Kết luận chương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 68)

- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:

05 Giảng viên thỉnh

2.5. Kết luận chương

Những nội dung trình bày trong chương này cho chúng ta thấy vấn đề chất lượng dạy và học tiếng Anh tuỳ thuộc nhiều yếu tố. Yếu tố thái độ, động lực học tập của người học. Học ngoại ngữ là một quá trình phức tạp và gian khổ. Trong quá trình đó nếu người học không có thái độ, động lực học tập đúng đắn thì không thể đạt kết quả mong muốn. Tuy nhiên, khái niệm động lực là một khái niệm trừu tượng và là một khái niệm động. Nói cách khác, động lực của người học thay đổi theo thời gian. Trong quá trình học tập động lực của người học có thể tăng lên và cũng có thể giảm đi, thậm chí mất hẳn. Động lực của người học chỉ có thể được duy trì và phát triển khi môi trường học tập thuận lợi, khi người học nhìn thấy được những tiến bộ của cá nhân

trong quá trình học tập và khi người học được học tập trong mối quan hệ tốt đẹp với thày cô giáo và với bạn bè. Ngoài ra, động lực của người học còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, kinh tế, và xã hội nữa. Khi môi trường xã hội không đem lại cho người học cơ hội được sử dụng những gì đã học được trong lớp thì đương nhiên họ sẽ thấy những điều họ được các thày cô dạy trên lớp là không cần thiết và từ đó động lực học tập sẽ giảm đi.

Động lực và thái độ của người học dù rất quan trọng đối với sự thành bại của việc học ngoại ngữ, cũng khó có thể khẳng định được mối quan hệ giữa thái độ, động lực học tập với kết quả học tập là quan hệ nhân quả tuyến tính được. Nói cách khác, chỉ có thái độ và động lực học tập đúng đắn không thôi cũng chưa đủ để có thể đạt kết quả tốt trong học tập. Môi trường học tập, điều kiện học tập và chất lượng GV là những yếu tố quyết định vì những yếu tố này có thể làm thay đổi thái độ và động lực của người học, giúp người học tự tin hơn hay mất niềm tin vào học tập. Các tác giả nghiên cứu về động lực học tập của học sinh học ngoại ngữ đã nói rằng: ‘Việc học ngoại ngữ không phải chỉ đơn thuần là học các kỹ năng hay hệ thống các quy tắc ngôn ngữ, hay ngữ pháp; mà nó còn đòi hỏi phải có sự thay đổi về hình ảnh cái tôi, sự bổ sung thêm các hành vi văn hóa và xã hội mới và những lối sống mới. Chính vì vậy học ngoại ngữ có một tác động quan trọng đối với bản chất xã hội của người học’. (Williams, 1994, tr. 77).

Một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc đã rất quan tâm đến việc phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh của họ trong nhiều năm qua nhưng kết quả mang lại vẫn chưa được như mong muốn. Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh ở các quốc gia này vẫn đang là vấn đề quan ngại. Hình như vấn đề chất lượng thấp trong việc dạy và học tiếng Anh là vấn đề chung của nhiều nước và các nguyên nhân cũng khá phổ biến ở các quốc gia này. Nổi lên trong các nguyên nhân chung đó là vấn đề chất lượng GV và môi trường sử dụng ngoại ngữ.

Trong công tác QL trường học mà trọng tâm là QL hoạt động dạy học, QL nhà trường và các văn bản pháp lý về tổ chức hoạt động dạy học, trong đó có hoạt động dạy học môn tiếng Anh. Về công tác QL nhằm tăng cường hoạt động dạy – học môn tiếng Anh ở trường CĐ MTTTĐN đã có sự quan tâm của

cán bộ QL, GV và SV nhưng trên thực tế việc QL hoạt động này chưa mang lại hiệu quả cao. Nguyên nhân là chưa có giải pháp kiên quyết thực hiện, nhà trường chưa quan tâm đúng mức cho việc đột phá vào việc tăng cường QL hoạt động dạy học. Tìm hiểu thực trạng dạy học tiếng Anh ở trường CĐ MTTTĐN, tôi có nhận xét về mặt mạnh, mặt yếu của công tác này như sau:

Mặt mạnh:

Lực lượng GV hiện tại của trường CĐ MTTTĐN có đủ chuẩn về trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm giảng dạy đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu của nhà trường, GV luôn tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và vận dụng những thiết bị hỗ trợ giảng dạy hiện đại nhằm đạt được hiệu quả tốt trong quá trình dạy học.

Chương trình và giáo trình giảng dạy phù hợp cho việc dạy học tiếng Anh theo định hướng giao tiếp, đòi hỏi SV có tính tự học cao. Nhà trường có mạng WIFI để giúp SV tra cứu và tìm tài liệu các chuyên ngành song vẫn còn nhiều hạn chế.

Sinh viên đa phần ý thức được việc học tiếng Anh mang lại lợi ích sau này cho công việc của mình, nhưng vì kiến thức mặt bằng chung không đều nên cũng có phần hạn chế về chất lượng so với yêu cầu và mục tiêu đề ra của nhà trường.

Mặt yếu:

Công tác tổ chức lớp học còn chưa đồng bộ, chưa phối hợp tốt, QL còn chồng chéo, số lượng SV trong lớp học quá đông khác với môn học khác GV và SV học tiếng Anh luôn phải hoạt động và rèn luyện bốn kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết, việc quá đông SV làm hạn chế hoạt động này ở mỗi SV.

Trình độ QL của cán bộ QL bộ môn còn hạn chế do chưa tham dự lớp học nào về QL. Phương tiện dạy học còn thiếu so với yêu cầu giảng dạy. Hoạt động ngoại khóa cho SV chưa được chú trọng, tham gia các chương trình giao lưu với khách nước ngoài.

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiếng Anh chưa được quan tâm, phương pháp giảng dạy mới, công tác nghiên cứu khoa học chưa được thực hiện.

Chương III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠYHỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w