KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết Luận:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 100)

- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:

05 Giảng viên thỉnh

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết Luận:

1. Kết Luận:

Mục tiêu GD&ĐT của nước ta hiện nay là đổi mới toàn diện ngành GD đặc biệt là GD ĐH nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả đào tạo trong đó có đổi mới môn tiếng Anh trong hệ thống GD quốc dân, để thực hiện mục tiêu chung của ngành GD đòi hỏi các trường, các đơn vị chức năng trong nhà trường phải tích cực hưởng ứng đổi mới phương pháp QLGD, QL nhà trường, phát huy tối đa sức mạnh của mỗi cá nhân, của tập thể cán bộ, của GV trong đó CBQL đóng vai trò nòng cốt đáp ứng nhiệm vụ đào tạo, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Môn tiếng Anh là môn học giúp SV cập nhật kiến thức khoa học nhanh nhất, QL tốt việc dạy học môn này góp phần nâng cao kết quả học tập chuyên môn của SV ở các trường CĐ không chuyên ngữ. Hiệu trưởng chỉ QL các hoạt động chung trong nhà trường, còn từng khoa, tổ bộ môn chủ yếu do các trưởng khoa, tổ trưởng bộ môn QL hoạt động dạy học của khoa đó. Do vậy việc nâng cao năng lực QL cũng như chuyên môn của các trưởng khoa, trưởng bộ môn là rất quan trọng.

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận QL, QLGD, QL nhà trường, giải pháp QL hoạt động dạy học nói chung và các giải pháp QL hoạt động dạy học nâng cao chất lượng môn tiếng Anh nói riêng. Việc nghiên cứu đã cho thấy tính cần thiết, quan trọng của đề tài, đồng thời cũng làm sáng tỏ những chỉ đạo cải cách GD (đặc biệt là GD ĐH, và đề án 2020) sao cho trình độ tiếng Anh của SV nước ta ngày một nâng cao. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp ở trường CĐ MTTT ĐN cho thấy: tuy đã có một số giải pháp tích cực mang lại hiệu quả nhất định, song nhìn chung các giải pháp chưa toàn diện, hiệu quả chưa cao, việc thực hiện chưa nghiêm túc, bộ môn chưa quan tâm đến thực hiện và kiểm tra thường xuyên kịp thời, điều chỉnh hạn chế, mặt khác CBQL bộ môn chưa được bồi dưỡng về QL nên trình độ còn hạn chế. Từ lý luận và thực tiễn chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau:

- Chất lượng đào tạo là vấn đề quan trọng nhất của mỗi trường, đặc biệt là hoạt động dạy học nâng cao chất lượng môn tiếng Anh nói riêng, trong cơ chế hiện nay. Nâng cao chất lượng đào tạo liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó các giải pháp QL hoạt động dạy học đóng vai trò quan trọng mà bất kỳ nhà QLGD nào cũng phải nghiên cứu để tìm ra những giải pháp QL có hiệu quả nhất để đạt được những mục tiêu QL đề ra.

- Đội ngũ GV còn gặp nhiều khó khăn về chất lượng giảng dạy, công tác QL và điều hành còn gặp nhiều khó khăn nhưng đều có nhận thức khá tốt về tính cấp thiết của vấn đề này trong việc triển khai công tác QL.

- Chưa phối hợp tốt trong trách nhiệm của mỗi GV là sự phối hợp với các khoa chuyên ngành để GD ý thức cho SV về tầm quan trọng của tiếng Anh đối với việc học tập, nghiên cứu và việc làm sau này.

Từ cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất các giải pháp để QL tốt hơn hoạt động dạy học nâng cao chất lượng môn tiếng Anh ở trường CĐ MTTT ĐN:

- Giải pháp 1: Đổi mới công tác quản lý đội ngũ, nâng cao năng lực sư phạm, bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên.

- Giải pháp 2: Đổi mới công tác quản lý hoạt động giảng dạy tiếng Anh của giảng viên.

- Giải pháp 3: Đổi mới công tác quản lý hoạt động học tập tiếng Anh của sinh viên.

- Giải pháp 4: Đổi mới công tác quản lý thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Anh của sinh viên.

- Giải pháp 5: Đổi mới quản lý có hiệu quả, sử dụng các trang thiết bị dạy học phù hợp để tạo môi trường học tập tích cực cho sinh viên học tiếng Anh.

- Giải pháp 6: Đổi mới, tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học tiếng Anh.

Những giải pháp này là sự vận dụng, cụ thể hóa lý luận của khoa học QLGD vào QL hoạt động dạy học tiếng Anh, có tính khả thi, phù hợp và sát với thực tế môi trường đào tạo của trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng

Nai, điều đó cho thấy nội dung luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và đã giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề tài.

2. Kiến nghị:

2.1.Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Bộ GD&ĐT cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh bổ sung ‘Quy chế kiểm tra, thi’ cho phù hợp với điều kiện hiện nay và để nâng cao chất lượng đào tạo.

Thực hiện tốt Quyết định số 1400/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”

2.2.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đơn vị chủ quản trường CĐ MTTT ĐN) cần có quy định thống nhất về giáo trình dạy tiếng Anh chuyên ngành Mỹ thuật Ứng dụng cho các trường Cao đẳng có dạy chuyên ngành này trên toàn quốc.

Thường xuyên tổ chức các hội thảo về phương pháp giảng dạy tiếng Anh mới và giao lưu giữa các GV trong cùng bộ môn, cùng khối bộ QL để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Có những buổi tọa đàm, giới thiệu sách mới trong ngành.

2.3.Với trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai:

- Cần có kế hoạch bổ sung nhân lực cho tổ tiếng Anh để hoàn thành khối lượng công việc tránh quá tải.

- Trường tạo điều kiện cho GV tiếng Anh được đi học các lớp ngoại ngữ chuyên ngành Mỹ thuật ứng dụng.

- Cần có kế hoạch phân bổ phòng học sao cho hợp lý, tạo điều kiện cho SV biết lịch học của mình trên mạng nhà trường.

- Có kế hoạch xây dựng phòng bộ môn tiếng Anh có kết nối internet để tổ chức giảng dạy theo đặc thù của môn học, mua sắm các trang thiết bị, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập của GV và SV.

- Trường tạo điều kiện cho bộ môn tiếng Anh liên kết với các khoa, bộ môn tiếng Anh ở các trường bạn có giảng dạy chuyên ngành Mỹ thuật để trao đổi về chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w