- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
05 Giảng viên thỉnh
2.2. Thực trạng việc dạy học tiếng Anh của trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai.
thuật Trang trí Đồng Nai.
Bộ môn Tiếng Anh của trường CĐ MTTTĐN được BGH và Khoa Kiến thức cơ bản giao nhiệm vụ giảng dạy cho SV toàn trường. Gồm có 07 giảng viên, trong đó 05 giảng viên cơ hữu và biên chế của trường, còn 02 giảng viên là hợp đồng. Có trình độ như sau:
+ Giảng viên có trình độ thạc sỹ: 04 người + Đang học thạc sỹ: 01 người
+ Cử nhân đại học: 02 người
Thời gian giảng dạy của tất cả GV là trên 07 năm, có nghiệp vụ sư phạm, có trình độ chuyên môn tốt, đã tốt nghiệp các trường ĐH có tiếng như: ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, ĐH Quy Nhơn, ĐH Đà Lạt… đội ngũ này đáp ứng được yêu cầu của đơn vị là nâng cao chất lượng đào tạo, tích cực bồi dưỡng GV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tăng cường, đổi mới công tác QL đào tạo ra những SV có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu xã hội.
GV trong tổ bộ môn luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm giảng dạy, 03 trong số GV tham gia hội giảng hằng năm đạt danh hiệu GV dạy giỏi và được công nhận chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 01 đạt GV dạy giỏi cấp bộ năm 2000.
2.2. Thực trạng việc dạy học tiếng Anh của trường Cao đẳng Mỹ thuậtTrang trí Đồng Nai. Trang trí Đồng Nai.
Tiếng Anh được xếp vào một trong các môn chính của hệ thống GD, cần phải có sau khi tốt nghiệp trung cấp hay CĐ, ĐH; nhưng chất lượng dạy học môn này trong các trường hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập. Nhiều SV rơi vào tình trạng quá yếu, lại không chịu khó học nên nhiều khi lên lớp GV giống như đang “độc thoại”. Hơn 10 năm được đào tạo tiếng Anh trong nhà trường (7 năm học phổ thông và 3, 4 năm học CĐ, ĐH) nhiều SV yếu tiếng Anh phổ biến nhất là vốn từ nghèo nàn, không nắm được ngữ pháp, phát âm không chuẩn, kỹ năng tạo lập văn bản (nói, viết) chưa đạt yêu cầu.
Tiếng Anh là một môn học có đặc thù riêng. Bằng những hình tượng và ngôn từ phong phú sinh động của mình, nó cung cấp cho người học những kiến thức về cuộc sống cũng như những điều bí ẩn trong con người, xã hội, văn hóa các nước, nó tác động tới tâm tư, tình cảm và góp phần quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách con người. Chính vì thế nên môn tiếng Anh là môn có vẻ khô khan so với một số môn khoa học khác như văn, toán, lí, hóa… trong chương trình phổ thông. Hơn nữa, lứa tuổi sinh viên (đặc biệt sinh viên trường Mỹ thuật) lại giàu cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp nếu được thày cô dẫn dắt, hướng dẫn thì sự yêu thích cái CHÂN – THIỆN – MỸ ( Những giá trị văn hóa mà lịch sữ mỹ thuật thế giới mang lại) nhất định sẽ tăng lên, giúp các em học tốt hơn trong môn tiếng Anh, nhưng thực tế thì sinh viên các trường nghệ thuật lại học yếu môn này.
Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh hiện nay ở trường CĐ MTTTĐN lại là vấn đề đáng suy nghĩ. Môn tiếng Anh không được đón nhận như các môn học khoa học khác. Sinh viên thờ ơ với những vấn đề đặt ra trong bối cảnh, tình huống. Tại trường CĐ MTTTĐN, chất lượng đầu vào còn nhiều hạn chế. Sinh viên đầu tư nhiều vào các môn Trang trí, Hình họa, ít có điều kiện đọc sách báo tài liệu, thông tin xã hội ít tiếp xúc bằng tiếng Anh. Vì vậy, môn tiếng Anh đối với các em, học như một cực hình, đa số các em học để đối phó với kiểm tra, thi cử. Thậm chí rất nhiều em không chịu học bài. Bài giảng tuần này, tuần sau đã quên hoặc chỉ nhớ loáng thoáng. Khi cho bài về
nhà làm thì lên mạng chép vào, cho làm dàn ý thì không biết cách diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh.
Sau khi học tiếng Anh theo chương trình, trình độ tiếng Anh của SV tăng lên rõ ràng, nhưng SV vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đọc tài liệu chuyên ngành. Trao đổi với các GV nước ngoài sang giao lưu với trường đều cho rằng SV không có môi trường thực hành nhiều, công tác QL hoạt động dạy học tiếng Anh cho SV chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Việc QL bộ môn tiếng Anh do khoa Kiến thức cơ bản đảm trách, các hoạt động, cơ sở vật chất, phục vụ khác do các phòng chức năng phụ trách, quản lý việc học tập do Phòng Đào tạo. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng môn tiếng Anh thì các bộ phận có liên quan phải cùng nhau hợp tác, cùng thực hiện, nghiên cứu, phân tích thực trạng để tìm ra những giải pháp đổi mới trong QL dạy học tiếng Anh là vô cùng quan trọng.
Là GV dạy tiếng Anh, tác giả thường xuyên trao đổi, sinh hoạt chuyên môn cùng các GV khác để hiểu rõ thực trạng dạy học cho SV tại trường. Tất cả GV bộ môn tiếng Anh đều theo tinh thần giảng dạy thực hành giao tiếp, chú trọng đến kỹ năng Nghe – Nói và đọc hiểu để đọc tài liệu cơ bản. Phương pháp dạy tiếng Anh là lấy người học làm trung tâm, tuy nhiên, hoạt động dạy tiếng Anh còn nhiều hạn chế, cần gắn hoạt động tự học của SV, hiện tại các GV tiếng Anh vẫn chưa thực sự thực hiện hoạt động “dạy – tự học” cho SV.