Hoạt động của Sinh viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 64)

- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:

05 Giảng viên thỉnh

2.3.3. Hoạt động của Sinh viên.

Về phía SV, Tiếng Anh là một môn học khó đối với đa phần SV, song do nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn này đối với xã hội, đối với bản thân, một số đông đã cố gắng nhiều và có thái độ động cơ học tập đúng đắn.

Việc học tiếng Anh ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của gia đình và xã hội. Chất lượng học tập đại trà ngày càng được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh những SV có hứng thú học tiếng Anh vẫn còn không ít SV không thích hoặc cảm thấy khó trong việc học bộ môn này, tiếng Anh là môn học bắt buộc và xác định chuẩn đầu ra.

Lớp học quá đông không phù hợp với việc giảng dạy tiếng Anh; việc thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Anh như hoạt động giao tiếp, làm việc theo cặp - nhóm không hiệu quả, SV không có cơ hội thể hiện mình, từ đó không có hứng thú và ý thức với môn học. Trình độ SV chênh lệch về kiến thức tiếng Anh quá nhiều cũng làm cho bài học không hiệu quả. Do vậy, nếu GV tập trung kỹ vào phần đơn giản, sẽ làm cho những SV này cảm thấy nhàm chán không phát triển được trình độ. Bên cạnh đó chưa có môi trường rèn luyện Nghe - Nói trừ thời gian trên lớp. Số tiết học quá ít nên hầu như GV chỉ hướng dẫn SV được một số kỹ năng cơ bản. Vì vậy, việc phát triển đầy đủ khả năng Nghe - Nói - Đọc - Viết rất hạn chế.

Phần lớn SV có chất lượng đầu vào còn thấp, mặc dù các em đều đã qua thời gian học phổ thông môn tiếng Anh nhưng do không tập trung nên không còn nhớ, và khi vào trường coi như học lại từ đầu; những SV này nếu không tập trung thì không thể hiểu được những kiến thức căn bản (có em vẫn không thể Nói và Viết được một số câu cơ bản như giới thiệu tên, tuổi, nghề nghiệp…) nên công tác đào tạo cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, đa số SV đều ngại môn học này vì đây là môn đòi hỏi nhiều thời gian, phải có phương pháp học và đặc biệt là tự học.

Ngoài ra, phương pháp dạy học chưa khoa học, chủ yếu theo phương pháp truyền thống (Viết - Đọc - Nghe - Nói) ngược theo quy trình tự nhiên của ngôn ngữ (Nghe - Nói - Đọc - Viết). SV chỉ được tiếp xúc với tiếng Anh ở giờ học bộ môn trong học phần tiếng Anh, kết thúc giờ học này các em không còn môi trường nào để trau dồi kiến thức dẫn đến tình trạng học trước quên sau. SV hầu hết chỉ học mang tính đối phó, khả năng tiếp thu bài trong giờ học không có, một số em chán nản bỏ hẳn môn học này. Trong khi đó, chương trình mới lại quá khó và quá dài, chưa đáp ứng số đông SV, nhất là

SV vùng nông thôn, các chủ đề, chủ điểm trong bài lại không gần gũi với SV nghệ thuật. Vì thế, xếp loại học lực của SV chủ yếu là trung bình và hầu hết SV không thể sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp.

Một nguyên nhân nữa khiến cho việc dạy - học tiếng Anh chưa đem lại kết quả cao là do cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn. Để dạy học tốt môn tiếng Anh cần phải có phòng học riêng được trang bị các phương tiện hiện đại như máy chiếu đa năng, máy tính, hệ thống loa... để hiển thị những hình ảnh cụ thể, sinh động mới thu hút được sự chú ý của SV và các em không phải ghi chép nhiều. Hiện tại trường CĐ MTTTĐN có 02 phòng học chức năng ngoại ngữ nhưng cũng chưa được trang bị đầy đủ, sức chứa chỉ tối đa 25 SV, trong đó lớp học tiếng Anh tại trường thì không dưới 40 SV. Một bài học lớn có 5 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và Ngữ pháp, nhưng do không có cách âm nên nếu mở băng đĩa rèn luyện kỹ năng Nghe sẽ ảnh hưởng đến các lớp xung quanh. Các em không có môi trường để phát huy khả năng Nghe, Nói. Không những thế, tài liệu tham khảo cho môn học này còn nghèo, tranh ảnh minh họa, các đồ dùng phục vụ cho bài giảng GV phải tìm là những thứ có sẵn. Các buổi ngoại khóa về tiếng Anh trong nhà trường không có. Đây không phải là khó khăn của riêng trường CĐ MTTTĐN mà là thực trạng chung của các cấp học.

Điều làm cho SV hài lòng nhất là sự tận tâm trong giảng dạy của thày, cô giáo. Hầu hết các ý kiến của các em đánh giá cao sự nhiệt tình trong giảng dạy của các thày, cô giáo. Tuy nhiên có vẻ như các em chưa thấy hài lòng với kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy của các thày, các cô. Cách dạy bám theo sách cũng làm cho SV thấy thực sự bức xúc. SV thấy giờ học nhàm chán vì tính sáng tạo của các em không được phát huy. Hơn nữa cách dạy bám theo sách có thể đem lại những bất bình cho học sinh về điểm số. Hình như SV chỉ muốn GV dạy thật nhiều bài tập ngữ pháp hơn là các kỹ năng giao tiếp Nghe, Nói, Đọc, Viết. Vấn đề này được khẳng định bằng kết quả phân tích câu hỏi mở ở các phần phụ lục.

Tự đánh giá trình độ tiếng Anh, nhiều SV tham gia trả lời phiếu điều tra khẳng định trình độ tiếng Anh của các em là yếu, mất gốc, thiếu kiến

thức cơ bản, nên không hiểu được GV khi GV sử dụng tiếng Anh. Từ đó các em mất hứng thú học tập và thấy thiếu tự tin vào thành công trong việc học tiếng Anh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 64)