Yêu cầu về hiệu quả, năng lực quản lý chất lượng môn tiếng Anh để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 33)

- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:

1.3.1. Yêu cầu về hiệu quả, năng lực quản lý chất lượng môn tiếng Anh để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Anh để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Hiện nay, môn tiếng Anh đã được đưa vào dạy ở bậc phổ thông, từ THCS đến THPT, một số nơi đã đưa vào chương trình bậc Tiểu học. Môn tiếng Anh là một môn thi tốt nghiệp bắt buộc hàng năm. Một số trường ĐH sau khi tuyển sinh đã tiến hành khảo sát chất lượng môn tiếng Anh. Tuy nhiên, một thực tế là chất lượng dạy học môn tiếng Anh trong trường phổ

thông còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập.

Biểu hiện của SV yếu kém về môn tiếng Anh phổ biến nhất là vốn từ nghèo nàn, không nắm được ngữ pháp, phát âm không chuẩn, kỹ năng tạo lập văn bản chưa đạt yêu cầu và yếu nhất là kỹ năng nghe. Ngay cả ở bậc ĐH, CĐ chất lượng môn tiếng Anh thấp, vì coi môn tiếng Anh là môn ‘phụ’. Nhiều SV ra trường khó tìm kiếm việc làm vì trình độ tiếng Anh không đáp ứng được yêu cầu, đó là một thực trạng rất đáng lo ngại. Tình trạng chất lượng dạy học môn tiếng Anh còn thấp do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do phụ huynh, học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học, chưa đầu tư thời gian, công sức, nỗ lực học tập. Nhiều SV học không tập trung, không chịu làm bài tập, không chịu khó rèn luyện.

Môn tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó, đầu tư nhiều thời gian, phương pháp. Thế nhưng SV hầu như chỉ tập trung vào học một số chuyên ngành, ít chú ý trau dồi môn tiếng Anh hoặc điều kiện học tập còn thiếu thốn, SV không có những phương tiện thiết yếu. Nâng cao chất lượng môn tiếng Anh trong trường là tiền đề quan trọng đẩy nhanh quá trình hội nhập, phát triển đất nước.

Về mặt QL nhà trường vẫn chưa quan tâm nhiều đến chất lượng môn tiếng Anh, dồi nhiều SV vào một lớp học chung, chưa có những giải pháp cụ thể, hiệu quả. Môn tiếng Anh có những đặc điểm riêng nên người QL phải nắm vững cấu tạo chương trình, mục tiêu và phương pháp dạy học môn học đó. Phải coi trọng vai trò của tổ chuyên môn, của GV trực tiếp đứng lớp với năng lực của họ, tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ cho GV.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 33)