Đổi mới công tác quản lý hoạt động học tập tiếng Anh của sinh viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 80)

- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:

05 Giảng viên thỉnh

3.2.3. Đổi mới công tác quản lý hoạt động học tập tiếng Anh của sinh viên.

sinh viên.

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp.

Để học tiếng Anh đạt kết quả tốt, SV cần nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với bản thân mình trong môi trường học tập và nghiên cứu của bậc mình học. Vì thế, GV cần GD tinh thần, thái độ, động cơ học tập môn tiếng Anh để họ tích cực, chủ động tìm phương cách học sao cho phù hợp với điều kiện của bản thân và đạt được kết quả trong việc lĩnh hội kiến thức ngôn ngữ và rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp.

- Tiến hành kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào để xếp lớp cho phù hợp trình độ của SV.

- Giáo dục tinh thần, thái độ, động lực học tập đúng đắn cho SV. - Xây dựng quản lý nề nếp học tập tiếng Anh cho SV.

- Tăng cường việc quản lý việc học tập ở lớp và tự học tiếng Anh của SV để nâng cao kết quả học tập.

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa và phát động phong trào thi đua học tiếng Anh trong SV.

3.2.3.3. Cách tiến hành thực hiện của giải pháp.

* Tiến hành kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào để xếp lớp cho phù hợp trình độ của SV:

Làm bài kiểm tra tiếng Anh sẽ biết được trình độ tiếng Anh thực tế của SV từ đó dễ dàng xây dựng được mục tiêu cần đạt tới và vạch ra kế hoạch học tập phù hợp để đạt được những mục tiêu đó. Kỳ thi kiểm tra xếp lớp đầu vào nằm trong chiến lược định hướng của nhà trường về việc SV thành thạo ngoại ngữ, yếu tố cần có để thành công dân toàn cầu; và cũng là một trong những kỹ

năng mục tiêu, là sứ mệnh của thày và trò trường CĐ MTTT ĐN. Trình độ tiếng Anh của SV không đồng đều trong cùng một lớp học sẽ không mang lại hiệu quả cao, khó thiết kế một bài giảng cho các trình độ khác nhau và tổ chức cho mọi đối tượng cùng tham gia, một số SV sẽ không tập trung khi mình đã biết điều đó, dễ gây tâm lý không thoải mái, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Giải pháp cho vấn đề này là người QL kiểm tra phân loại đầu vào, để SV có cùng trình độ cùng lớp học, phân chia lớp thành nhiều cấp độ liên thông nối tiếp nhau (theo chuẩn Châu Âu ngày nay là 12 cấp độ) trong chương trình đào tạo, cho phép SV rút ngắn thời gian học tiếng Anh nếu có trình độ phù hợp. GV khi lên lớp sẽ lựa chọn được phương pháp giảng dạy, hình thức bài tập, ra phương pháp học vừa sức SV gây hứng thú, tạo tự tin tham gia hoạt động học tập, tích cực chủ động hoàn thành nhiệm vụ người học trên lớp, ở nhà và tự nghiên cứu.

Trình độ tiếng Anh của SV đa dạng, nên đề kiểm tra đầu vào phải đánh giá xác thực trình độ, phải sắp xếp theo từng bậc từ dễ đến khó và việc tổ chức thi, chấm thi phải khách quan để có được kết quả chính xác. Thông qua kết quả kiểm tra, người QL xếp lớp phải từ căn bản đến nâng cao. Thông qua kiểm tra đầu vào giúp SV xác định được vị trí khởi điểm của bản thân để có kế hoạch học tập nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu.

* Giáo dục tinh thần, thái độ, động lực học tập đúng đắn cho SV:

Thông qua GD tinh thần, thái độ giúp SV cố gắng vươn lên trong học tập, biết tầm quan trọng của tiếng Anh ở hiện tại và công việc sau này. Thông qua bài giảng GV không chỉ dạy kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ mà thông qua các giờ lên lớp giúp SV hiểu hơn về đất nước, con người, nền văn hóa của các nước sử dụng ngoại ngữ đó, làm cho SV thêm thích học, say mê, nhiệt tình học ngoại ngữ.

Phòng Công tác SV phối hợp với Phòng Đào tạo, các phòng, khoa chức năng sinh hoạt đầu năm cho SV thông báo và giải thích những thắc mắc cho SV hiểu rõ những chủ trương, đường hướng của nhà trường đối với việc học tiếng Anh.

Trong một học kỳ nên có hai buổi seminar để thảo luận về phương pháp học tiếng Anh có hiệu quả qua đó kết quả học tập của SV được nâng lên. Thành lập câu lạc bộ tiếng Anh để giúp SV có nhận thức đúng đắn hơn trong việc học ngoại ngữ, từ đó SV có động cơ học tập và có phương pháp học riêng cho mình, nhận thức đúng đắn hơn về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình là học tập tốt các môn học.

Các GV phải quán triệt trong kiểm tra, đánh giá phải công bằng, nghiêm túc, tạo niềm tin trong SV, thường xuyên tuyên dương những SV chịu khó lao động, học tập tốt và theo dõi, nâng đỡ những SV có những hoàn cảnh chưa may mắn trong cuộc sống, nhắc nhở, động viên và có biện pháp hỗ trợ những SV chưa chịu khó học tập để họ phấn đấu vươn lên đạt kết quả nhất định trong học tập.

Phòng Đào tạo, Phòng Công tác học sinh siên viên kết hợp với Khoa Kiến thức cơ bản, Đoàn Thanh niên, Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ đưa vào chương trình đối thoại, sinh hoạt với SV hai tháng một lần, lồng ghép nội dung tọa đàm về việc học tiếng Anh cho SV qua đó GD, nâng cao nhận thức, ý thức của SV đối với môn tiếng Anh.

* Xây dựng quản lý nề nếp học tập tiếng Anh cho SV.

Để nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Anh của SV, người QL cần quan tâm đến vấn đề khen thưởng, kỷ luật, phải duy trì thực hiện tốt việc điểm danh vào mỗi buổi học để giám sát việc chuyên cần của SV, thực hiện đúng theo quy chế quy định của BGD&ĐT. Để thực hiện hiệu quả Phòng Quản lý SV phối hợp với các Khoa, GV thường xuyên điểm diện việc tham gia giờ học trên lớp của SV, nhắc nhở, đôn đốc những SV thường vắng để đảm bảo SV tham gia học tập đầy đủ các nội dung quy định của chương trình.

Các lớp tổ chức thảo luận nội quy, quy chế học tập, điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với đặc điểm ngành nghề, yêu cầu SV thực hiện đầy đủ các quy định của lớp, khoa, trường. Thành lập đội tự quản trong lớp để theo dõi việc thực hiện nội quy trên lớp và giờ tự học. Đối với từng GV, ở mỗi chương trình mình đảm trách đều giới thiệu nội dung, phương pháp học, sinh hoạt nội quy học tập để SV ý thức chấp hành tốt.

* Tăng cường việc quản lý việc học tập ở lớp và tự học tiếng Anh của SV để nâng cao kết quả học tập:

Các lực lượng trong nhà trường phải phối hợp chặt chẽ việc học tập trên lớp và giờ tự học, tự rèn luyện nhằm tăng cường tính hiệu quả hoạt động tự học. GV giúp SV xây dựng kế hoạch học tập trong đó cần lưu ý những nội dung về: mục tiêu, nội dung,thời gian… những điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động học tập. Dạy học có chất lượng cao khi giảng dạy kết hợp với quá trình tự học của người học từ đó tạo ra năng lực sáng tạo, khơi dậy tư duy tự chiếm lĩnh tri thức, tìm cách giải quyết vấn đề.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị làm tăng sự hấp dẫn của bài giảng, tạo giờ học sinh động, lôi cuốn SV để đảm bảo tính chuyên cần. Trong giờ học chủ động nắm bắt kiến thức, tích cực tham gia thực hành kỹ năng giao tiếp, ngoài ra phải tham gia các hoạt động ngoại khóa để hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ, sử dụng các phương tiện để tra cứu, học hỏi nâng cao chất lượng học tiếng Anh của mình.

Để tăng cường việc học ở lớp và tự học của SV, người QL cần thiết kế các dạng bài tập mang tính định hướng, giao việc cho SV, đôn đốc, nhắc nhở để kịp thời giúp SV thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình để chất lượng tiếng Anh được nâng lên.

* Tổ chức hoạt động ngoại khóa và phát động phong trào thi đua học tiếng Anh trong SV:

Tổ chức một hoạt động ngoại khóa, ngay từ đầu năm học người QL phải lên chương trình, kế hoạch, nội dung, phương thức tiến hành, nhân sự, thời gian, địa điểm trình lãnh đạo duyệt, phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Khoa Kiến thức cơ bản để tổ chức các hoạt động ngoại khóa mang lại hiệu quả cao và phát triển phong trào học tiếng Anh một cách sâu rộng.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa cần đa dạng để thu hút nhiều SV tham gia như câu lạc bộ ‘luyện âm’ ‘đố vui’ ‘thi hát nhạc tiếng Anh’… để tạo sân chơi “Vui học tiếng Anh” cho SV có môi trường tăng cường rèn luyện kỹ năng tiếng Anh ngoài giờ lên lớp, thể hiện được khả năng tiếng Anh của mình, học tập nhiều điều bổ ích từ các câu lạc bộ qua đó nâng dần kết quả học tập.

Cùng với chương trình ngoại khóa tiếng Anh, kiến thức chuyên ngành cũng trải nghiệm thực tế giúp định hướng cho SV là điều kiện tiên quyết đảm bảo việc GD toàn diện trong trường. Chương trình ngoại khóa là một điển hình cho sự thành công trong việc đem lại trải nghiệm cho SV thông qua một hệ thống bài bản các hoạt động hỗ trợ học tập, nhằm phát triển cho SV các kỹ năng và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng làm việc. Tại đây, SV được thụ hưởng một chương trình, thử thách và phát triển trí tuệ, kỹ năng và tính chuyên nghiệp của mình - hành trang vững vàng cho nghề nghiệp tương lai hoặc cho việc học tập sau này tại các trường ĐH.

Phát động phong trào thi đua học tiếng Anh trong SV, tổ trưởng bộ môn tiếng Anh cùng chủ nhiệm khoa Kiến thức cơ bản phải phát động phong trào thi đua ‘Dạy tốt – Học tốt’ tiếng Anh, thúc đẩy, tạo môi trường, khí thế dạy và học tiếng Anh với mục đích nâng cao hiệu quả giảng dạy trong GV và học tập trong SV.

Theo dõi quá trình thi đua phải tiến hành thường xuyên, có số liệu cụ thể nhằm đánh giá đúng và công bằng. Nội dung thi đua phải được cụ thể hóa bằng các hoạt động như: Soạn nội dung bài giảng và đăng ký giờ giảng tốt – SV tham gia hoạt động giờ giảng trên lớp tốt – SV thực hiện bài tập về nhà đầy đủ - Thực hiện nội quy, quy chế trong giảng dạy và học tập tốt.

Khen thưởng cho kịp thời, phần thưởng thi đua có ý nghĩa, có tác dụng GD. Tổng kết đánh giá phải công bằng, khách quan, việc tổ chức các phong trào thi đua làm cho phong trào rèn luyện, học tập của SV luôn sôi nổi, hào hứng và đạt được kết quả tốt, qua thi đua xuất hiện những gương điển hình, hoạt động phong trào, rèn luyện trong SV.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 80)