất lạc. Công tác đánh giá nhận xét hàng tháng, quý về tình hình chấp hành pháp luật, quá trình tu dưỡng, rèn luyện cải tạo của người bị kết án chưa được thường xuyên, ghi nhận xét thiếu đầy đủ; không yêu cầu gia đình của bị án làm bản cam kết. Không đề nghị rút ngắn thời gian, miễn, giảm chấp hành án cho người cải tạo tốt, thậm chí có nơi chưa cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong bản án... Qua các cuộc kiểm sát năm 2011 - 2013 của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã kiến nghị UBND xã Nghĩa Thái huyện Nghĩa Hưng, UBND xã Mỹ Thuận huyện Mỹ Lộc... chưa chú trọng lập hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. UBND xã Mỹ Thuận huyện Mỹ Lộc, UBND thị trấn Nam Giang huyện Nam Trực không đưa vào danh sách cử tri những người đang thi hành án treo mà pháp luật không tước quyền bầu cử trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII và Hội đồng nhân dân các cấp.

Một số UBND xã, phường, thị trấn chưa thực sự quan tâm thường xuyên củng cố, bổ sung đầy đủ hồ sơ thi hành án theo quy định tại điều 68, 80 Luật THAHS. Từ năm 2012 đến 2013, thực hiện Luật THAHS, Cơ quan THAHS Công an tỉnh đã có văn bản chỉ đạo Cơ quan THAHS Công an 10

huyện, thành phố tổ chức rà soát, lập danh sách người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ có đủ điều kiện để lập hồ sơ xét giảm thời gian thử thách, xét giảm thời gian chấp hành án theo quy định tại điều 66, 77 Luật THAHS.

Tuy nhiên, do UBND các xã, thị trấn quản lý, bổ sung hồ sơ thi hành án không đầy đủ, thiếu các tài liệu theo quy định nên không có trường hợp nào đủ điều kiện để Cơ quan THAHS Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xét giảm thời gian thử thách, xét giảm thời hạn chấp hành án theo quy định, ảnh hưởng đến quyền lợi của người chấp hành án.

Từ năm 2009 đến 2011, UBND các xã phường, thị trấn chưa thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cải tạo không giam giữ và thời gian thử thách của án treo theo đúng quy định tại Nghị định 60, 61/2000/NĐ-CP của Chính phủ, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án. Sau khi Luật Thi hành án có hiệu lực, từ ngày 01/7/2011 đến năm 2013, Cơ quan THAHS của Công an 10 huyện, thành phố đã khắc phục được tồn tại trên và làm tốt công tác cấp giấy chứng nhận chấp hành án theo quy định tại điều 62 Luật THAHS.

Công tác giám sát, giáo dục bị án của một số UBND xã, phường, thị trấn chưa thực hiện đầy đủ các quy định của Nghị định 60, 61/2000/NĐ-CP và Luật THAHS, thậm chí có địa phương chưa tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ. Điển hình như qua kiểm sát năm 2011 của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã phát hiện UBND xã Trực Thuận huyện Trực Ninh không tổ chức giám sát theo quy định. Do việc quản lý người bị kết án lỏng lẻo, không áp dụng đầy đủ các biện pháp giám sát, giáo dục người bị kết án theo qui định của pháp luật nên có nơi không nắm được chính xác số người bị kết án, không biết họ đi đâu, làm gì, có còn ở địa phương hay không.

Lao động và việc làm cho người chấp hành án cải tạo không giam giữ, án treo có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành án nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, tạo dựng nguồn thu nhập chính đáng cho bản thân và gia đình họ, hạn chế nguy cơ dẫn đến tái phạm.

Tuy nhiên, do điều kiện khách quan khó khăn về kinh tế - xã hội nên các địa phương chưa có chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết việc làm, vay vốn, đào tạo nghề... cho người bị kết án. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số bị án tái phạm hoặc bỏ đi khỏi địa phương để tỡm kiếm cụng ăn việc làm. Qua theo dừi, do điều kiện sống ở địa phương khó khăn, không tìm được công ăn việc làm nên có khoảng 10%

người bị kết án bỏ đi làm ăn sinh sống ở địa phương khác, hầu hết là đến các vùng kinh tế mới như ở Tây Nguyên, các tỉnh, thành ở Nam Bộ...

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)