- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và quản lý nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Anh của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ
chất lượng học tập môn tiếng Anh của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai.
Bối cảnh của người học hay điều kiện học tập bao gồm điều kiện học tập bên trong và bên ngoài nhà trường, điều kiện được tiếp xúc với môi trường ngôn ngữ tự nhiên của ngôn ngữ đang học.
- Bối cảnh xã hội bao gồm thái độ và động lực học tập xuất phát từ môi trường chính trị, văn hoá - xã hội.
- Đặc tính của người học bao gồm các biến số nhận thức như năng khiếu ngôn ngữ, trình độ hiểu biết và sử dụng tiếng mẹ đẻ, hệ số thông minh (IQ) cùng các đặc điểm mang tính cá nhân khác.
Những điều kiện tiếp xúc với ngôn ngữ đang học dưới dạng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết phù hợp với trình độ của người học để học có thể hiểu được nếu cố gắng một chút; cơ hội để sử dụng ngoại ngữ bằng hình thức nghe, nói, đọc, viết để thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó; động lực học ngoại ngữ (motivation) bao gồm động lực tìm cách xử lý những ngôn ngữ họ thu nhận được từ người khác mà bản thân chưa hiểu hết và động lực sử dụng ngoại ngữ một cách tích cực; được học dưới sự hướng dẫn của GV (instruction). Các yếu tố trên đều được tham khảo khi bàn đến các yếu tố tác động đến chất lượng học tiếng Anh.
Trong cuốn sách Understanding Second Language Acquisition (1985), tác giả cuốn sách là Ellis định nghĩa khái niệm thụ đắc ngôn ngữ thứ hai như sau: “Thụ đắc ngôn ngữ thứ hai được dùng như một thuật ngữ khái quát để chỉ cả quá trình thụ đắc [ngôn ngữ thứ hai] không qua con đường giảng dạy
(hay tự nhiên) và quá trình thụ đắc thông qua giảng dạy (hay trong lớp học)” [24]. Với nghĩa đó, các lý thuyết về quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai khẳng định quá trình học một ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ hai là một quá trình gian nan, vất vả vì người học đồng thời phải thực hành, luyện tập và phát triển nhiều kỹ năng liên quan đến năng lực sử dụng ngôn ngữ. Quá trình đó chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố hỗ trợ nhưng cũng có những yếu tố cản trở quá trình học ngoại ngữ. Theo cách lý giải của ông thì các yếu tố cá nhân gồm sự năng động, thái độ đối với giáo viên và môn học và thói quen học tập của cá nhân người học. Các yếu tố chung gồm tuổi, năng khiếu ngôn ngữ, kiểu nhận thức, động lực và tính cách của người học.
Những yếu tố tác động đến chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trường CĐ MTTT ĐN. Các yếu tố này bao gồm thái độ của SV đối với môn tiếng Anh, điều kiện học tập môn tiếng Anh trong trường và phương pháp giảng dạy của GV.
- Lớp học đông, học liệu không đầy đủ, GV không được đào tạo bài bản cho nên tiếng Anh được sử dụng ngày càng xa chuẩn trong khi đó nhu cầu biết tiếng Anh không hề giảm đi do vị thế của tiếng Anh, sự cần thiết phải biết tiếng Anh để có việc làm, cũng như ích lợi của tiếng Anh sau này.
- Thời lượng dạy trên lớp không đủ và phương pháp chưa phù hợp; Cơ sở vật chất quá thiếu thốn, nhà trường có thư viện nhưng sách vở của thư viện cũng quá ít ỏi.
- Phương pháp dạy học chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội bên ngoài lớp học. Chất lượng dạy học tiếng Anh khác nhau ở các vùng kinh tế khác nhau. SV đến từ vùng kinh tế khó khăn có thái độ, động lực học yếu hơn và do đó kết quả học cũng thấp hơn so với những SV ở các vùng có trình độ kinh tế phát triển cao hơn. Đồng thời chất lượng GV ở những vùng kinh tế phát triển cũng cao hơn so với các vùng kinh tế khó khăn. Cơ sở hạ tầng của nhà trường cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tiếng Anh. Vấn đề chất lượng GD nói chung và chất lượng GD tiếng Anh nói riêng ở trường CĐ MTTT ĐN là một vấn đề phức tạp và đa diện, chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa.
- Trình độ tiếng Anh đầu vào đa dạng và không đồng đều, chất lượng đầu vào thấp, tiếng Anh không phải là môn thi tuyển đầu vào. Trong chương trình sách mới, GV có thể dùng các thủ thuật và bài tập có sẵn trong sách hoặc GV tự sáng tạo. Có thể sử dụng tranh để hỏi, gợi ý về chủ đề mới.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, vật thực tự chuẩn bị thay cho tranh trong sách để gây hấp dẫn; hỏi kiến thức bài cũ; liên hệ các tình huống gần gũi với học sinh. Có thể sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt, phát huy tính tích cực của học sinh. Luôn quan tâm đến sở thích của học sinh.