Khảo sát sinh viên về quá trình học tiếng An hở bậc THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 45)

- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:

05 Giảng viên thỉnh

2.2.1.1. Khảo sát sinh viên về quá trình học tiếng An hở bậc THPT

(Xem phụ lục 1)

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng các bạn SV đến từ ‘đồng bằng’ và học tại trường ‘huyện’ chiếm tỷ lệ cao 53,3%, chỉ có 34,2% đến từ ‘thành phố’, điều này cho thấy tiếng Anh của SV đầu vào không đồng đều, xu thế trường ‘huyện’ chưa được phát huy để hội nhập. Ngoại ngữ ở trường huyện chưa được chú trọng và đầu tư, có 10,8% học tại Thị xã. Đây là một thực trạng mà trường CĐ MTTT ĐN đang phải đối mặt không chỉ riêng khảo sát trên mặt ngoại ngữ, mà còn sự ít đầu tư khi SV các vùng ‘thành phố’

không vào trường học vì họ nghĩ học ở bậc CĐ thì cũng phải hoàn thiện ĐH nên SV chọn các trường ĐH dân lập để dễ vào.

Bạn học bậc trung học phổ thông tại đâu? Tần số Tỷ lệ % % trên các tri số có giá trị % cộng dồn Valid Thị trấn, Huyện 64 53,3 54,2 54,2 Thị xã 13 10,8 11,0 65,3 Thành phố 41 34,2 34,7 100.0 Tổng có giá trị 118 98.3 100.0

Số phiếu không đánh dấu trả lời 2 1.7

Tổng số phiếu tham khảo 120 100.0

Điều đáng lo ngại là SV đến từ các trường THPT học tiếng Anh hệ 3 năm có tỷ lệ 51,7%, còn 45,8% học hệ 7 năm, cho thấy tiếng Anh ở bậc THPT phải có bước cải tiến khi học xong bậc THCS môn tiếng Anh lại học từ đầu ở THPT thì lãng phí về thời gian và tiền của. Ta thấy môn tiếng Anh ở phổ thông chưa thể hiện rõ vai trò cần thiết, tầm quan trọng đối với SV, SV vẫn thờ ơ để rồi khi vào ĐH, CĐ môn tiếng Anh lại giúp ích cho mình trong tương lai rất nhiều.

Về độ tuổi học tiếng Anh qua khảo sát SV cho biết học tiếng Anh từ độ tuổi cấp tiểu học lên đến THPT, học từ 10 – 15 tuổi chiếm tỷ lệ 65,8%, 15 – 20 tuổi chiếm 18,3%, điều này cho thấy từ nhỏ SV đã biết đến tiếng Anh nhưng do không thường xuyên trau dồi, hoặc ở lứa tuổi này đa phần học theo phong trào.

Có 98,3% chỉ học tiếng Anh ở trên lớp mà thôi, điều này cho thấy SV chỉ học những gì GV cung cấp, không tìm hiểu tự học hoặc học để đối phó và ở bậc THPT thì kỹ năng Nghe – Nói rất hạn chế, đa phần học ngữ pháp và đọc hiểu, từ mới.

Khi được hỏi về chứng chỉ ngoại ngữ mà SV có được thì nhận được 76,7% không có bất cứ chứng chỉ ngoại ngữ nào, chỉ có 20% có chứng chỉ khác, rõ ràng SV chưa tự tin khi tham gia các kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ hoặc ở bậc THPT chưa hướng được SV tham gia các hoạt động ngoại khóa về ngoại ngữ, SV chưa hiểu biết nhiều về các loại chứng chỉ ngoại ngữ.

Lý do bạn học tiếng Anh, SV cho rằng do yêu cầu công việc sau này nên phải học chiếm 43,3%, cho thấy SV tự ý thức được công việc mình phải sử dụng ngoại ngữ, có 40,8% SV nêu lên là do quy định và chỉ có 10,8% do yêu thích, SV được đào tạo và nhận thức do yêu cầu công việc, không yêu thích môn học này dẫn đến tình trạng học chỉ để đối phó, là điểm bất lợi khi SV lên lớp không tham gia vào các hoạt động giảng dạy của GV, đây là thực trạng đang diễn ra tại các trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 45)