Cách tồ chức, điều hành một ca sản xuất:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN TẠI NHÀ MÁY (Trang 97 - 98)

II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BÁNH CAO CẤP YẾN SÀO SANEST CAKE 1.Khái quát về bánh cao cấp Yến sào Cake

c. Cách tồ chức, điều hành một ca sản xuất:

Bước chuẩn bị:

-Dựa vào các căn cứ trên quản đốc phân xưởng đưa ra kế hoạch tổ chức ca sản xuất bao gồm ngày sản xuất, số lượng sản phẩm của ca, công tác vệ sinh và tiến hành thông báo cho các tổ trưởng, tổ phó của các công đoạn và nhóm quản lý nhóm bao gói.

-Các tổ trưởng, tổ phó của các công đoạn và quản lý nhóm bao gói sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên theo dây chuyền sản xuất tùy theo trình độ tay nghề, sức khỏe, giới tính.

-Công nhân trong tổ được chia thành các nhóm sản xuất cho từng công đoạn như: trộn bột, nướng bánh, làm nguội, phết kem, cắt bánh- phân phối, phủ chocolate, bao gói và thẩm mỹ bánh.

-Mỗi công nhân sẽ được giao nhiệm vụ trên dây chuyền.

-Công nhân kỹ thuật và công nhân tại các công đoạn tiến hành bảo trì và bảo dưỡng máy móc thiết bị để đảm bảo tình trạng tốt nhất để sản xuất đạt hiệu quả.

-Công nhân tiến hành cân nguyên liệu trước đó một ngày nhưng vẫn lưu kho.

-Công nhân tiến hành vệ sinh tổng quát: sàn phân xưởng, cabin, máy móc xông fomaldehyde,.. .trước ca sản xuất một ngày.

Bước thực hiện:

-Tổ trưởng, tổ phó có nhiệm vụ điều hành các thành viên trong tổ làm việc. Quản đốc phân xưởng sản xuất là người điều hành chung.

-Đầu ca sản xuất các công nhân sẽ tự giác vào vị trí đã giao nhiệm vụ tiến hành

vệ sinh máy móc và thiết bị, cabin, sàn một lần nữa. Sau đó quy trình sẽ được vận hành theo quy định trình tự nhất định.

-Từ nguyên liệu đến thành phẩm diễn ra theo một quy trình khép kín có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm.

-Trong quá trình sản xuất thì quản đốc sẽ trực tiếp điều hành dưới sự kiểm soát của KCS và QA.

-Cuối ca sản xuất thì công nhân sẽ làm vệ sinh khu vực sản xuất, máy móc thiết bị.

Trong ca sản xuất: đã phân công vị trí công việc cho từng công nhân, đến khi bắt đầu sản xuất thì người nào việc đó.

Ưu điểm:

-Công nhân làm việc với ý thức và trách nhiệm cao. Mỗi công nhân đều ý thức được công viên mình phải làm nên không cần phải bố trí hướng dẫn cho từng công nhân ở đầu ca sản xuất.

-Việc quản lý theo tổ, các tổ trưởng, tổ phó làm việc điều hành chặt chẽ hơn, không có nhân công rời khỏi vị trí được giao.

-Công nhân được bố trí phù hợp với chuyên môn, tay nghề do đó năng suất lao động được nâng cao, không có sự chồng chéo.

-Việc giám sát của KCS và QA dễ dàng.

-Việc chuẩn bị nhằm:

+ Tiết kiệm được thời gian sản xuất.

+ Đảm bảo trong quá trình sản xuất ít hoặc không gây ra sự cố, làm cho việc giao đơn đặt hàng chậm trễ, mất uy tín với khách hàng đồng thời công ty cũng chịu thua lỗ.

+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhược điểm:

- Công nhân không hoán đổi được nhiệm vụ cho nhau khi có một công nhân nghỉ. - Công nhân làm việc suốt một ca sản xuất dễ gây nhàm chán.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN TẠI NHÀ MÁY (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w