Chất lượng dạy học môn Tiếng An hở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 31)

- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:

1.2.6.4. Chất lượng dạy học môn Tiếng An hở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai.

Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai.

Chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai hiện nay cũng như một số trường khác còn nhiều vướng mắc vì là trường đào tạo nghệ thuật nên rất hạn chế về tiếng Anh. Một trong những thực trạng đáng lo ngại hiện nay đối với sinh viên thiếu kiến thức tiếng Anh cơ bản cũng như chuyên ngành (đối với các trường không chuyên ngữ) đang chiếm tỉ lệ rất cao mặc dù đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy và học.

Có nhiều cuộc hội thảo về vấn đề đào tạo tiếng Anh căn bản và chuyên ngành ở trường đã diễn ra, những vấn đề được bàn đến là tình trạng học tiếng Anh của SV, việc dạy của thày đang trở nên “báo động”. SV mất nhiều kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và kể cả “mất gốc” môn tiếng Anh ngay từ khi còn học THPT. Thực tế để có được một công việc như mong muốn ở tất cả mọi lĩnh vực thì không thể thiếu một trong những điều kiện “tiên quyết” đó là phải có vốn tiếng Anh. Điều này cũng đã và đang góp phần thúc đẩy cho việc dạy và học tiếng Anh ở trường trong mấy năm trở lại đây. Từ việc soạn giáo trình, phương pháp giảng dạy và học tập không ngừng được triển khai nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh cho SV để sau khi ra trường cùng với những kiến thức chuyên ngành và vốn tiếng Anh sẽ giúp SV dễ tìm được việc, đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhiều nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên nhà trường mới đòi hỏi SV khi ra trường đạt được trình độ A tiếng Anh, bên cạnh những SV có thành tích tốt và có khả năng giao tiếp, còn đa số SV chưa nắm được kiến thức cơ bản lẫn chuyên ngành hoặc nắm khá vững kiến thức nhưng lại không giao tiếp được. Tình trạng này đã và đang diễn ra ở hầu hết các ngành đào tạo, và thực tế không ít những SV chỉ học

tiếng Anh theo quy định, vì vậy ít “mặn mà” với môn này dẫn đến kết quả không cao, tỉ lệ thi lại, học lại nhiều.

Như vậy việc học tiếng Anh của SV nhìn chung đang còn nhiều hạn chế và mang tính chất đối phó với các kỳ thi. Đứng trước thực tế như vậy không khó gì để tìm ra nguyên nhân của tình trạng trên. Có thể điểm qua mấy nguyên nhân chính như sau:

+ Thứ nhất, thời lượng đào tạo tiếng Anh (150 tiết cho hệ chuyên nghiệp và 120 tiết cho hệ nghề) không đủ cho SV ra trường có đủ khả năng giao tiếp lưu loát đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thực tế cho thấy cả GV và SV ở trường đều không có đủ thời gian để đào tạo và tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn. Với lượng thời gian ngắn không đủ để GV giảng dạy và SV tiếp thu đầy đủ cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết hơn nữa số lượng SV trong một lớp lại đông và học ‘chay’.

+ Thứ hai, trình độ của SV không đồng đều và có sự khác biệt khá lớn về năng lực tiếng Anh giữa họ (đến từ nhiều vùng miền khác nhau), những sinh viên người thành phố đa phần có trình độ tiếng Anh tốt hơn so với những bạn ở các tỉnh lẻ, vùng nông thôn do được tiếp cận từ nhỏ và được đầu tư hơn, trường chưa tạo ra môi trường tốt để kích thích SV học và thực hành tiếng Anh. Vì thế, việc dạy và học khó đạt được kết quả tốt. Đó là chưa nói, nhiều giáo trình không hề phục vụ cho công tác chuyên môn của SV sau này nên không khuyến khích được SV theo đuổi. Những lớp học đa trình độ như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho GV, khiến họ khó có thể quán xuyến hết tất cả SV, từ đó gây trở ngại cho cả việc dạy và học. SV năm nhất khi bước vào trường, có những bạn chưa biết gì về tiếng Anh phải được đào tạo cơ bản ngay từ đầu. Bên cạnh đó cũng không ít SV có trình độ tiếng Anh cao nhưng được đào tạo cùng những SV sơ cấp sẽ rất lãng phí và mất thời gian.

+ Thứ ba, tình trạng học tiếng Anh ở PTTH đã dẫn đến một hệ lụy là khi bước chân vào các trường, nhiều sinh viên gặp trở ngại lớn với môn học này. Chương trình học tiếng Anh ở phổ thông quá nặng. Nội dung chương trình lại quá tải so với thời lượng cho phép không đủ để GV chuyển tải các kỹ

năng đến với SV mà chủ yếu chỉ được học ngữ pháp và từ vựng, ít được rèn luyện kỹ năng nghe, nói.

+ Thứ tư, tiếng Anh ở trường thường vội và chú trọng hơn vào tiếng Anh chuyên ngành trong khi những kiến thức cơ bản thì không nhiều SV nắm vững hết được. Do đó, SV không thể giao tiếp được do không có những kiến thức về câu, từ.

Tiếng Anh ngày càng có vị thế quan trọng trong các nước do tác động của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng về công nghệ thông tin. Hầu hết tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam những năm gần đây đều coi trọng việc đầu tư để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở các bậc học. Tuy nhiên nhiều quốc gia đều gặp phải một vấn đề mà chưa một quốc gia nào giải quyết thành công. Đó là chất lượng dạy và học tiếng Anh ở bậc phổ thông cũng như đại học không được nâng cao bất chấp sự đầu tư ngày càng cao của chính phủ.

Tóm lại, tình trạng học tiếng Anh ở trường hiện nay đang là điều đáng lo ngại. Việc các SV học tiếng Anh nhưng không thể sử dụng được đang xảy ra phổ biến. Do đó dẫn đến tình hình chung là khả năng sử dụng tiếng Anh của SV khi ra trường sẽ rất hạn chế và môi trường làm việc rất khó đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Vì vậy, trước nhận thức về những nguyên nhân, tình trạng học tiếng Anh của SV hiện nay, giải pháp đổi mới phù hợp hơn nữa sẽ phải được đưa ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w