Cách tiến hành thực hiện của giải pháp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 73)

- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:

05 Giảng viên thỉnh

3.2.1.3. Cách tiến hành thực hiện của giải pháp.

* Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng:

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể của trường CĐ MTTT ĐN đến năm 2020, ngay từ bây giờ Khoa Kiến thức cơ bản cần tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ GV, trên cơ sở đó lập kế hoạch trên cơ sở dự báo, nghiên cứu kỹ về nhu cầu, về số lượng cán bộ, GV môn tiếng Anh phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt chính thức phù hợp với các quy định, tiêu chí hiện hành.

Cần xác định rõ khối lượng công việc giảng dạy dựa trên số lượng SV để quy hoạch cán bộ, GV tiếng Anh để kịp thời bổ sung cho lực lượng hiện đang công tác trong những năm tiếp theo đáp ứng đủ số lượng, đảm bảo nhiệm vụ giảng dạy trước mắt và lâu dài.

Việc lập kế hoạch tuyển dụng đội ngũ bảo đảm tính khả thi, đạt mục tiêu, đảm bảo chất lượng. Số giờ quy định của BGD&ĐT đây cũng là cơ sở quan trọng để tính toán số lượng đội ngũ GV. Có chính sách đãi ngộ cho GV giỏi về trường, sản phẩm của nhà trường, kết quả GD của nhà trường thể hiện ở chất lượng dạy và học.

* Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực sư phạm cho giảng viên:

Trước yêu cầu mới của sự phát triển GD&ĐT, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Bồi dưỡng thường xuyên khuyến khích động viên GV tự học, tự nghiên cứu, muốn nâng cao chất lượng dạy học thì phải xây dựng được đội ngũ mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, có phẩm chất chính trị tốt. Xác định làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV sẽ tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy và học cũng như chất lượng GD.

Bồi dưỡng năng lực chuyên môn bằng cách cho GV tiếp xúc với các tài liệu chuyên môn để đáp ứng chương trình mới, thông qua tổ chuyên môn, phát huy trách nhiệm của tập thể GV, thường xuyên tổ chức thảo luận, trao đổi ý kiến để nâng cao hiệu quả các giờ dạy, bồi dưỡng từng chuyên đề.

Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV đạt kết quả tốt thì Hiệu trưởng phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV, cần xác định đúng yêu cầu, mục tiêu, nội dung, đối tượng và thời điểm bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV. Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả, kế hoạch bồi dưỡng phải nằm trong kế hoạch chung, thể hiện rõ trong các hoạt động GD của nhà trường, của các tổ, khối chuyên môn.

Bồi dưỡng năng lực sư phạm là lựa chọn, vận dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy tiếng Anh phù hợp với từng bài, từng tình huống cụ thể. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, tự học bằng phương pháp sáng tạo, tích cực gây hứng thú học tập cho SV. Mục tiêu bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản về giảng dạy theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ GV,

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD trong bối cảnh CNH – HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Mỗi GV phải tự lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng trên cơ sở định hướng của tổ tiếng Anh, lựa chọn nội dung và phương pháp tự học nhằm bổ sung những kiến thức còn thiếu, hoàn thiện những tri thức sẵn có.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 73)