Kết luận chương 3.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 98)

- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:

05 Giảng viên thỉnh

3.5. Kết luận chương 3.

Chất lượng dạy và học tiếng Anh vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra và cũng chưa đáp ứng được mong đợi của xã hội. Dư luận xã hội có phần bức xúc với thực trạng này. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn vào một thực tế là hầu hết các quốc gia đều chưa thành công trong việc dạy tiếng Anh. Vấn đề chất lượng dạy và học tiếng Anh là một vấn đề phức tạp do vậy không thể giải quyết bằng những giải pháp đơn giản như thay đổi sách giáo khoa, tập huấn GV dạy theo phương pháp mới một cách chiếu lệ, triển khai dạy tiếng Anh từ tiểu học, hay tăng số giờ dạy tiếng Anh một cách cơ học. Giải quyết vấn đề này phải cần đến những giải pháp GD đồng bộ chứ không thể hoàn toàn dựa vào những giải pháp thuần túy liên quan đến dạy tiếng Anh. Với thực trạng dạy và học tiếng Anh như hiện nay, dù GV dạy giỏi đến đâu và SV chăm học đến đâu cũng không mang lại kết quả mong muốn vì chưa có ai học giỏi tiếng Anh chỉ với mấy quyển sách giáo khoa. Không có tài liệu đọc thêm, không có cơ hội để sử dụng tiếng Anh thường xuyên trong khi đó giờ học lại dàn trải như hiện nay thì việc SV không biết gì về tiếng Anh là không tránh khỏi.

QL nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở Trường CĐ MTTT ĐN là nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường. Trong quá trình chỉ đạo tổ chức, người QL phải luôn tìm hiểu và phát hiện những yếu tố tích cực để phát huy, yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng để nghiên cứu tìm ra giải pháp. Hoạt động dạy của GV tốt thì mới kéo theo hoạt động học của SV tốt và thông qua kiểm

tra, đánh giá mới nhận được thông tin phản hồi từ đó điều chỉnh cách thức tổ chức và phương pháp dạy học của GV, đồng thời điều chỉnh phương pháp học để đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Trong chương này chúng tôi đã trình bày và được rút ra từ kết quả của nghiên cứu liên quan đến những vướng mắc về chất lượng dạy và học tiếng Anh. Đó là những vướng mắc liên quan đến SV bao gồm thái độ, hứng thú và động lực cũng như phương pháp học tập của SV, những vướng mắc liên quan đến người dạy bao gồm trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm và điều kiện làm việc của GV. Cuối cùng là những vướng mắc liên quan trang thiết bị phục vụ dạy và học tiếng Anh. Chúng tôi cũng trình bày ý kiến phân tích của vấn đề trên cơ sở của lý thuyết về quá trình học ngôn ngữ thứ hai cũng như những quan điểm hiện nay về đào tạo, bồi dưỡng GV và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ.

Tuy nhiên chúng tôi tin rằng những kiến nghị đề xuất mang tính nền tảng để từ đó chúng ta tiếp tục nghiên cứu xây dựng một mô hình dạy và học tiếng Anh phù hợp với điều kiện Việt Nam. Từ những kết quả khảo sát thu được, chúng tôi có thể khẳng định các giải pháp áp dụng vào công tác đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở Trường CĐ MTTT ĐN có tính khả thi cao. Tuy nhiên, các giải pháp cần được tiến hành đồng bộ mới tạo được sức mạnh tổng hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở Trường CĐ MTTT ĐN, tùy vào điều kiện thực tế tại đơn vị ở từng giai đoạn nhất định, cần vận dụng một cách linh hoạt để phát huy tối đa hiệu quả của từng giải pháp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w