Hoạt động của giảng viên bộ môn tiếng Anh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 62)

- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:

05 Giảng viên thỉnh

2.3.2. Hoạt động của giảng viên bộ môn tiếng Anh.

Về phía GV của trường cũng đã áp dụng rất nhiều phương pháp đổi mới, nhưng “lực bất tòng tâm”. Một khi các em không chịu học bài thì cũng đành chịu. Từ những sự việc trên, chúng tôi mạn phép đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh cho sinh viên trường CĐ MTTTĐN, giúp các em học tốt hơn trong thi cử. Và cũng thực hiện được mục tiêu chiến lược GD&ĐT, được xác định trên 3 bình diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói

riêng có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp GD ĐT và trong sự phát triển của đất nước.

Chất lượng dạy học của GV đã phần nào tiến bộ và nâng cao song GV tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của SV, nhưng GV chỉ có thể áp dụng được đối với một số bài, một số tiết và một số bộ phận SV. Nguyên nhân một phần là do nội dung chương trình quá dài, sĩ số SV đông trong một lớp, sức học còn hạn chế, một phần do một số GV còn ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, quan tâm tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng nên chất lượng, hiệu quả dạy học của bộ môn chưa thật sự như mong muốn, rất nhiều tiết học SV còn thụ động, giờ học ít sinh động mặc dù GV có quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động học tập để phát huy sự hoạt động tích cực, sáng tạo của SV. Nhiều hoạt động dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hình thức, chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng quy trình nên chưa đạt hiệu quả cao. Các đối tượng SV yếu kém chưa được quan tâm đúng mức để tạo điều kiện cho các em vươn lên. Một bộ phận GV phát âm tiếng Anh còn chưa chuẩn xác, sai sót kiến thức cơ bản. Đây là một vấn đề đòi hỏi sự tự bồi dưỡng không ngừng của bản thân mỗi thày cô giáo vì không thể có một khóa bồi dưỡng chuyên đề ngắn hạn nào có thể giúp GV giải quyết nhược điểm này.

Trình độ và kỹ năng giao tiếp của một vài GV chưa đạt, việc tiếp cận và trau dồi tiếng Anh không liên tục, nhất là việc giao tiếp với người nước ngoài. Đặc biệt, GV trường giảng dạy nghệ thuật nói chung đa số rơi vào tình trạng chỉ biết dạy theo chương trình, giáo trình tập trung chủ yếu vào ngữ pháp, đọc, dịch, không có điều kiện dạy thêm, đọc thêm tài liệu mới nên khả năng giao tiếp tích cực mai một dần. GV chưa đủ năng lực ngoại ngữ tham gia giảng dạy vô tình sẽ làm hỏng mất năng lực ngôn ngữ của SV, rất khó khắc phục trong những năm học tiếp theo.

Thi cử cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy và học tiếng Anh. Hiện nay, môn Tiếng Anh được dạy theo phương pháp mới là đường hướng giao tiếp chứ không đọc, chép như trước, nhưng thực tế các kỳ thi lại thi Đọc - Viết và chú trọng từ vựng, ngữ pháp chứ không thi Nghe, Nói. Vì vậy, GV

phải tập trung dạy theo hướng thi Đọc - Viết để các em không bị trượt nên khả năng giao tiếp của các em là không có. Hơn nữa, muốn dạy theo đường hướng giao tiếp cần phải có môi trường giao tiếp, nhưng hiện tại trường chỉ có cô và trò giao tiếp với nhau ở mức độ hạn hữu.

Ngoài việc tham gia giảng dạy các học phần Tiếng Anh không chuyên, đa số các GV đều tham gia các công tác khác (QL trung tâm, phòng đào tạo, công đoàn, QL khoa) nên việc đầu tư soạn bài cho các lớp ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các GV cũng gặp không ít khó khăn trong giảng dạy vì phải làm quen với giáo trình mới, giáo trình “English for Arts” – Upper Elementary. Giáo trình được biên soạn theo phương pháp dạy học mới, chú trọng phát triển các kỹ năng giao tiếp, phù hợp với xu thế học tiếng Anh hiện nay. Tuy nhiên, năm nay là năm đầu tiên giáo trình được đưa vào giảng dạy tại trường nên đòi hỏi GV phải tập trung nghiên cứu, làm quen, tìm cách giảng dạy phù hợp và đạt hiệu quả nhất. Điều này không phải dễ dàng vì áp lực thời gian, phương tiện dạy học và sĩ số lớp đông là những yếu tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giảng dạy.

Đại đa số GV xuất thân từ các trường ĐH đào tạo theo dạng phổ quát, nhưng khi vào giảng dạy tại trường đều phải tìm hiểu tiếng Anh chuyên ngành, mà khi hỏi về tiếng Anh đối với các đồng nghiệp ngành Mỹ thuật thì hiểu được, diễn đạt được cái đẹp nhưng dịch để hiểu chi tiết thì không thể. Đây cũng là khó khăn khi phân tích một tác phẩm trong nhiều đề tài trong tài liệu giảng dạy thì GV chỉ hướng dẫn SV mà thôi.

Nhìn chung, chất lượng dạy học của GV cơ bản đáp ứng được yêu cầu nội dung chương trình giảng dạy. Hầu hết GV đều yêu nghề, nhiệt tình, cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp, cùng với các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại đã được trang bị, khả năng dạy học của GV ngày càng được nâng lên về chất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 62)