- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
05 Giảng viên thỉnh
3.2.5.3. Cách thực hiện của giải pháp.
* Vấn đề thiếu phòng học cho các lớp giảng dạy lý thuyết:
Thực trạng tại trường CĐ MTTT ĐN hiện nay trường có 02 phòng có máy vi tính kết nối màn hình TV và có 03 phòng học thuần giảng lý thuyết và 03 giảng đường lớn. Vì thế, vấn đề về bố trí phòng học, điều tiết phòng học cho các môn học lý thuyết tại phòng đào tạo vào mỗi đầu kỳ học là hết sức khó khăn.
Sự điều tiết phòng học của phòng Đào tạo chưa khoa học, chưa sâu sát vì lịch lên học ở phòng này thì có thể trùng lớp với GV khác mà tìm được phòng trống thì phải báo để nhân vụ phục vụ mở cửa vì không có lịch mở cửa, dẫn đến rất mất thời gian. Như vậy nhà trường đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất và điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng GD toàn diện, GV cũng gặp khó khăn trong việc QL lớp và tổ chức dạy học (vì phòng có màn hình chỉ có 25 chỗ ngồi, thực tế lớp học trên 40 SV); bản thân SV cũng phải học trong một điều kiện chật chội thiếu diện tích học.
Để giải quyết vấn đề này, người QL cần có kế hoạch tổ chức lại lớp học chuyên ngành sao cho có bàn ghế tại một số phòng học chuyên ngành hiện nay để giảng dạy lý thuyết vì phòng dạy chuyên ngành để trống còn nhiều. Với cách làm này, có thể tạo điều kiện thuận tiện cho SV tham gia học tập và cũng giải quyết được vấn đề bị động về phòng học và bố trí GV dạy lớp.
Ngay trong thời gian cuối mỗi năm học, người QL (các chủ nhiệm khoa) cần dự báo số phòng học lý thuyết cần sử dụng cho năm học tới, căn cứ trên số SV, số lớp hiện đang theo học tại trường và số SV sẽ tuyển mới của
nhà trường để có kế hoạch sử dụng số phòng học cụ thể, chuyển phòng đào tạo bố trí phòng học theo lịch chung của nhà trường, có như thế SV dễ theo dõi phòng học, sắp xếp thời gian để tham gia học tập.
* Vấn đề sử dụng các trang thiết bị giảng dạy hỗ trợ dạy học:
Trong xu thế đổi mới phương pháp, việc sử dụng hiệu quả các trang thiết bị dạy học hiện đại như phòng chiếu đa năng kết nối internet, phòng Lab, các phần mềm hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh là rất cần thiết. Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GD là tất yếu, xuất phát từ đòi hỏi của thực tế khách quan và sự hội nhập trong xu thế phát triển toàn cầu hoá. Phương pháp dạy học cũ không mang lại hiệu quả cho cả người học và người dạy; không còn phù hợp. Việc đổi mới phương pháp chỉ có hiệu quả và tác động tích cực khi GV có kiến thức chuyên môn vững vàng và được trang bị những kỹ năng cần thiết về khả năng thuyết trình, hiểu biết và sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy như tin học và các trang thiết bị nghe nhìn. Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy giúp cho SV có hứng thú, dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ qua đó giúp GV chuyển tải nội dung đến SV một cách có hiệu quả nhất. Trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh các phương tiện nghe nhìn như hiệu ứng màu sắc, âm thanh, hình ảnh động GV có thể giới thiệu các khái niệm, diễn giải một quá trình, đặt các câu hỏi… bằng những minh hoạ trực quan làm cho bài giảng bớt trừu tượng. Để tiếp thu một vấn đề sẽ rất hiệu quả nếu SV vừa được nghe, được nhìn và được suy nghĩ theo logic. Do vậy, khi GV có khả năng làm chủ chuyên môn thì phương tiện nghe nhìn sẽ có tác dụng hỗ trợ giảng dạy rất tốt. Với các trợ giúp này GV dễ dàng nhấn mạnh các điểm chính của bài cũng như duy trì bài giảng một cách hứng thú và lôi cuốn người học. Sử dụng thành thạo phương tiện nghe nhìn tạo cho GV cơ hội chuẩn bị bài tốt hơn, thể hiện được sự logic và tính sáng tạo của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng phương tiện nghe nhìn phải phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể như CSVC, đối tượng, nội dung bài giảng… Trên thực tế, việc lạm dụng các phương tiện nghe nhìn đơn thuần chỉ để thay cho phương pháp giảng dạy truyền thống nhằm tiết kiệm thời gian và công sức giảng bài (khá phổ biến hiện nay) không có
nghĩa là cải tiến hay đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực mà thậm chí còn gây hiệu ứng tiêu cực và phản cảm cho SV.
Tổ bộ môn tiếng Anh có trách nhiệm tham mưu cho BGH mua những trang thiết bị dạy học, giáo trình, tài liệu học tập, sách tham khảo phù hợp với công tác giảng dạy, tổ có trách nhiệm khai thác tối đa trang thiết bị, bồi dưỡng GV kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học. Luôn kiểm tra và có kế hoạch bổ sung kịp thời những thiết bị hư, lạc hậu. Các trường đều có kết nối internet, khuyến khích GV sử dụng internet cập nhật kiến thức nước ngoài, từ đó họ sẽ học ngoại ngữ tốt hơn.
Xây dựng danh mục thiết bị tối thiểu phục vụ việc dạy và học tiếng Anh, tiêu chuẩn phòng học tiếng Anh, phòng nghe nhìn và phòng đa phương tiện. Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ về công tác sử dụng thiết bị, tính thiết thực và hiệu quả.
* Vấn đề tài liệu hỗ trợ giảng dạy, học tập cho GV và SV:
Để giải quyết vấn đề tài liệu hỗ trợ giảng dạy và học tập cho GV và SV, người QL cần có kế hoạch tăng cường các nguồn tài liệu tham khảo cho GV và SV. Trong quá trình dạy học, để GV có hoạt động dạy và SV có hoạt động học hiệu quả hơn, ngoài tài liệu đang sử dụng giảng dạy và học tập “English for Arts” cần phải có các tài liệu tiếng Anh hỗ trợ khác như chuyên luyện Nghe, Nói, Đọc, Viết và các cẩm nang luyện dịch để SV có thể dịch và đọc tài liệu chuyên ngành.
Các tài liệu đang giảng dạy tại trường và các tài liệu tham khảo khác nên in màu tạo hứng thú cho SV khi sử dụng, Thư viện liên hệ với các nhà xuất bản để được giới thiệu các ấn bản mới, tăng thêm đầu sách tham khảo cho GV và SV.
Về lâu dài, người QL cần có kế hoạch xây dựng thư viện nhỏ để lưu trữ các tài liệu phục vụ cho việc tra cứu, soạn thảo văn bản, chuẩn bị bài giảng, soạn bài của GV và học tập của SV tại Khoa kiến thức cơ bản.
Tải và biên tập lại các tài liệu học và dạy tiếng Anh từ các nguồn cho phép trên internet, thiết kế bài tập phục vụ giảng dạy, tự học. Để thực hiện công việc này cần phải có kế hoạch ngay từ đầu năm học trình BGH phê duyệt để có chế độ thù lao hoặc được tính vào chế độ NCKH đối với các GV làm công tác biên tập tài liệu.